CTTĐT - Phát huy điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, cùng với việc nhận thức rõ về nguồn lực quan trọng từ Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025, năm 2021 huyện Trấn Yên đã thực hiện 08/16 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết.
Nghị quyết 69 là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân
Ngay sau khi Nghị quyết 69 được ban hành, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền rộng rãi về nội dung cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 69 đến các đối tượng thụ hưởng là: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân để đăng ký tham gia thực hiện. Bước đầu các địa phương đã triển khai, tuyên truyền nghị quyết, tổ chức đăng ký thực hiện đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng và hiệu quả. Đến nay huyện Trấn Yên triển khai thực hiện 08/16 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 69 gồm: Chính sách hỗ trợ phát triển chè vùng thấp liên kết theo chuỗi giá trị; Chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả liên kết theo chuỗi giá trị; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng dâu, nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị; Chính sách hỗ trợ phát triển dược liệu; Chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm măng tre Bát Độ; Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; Chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc sản, hữu cơ; Chính sách hỗ trợ mô hình mới. Tổng số dự án thực hiện chính sách 10 dự án liên kết theo chuỗi giá trị với tổng kinh phí hỗ trợ được giao năm 2021 là trên 10.056 triệu đồng.
Nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi triển khai Nghị quyết, huyện Trấn Yên đã có nhiều đổi mới về hình thức tuyên truyền: Đối với cấp huyện thông tin các nội dung chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đến các đồng chí cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn thông qua hội nghị báo cáo viên cấp huyện để cán bộ lãnh đạo cơ sở tuyên truyền chỉ đạo tại địa phương; thông tin rộng rãi trên trang thông tin điện tử của huyện, hệ thống đài truyền thanh huyện. Tổ chức hội nghị triển khai các chính sách hỗ trợ đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình… Đối với cấp xã tổ chức tuyên truyền chính sách thông qua các hội nghị họp thôn; các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, các cuộc họp của các đoàn thể chính trị xã hội cấp xã, thị trấn, để thông báo tuyên truyền đến doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn biết các nội dung chính sách hỗ trợ và đăng ký tham gia thực hiện. Thông qua công tác tuyên truyền đã tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và được các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tích cực tham gia đăng ký thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái phù hợp với điều kiện, lợi thế và những sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của các địa phương, góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống, thu nhập cho người sản xuất.
Cùng với đó tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện. Các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn thường xuyên thông báo các nội dung chính sách hỗ trợ đến các xã, thị trấn, các đối tượng thụ hưởng chính sách để triển khai đăng ký nhu cầu, danh mục thực hiện các nội dung chính sách. Căn cứ vào nhu cầu đăng ký của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân, UBND các xã tổng hợp đề xuất chính sách hỗ trợ, đơn đăng ký thực hiện của các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình gửi về UBND huyện. Ủy ban nhân dân huyện phân công nhiệm vụ cụ thể và giao trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các đối tượng hỗ trợ thực hiện các nội dung theo quy định hướng dẫn.
Xã Hồng Ca là một trong những địa phương đi đầu trong triển khai Nghị quyết 69, đến nay xã đã triển khai thực hiện 03 dự án gồm: Dự án hỗ trợ phát triển cây dược liệu lá Khôi quy mô 7,5 ha có 8 hộ tham gia thực hiện ở 4 thôn: Nam Hồng, Khuôn Bổ, Đồng Đình, Hồng Hải; Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hữu cơ (đã có 2/14 cơ sở đủ điều kiện nghiệm thu); Dự án hỗ trợ phát triển sản phẩm măng tre Bát độ tại 12 thôn, với 32,7 ha, có 45 hộ tham gia. Trong đó, dự án phát triển sản phẩm măng tre Bát độ là chương trình phù hợp với lòng dân, được nhân dân đón nhận rất nhiệt tình, từng bước đem lại thu nhập cho người dân trên địa bàn xã, cây măng tre Bát độ hiện là cây trồng chủ lực của địa phương. Năm 2021, Công ty cổ phần Yên Thành đã phối hợp cùng địa phương triển khai dự án tre măng Bát độ, đến nay trên địa bàn xã Hồng Ca đã có 42,7ha tre măng Bát độ, trong đó trồng tập trung có 32,7 ha, còn lại là diện tích trồng phân tán, qua nghiệm thu tỷ lệ sống đạt trên 85%.
Cùng với các địa phương khác, nhận thức rõ động lực của Nghị quyết 69 trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, xã Hưng Khánh cũng đã triển khai thực hiện 03 dự án gồm: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chè vùng thấp liên kết theo chuỗi giá trị, chủ thể thực hiện là HTX Chè Khe Năm; dự án hỗ trợ phát triển trồng tre măng Bát độ chủ thể thực hiện là Công ty Cổ phần Yên Thành, đối tượng tham gia là các hộ gia đình, diện tích đã nghiệm thu đủ điều kiện hỗ trợ là 18,3 ha, tỷ lệ cây sống đạt 87,68%; Dự án hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hữu cơ, đã có 8 hộ đăng ký và đang thực hiện.
Thực hiện Nghị quyết 69 về hỗ trợ mô hình mới, huyện đã triển khai Dự án “Phát triển sản xuất đao riềng gắn với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến đao Quy Mông theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị”, kinh phí hỗ trợ: 620,345 triệu đồng. Đến nay đơn vị chủ trì dự án đang triển khai thực hiện các hạng mục đầu tư theo quy định; UBND xã Quy Mông đã tổ chức Hội nghị triển khai dự án để bàn các giải pháp triển khai thực hiện các nội dung thuyết minh dự án theo quy định. Thực hiện hỗ trợ phân bón thâm canh vùng đao riềng cho 187 hộ, số lượng phân bón 30 tấn. Trong thời gian tới tiếp tục thực hiện nội dung hỗ trợ máy chế biến miến để mở rộng quy mô sản xuất; xây dựng vùng đao riềng đạt tiêu chuẩn ViêtGAP, dự kiến thời gian thực hiện hoàn thành và nghiệm thu giải ngân thanh toán hỗ trợ trong tháng 11/2021.
Bên cạnh đó các dự án như: phát triển sản xuất cây ăn quả có múi liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển sản xuất trồng dâu, nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm gà đồi trên địa bàn các xã cũng được tập trung triển khai theo tiến độ.
Mặc dù mới là năm đầu triển khai Nghị quyết 69 trong cả giai đoạn 2021-2025, song có thể khẳng định Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh chính là nguồn lực giúp các hộ gia đình trên địa bàn huyện có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, hình thành lên các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, đóng góp tích cực trong công tác giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân, trở thành động lực giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa, mang lại thu nhập cao.
805 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phát huy điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, cùng với việc nhận thức rõ về nguồn lực quan trọng từ Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025, năm 2021 huyện Trấn Yên đã thực hiện 08/16 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết.Ngay sau khi Nghị quyết 69 được ban hành, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền rộng rãi về nội dung cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 69 đến các đối tượng thụ hưởng là: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân để đăng ký tham gia thực hiện. Bước đầu các địa phương đã triển khai, tuyên truyền nghị quyết, tổ chức đăng ký thực hiện đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng và hiệu quả. Đến nay huyện Trấn Yên triển khai thực hiện 08/16 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 69 gồm: Chính sách hỗ trợ phát triển chè vùng thấp liên kết theo chuỗi giá trị; Chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả liên kết theo chuỗi giá trị; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng dâu, nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị; Chính sách hỗ trợ phát triển dược liệu; Chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm măng tre Bát Độ; Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; Chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc sản, hữu cơ; Chính sách hỗ trợ mô hình mới. Tổng số dự án thực hiện chính sách 10 dự án liên kết theo chuỗi giá trị với tổng kinh phí hỗ trợ được giao năm 2021 là trên 10.056 triệu đồng.
Nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi triển khai Nghị quyết, huyện Trấn Yên đã có nhiều đổi mới về hình thức tuyên truyền: Đối với cấp huyện thông tin các nội dung chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đến các đồng chí cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn thông qua hội nghị báo cáo viên cấp huyện để cán bộ lãnh đạo cơ sở tuyên truyền chỉ đạo tại địa phương; thông tin rộng rãi trên trang thông tin điện tử của huyện, hệ thống đài truyền thanh huyện. Tổ chức hội nghị triển khai các chính sách hỗ trợ đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình… Đối với cấp xã tổ chức tuyên truyền chính sách thông qua các hội nghị họp thôn; các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, các cuộc họp của các đoàn thể chính trị xã hội cấp xã, thị trấn, để thông báo tuyên truyền đến doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn biết các nội dung chính sách hỗ trợ và đăng ký tham gia thực hiện. Thông qua công tác tuyên truyền đã tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và được các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tích cực tham gia đăng ký thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái phù hợp với điều kiện, lợi thế và những sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của các địa phương, góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống, thu nhập cho người sản xuất.
Cùng với đó tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện. Các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn thường xuyên thông báo các nội dung chính sách hỗ trợ đến các xã, thị trấn, các đối tượng thụ hưởng chính sách để triển khai đăng ký nhu cầu, danh mục thực hiện các nội dung chính sách. Căn cứ vào nhu cầu đăng ký của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân, UBND các xã tổng hợp đề xuất chính sách hỗ trợ, đơn đăng ký thực hiện của các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình gửi về UBND huyện. Ủy ban nhân dân huyện phân công nhiệm vụ cụ thể và giao trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các đối tượng hỗ trợ thực hiện các nội dung theo quy định hướng dẫn.
Xã Hồng Ca là một trong những địa phương đi đầu trong triển khai Nghị quyết 69, đến nay xã đã triển khai thực hiện 03 dự án gồm: Dự án hỗ trợ phát triển cây dược liệu lá Khôi quy mô 7,5 ha có 8 hộ tham gia thực hiện ở 4 thôn: Nam Hồng, Khuôn Bổ, Đồng Đình, Hồng Hải; Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hữu cơ (đã có 2/14 cơ sở đủ điều kiện nghiệm thu); Dự án hỗ trợ phát triển sản phẩm măng tre Bát độ tại 12 thôn, với 32,7 ha, có 45 hộ tham gia. Trong đó, dự án phát triển sản phẩm măng tre Bát độ là chương trình phù hợp với lòng dân, được nhân dân đón nhận rất nhiệt tình, từng bước đem lại thu nhập cho người dân trên địa bàn xã, cây măng tre Bát độ hiện là cây trồng chủ lực của địa phương. Năm 2021, Công ty cổ phần Yên Thành đã phối hợp cùng địa phương triển khai dự án tre măng Bát độ, đến nay trên địa bàn xã Hồng Ca đã có 42,7ha tre măng Bát độ, trong đó trồng tập trung có 32,7 ha, còn lại là diện tích trồng phân tán, qua nghiệm thu tỷ lệ sống đạt trên 85%.
Cùng với các địa phương khác, nhận thức rõ động lực của Nghị quyết 69 trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, xã Hưng Khánh cũng đã triển khai thực hiện 03 dự án gồm: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chè vùng thấp liên kết theo chuỗi giá trị, chủ thể thực hiện là HTX Chè Khe Năm; dự án hỗ trợ phát triển trồng tre măng Bát độ chủ thể thực hiện là Công ty Cổ phần Yên Thành, đối tượng tham gia là các hộ gia đình, diện tích đã nghiệm thu đủ điều kiện hỗ trợ là 18,3 ha, tỷ lệ cây sống đạt 87,68%; Dự án hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hữu cơ, đã có 8 hộ đăng ký và đang thực hiện.
Thực hiện Nghị quyết 69 về hỗ trợ mô hình mới, huyện đã triển khai Dự án “Phát triển sản xuất đao riềng gắn với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến đao Quy Mông theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị”, kinh phí hỗ trợ: 620,345 triệu đồng. Đến nay đơn vị chủ trì dự án đang triển khai thực hiện các hạng mục đầu tư theo quy định; UBND xã Quy Mông đã tổ chức Hội nghị triển khai dự án để bàn các giải pháp triển khai thực hiện các nội dung thuyết minh dự án theo quy định. Thực hiện hỗ trợ phân bón thâm canh vùng đao riềng cho 187 hộ, số lượng phân bón 30 tấn. Trong thời gian tới tiếp tục thực hiện nội dung hỗ trợ máy chế biến miến để mở rộng quy mô sản xuất; xây dựng vùng đao riềng đạt tiêu chuẩn ViêtGAP, dự kiến thời gian thực hiện hoàn thành và nghiệm thu giải ngân thanh toán hỗ trợ trong tháng 11/2021.
Bên cạnh đó các dự án như: phát triển sản xuất cây ăn quả có múi liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển sản xuất trồng dâu, nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm gà đồi trên địa bàn các xã cũng được tập trung triển khai theo tiến độ.
Mặc dù mới là năm đầu triển khai Nghị quyết 69 trong cả giai đoạn 2021-2025, song có thể khẳng định Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh chính là nguồn lực giúp các hộ gia đình trên địa bàn huyện có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, hình thành lên các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, đóng góp tích cực trong công tác giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân, trở thành động lực giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa, mang lại thu nhập cao.