CTTĐT - Qua thực tế cho thấy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua đã tạo ra những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệp, nông thôn. Các trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ thâm canh cao từng bước gắn với thị trường.
Sản phẩm mật ong đa hoa tự nhiên của hội viên nông dân xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái
Nhằm tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển, trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã áp dụng và triển khai nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chính sách của tỉnh.
Đối với chính sách về đất đai, UBND tỉnh Yên Bái đã kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ giao đất hoặc cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất phát triển trang trại để yên tâm đầu tư phát triển sản xuất lâu dài.
Các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được ủy ban nhân dân xã xem xét cho thuê đất để phát triển trang trại. Ngoài việc được xem xét tạo điều kiện giao đất trong hạn mức, các hộ gia đình còn được cho thuê đất vượt hạn mức để các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương để mở rộng sản xuất phát triển trang trại.
Cùng với việc áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, các hộ làm kinh tế trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và miễn thuế tài nguyên nước đối với chủ trang trại xây dựng các công trình thuỷ lợi, sử dụng nước mặt, nước ngầm…
Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân được vay vốn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ trong đó có chủ trang trại. Đến 30/6/2021 dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ là 10.573,4 tỷ đồng của 40.387 khách hàng, chiếm 38,1% tổng dư nợ trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong đó, cá nhân, hộ gia đình với dư nợ là 7.963,4 tỷ đồng của 40.186 khách hàng; HTX với dư nợ là 47 tỷ đồng của 14 khách hàng. Doanh nghiệp với dư nợ là 2.563 tỷ đồng của 187 khách hàng. Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn chủ yếu cho vay đối với các lĩnh vực: phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn; sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp; phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn...
Tỉnh cũng có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn như chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng; trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Cùng với đó, UBND tỉnh Yên Bái cũng có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong trang trại bằng nhiều hình thức, thông qua Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh hỗ trợ đào tạo nghề cho 65.688 lao động nông thôn trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 42.584 người (chiếm 65%).
Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và đưa các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản tại các trang trại được các chủ trang trại quan tâm đầu tư. Đến nay các trang trại đã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất như: đầu tư xây dựng chuồng trại đồng bộ, khép kín, có hệ thống điều hoà thông gió, hệ thống nước uống, cấp thức ăn tự động; một số trang trại sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm; công nghệ máy tách phân trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn; Công nghệ hệ thống sàng lọc và bể lắng trước công trình biogas...
Các trang trại thủy sản đã áp dụng phương pháp nuôi thâm canh và sử dụng một số máy móc, thiết bị như: Máy quạt nước tạo khí, máy phun mưa giúp nâng cao năng suất, giá trị sản lượng; đưa vào sản xuất bằng các giống thủy sản đặc sản, thủy sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Một số trang trại tổng hợp, trang trại trồng trọt bước đầu đã áp dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất như: Công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa; xây dựng nhà lưới, nhà màng, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng phục vụ sản xuất rau, rau quả an toàn, hoa chất lượng cao,.... Qua đó năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa được nâng lên.
Công tác thanh, kiểm tra được thực hiện thường xuyên để kịp thời phát hiện xử lý và hướng dẫn các cơ sở hoàn thiện công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý nguồn thải đạt quy chuẩn môi trường cho phép trước khi xả thải.
Trong những năm gần đây, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình xúc tiến thương mại hàng năm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tập trung vào các nội dung trọng yếu: Tăng cường thông tin thương mại, dự báo thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại... quảng bá sản phẩm, ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh: tổ chức 07 đoàn công tác của tỉnh khảo sát thị trường và xúc tiến thương mại tại Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào; Đài Loan (Trung Quốc); Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Trao đổi, thỏa thuận hợp tác, liên kết tiêu thụ, trao đổi các sản phẩm như tinh bột sắn, tinh dầu quế, măng bát độ, các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng, sứ cách điện và khoáng sản đã được khách hàng ký kết hợp đồng và tiêu thụ; ký kết 22 biên bản hợp tác, tiêu thụ sản phẩm về hàng hóa nông lâm sản giữa các doanh nghiệp 2 tỉnh Quảng Tây-Vân Nam (Trung Quốc).
Trong các năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước đã được chú trọng. Tỉnh đã tổ chức hội chợ cấp vùng năm 2012, 2017; tổ chức gian hàng của tỉnh tham gia 27 hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại trong nước; 12 phiên chợ đưa hàng Việt về các huyện, thị xã trong tỉnh hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thu hút sự quan tâm của đông đảo lượt khách đến tham quan hội chợ; đồng thời góp phần nâng cao kiến thức tiêu dùng của người dân, cách nhận biết, phân biệt hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Cùng với đó là triển khai các đề án thương mại điện điện tử (TMĐT) quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các đề án được triển khai trong giai đoạn 2014-2020 đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh tăng cường ứng dụng TMĐT, công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh. Triển khai tư vấn, hỗ trợ 1.000 lượt doanh nghiệp tham gia website thành viên trên Sàn giao dịch TMĐT Yên Bái với 1.500 lượt sản phẩm được đăng tải giới thiệu trên Sàn giao dịch TMĐT; tư vấn và hỗ trợ 200 doanh nghiệp xây dựng website TMĐT của doanh nghiệp; nâng cấp giao diện và phần mềm Sàn giao dịch TMĐT Yên Bái.
Quá đó, đã từng bước nâng cao được nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, THT và nhiều hộ kinh doanh tại nông thôn về ứng dụng TMĐT vào sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận với việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến. Từ đó chủ động đầu tư ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp có cơ hội kết nối được với khách hàng trong nước và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thế mạnh của tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, Hợp tác xã trên thị trường.
1018 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Qua thực tế cho thấy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua đã tạo ra những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệp, nông thôn. Các trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ thâm canh cao từng bước gắn với thị trường.Nhằm tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển, trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã áp dụng và triển khai nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chính sách của tỉnh.
Đối với chính sách về đất đai, UBND tỉnh Yên Bái đã kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ giao đất hoặc cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất phát triển trang trại để yên tâm đầu tư phát triển sản xuất lâu dài.
Các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được ủy ban nhân dân xã xem xét cho thuê đất để phát triển trang trại. Ngoài việc được xem xét tạo điều kiện giao đất trong hạn mức, các hộ gia đình còn được cho thuê đất vượt hạn mức để các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương để mở rộng sản xuất phát triển trang trại.
Cùng với việc áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, các hộ làm kinh tế trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và miễn thuế tài nguyên nước đối với chủ trang trại xây dựng các công trình thuỷ lợi, sử dụng nước mặt, nước ngầm…
Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân được vay vốn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ trong đó có chủ trang trại. Đến 30/6/2021 dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ là 10.573,4 tỷ đồng của 40.387 khách hàng, chiếm 38,1% tổng dư nợ trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong đó, cá nhân, hộ gia đình với dư nợ là 7.963,4 tỷ đồng của 40.186 khách hàng; HTX với dư nợ là 47 tỷ đồng của 14 khách hàng. Doanh nghiệp với dư nợ là 2.563 tỷ đồng của 187 khách hàng. Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn chủ yếu cho vay đối với các lĩnh vực: phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn; sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp; phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn...
Tỉnh cũng có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn như chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng; trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Cùng với đó, UBND tỉnh Yên Bái cũng có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong trang trại bằng nhiều hình thức, thông qua Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh hỗ trợ đào tạo nghề cho 65.688 lao động nông thôn trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 42.584 người (chiếm 65%).
Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và đưa các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản tại các trang trại được các chủ trang trại quan tâm đầu tư. Đến nay các trang trại đã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất như: đầu tư xây dựng chuồng trại đồng bộ, khép kín, có hệ thống điều hoà thông gió, hệ thống nước uống, cấp thức ăn tự động; một số trang trại sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm; công nghệ máy tách phân trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn; Công nghệ hệ thống sàng lọc và bể lắng trước công trình biogas...
Các trang trại thủy sản đã áp dụng phương pháp nuôi thâm canh và sử dụng một số máy móc, thiết bị như: Máy quạt nước tạo khí, máy phun mưa giúp nâng cao năng suất, giá trị sản lượng; đưa vào sản xuất bằng các giống thủy sản đặc sản, thủy sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Một số trang trại tổng hợp, trang trại trồng trọt bước đầu đã áp dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất như: Công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa; xây dựng nhà lưới, nhà màng, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng phục vụ sản xuất rau, rau quả an toàn, hoa chất lượng cao,.... Qua đó năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa được nâng lên.
Công tác thanh, kiểm tra được thực hiện thường xuyên để kịp thời phát hiện xử lý và hướng dẫn các cơ sở hoàn thiện công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý nguồn thải đạt quy chuẩn môi trường cho phép trước khi xả thải.
Trong những năm gần đây, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình xúc tiến thương mại hàng năm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tập trung vào các nội dung trọng yếu: Tăng cường thông tin thương mại, dự báo thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại... quảng bá sản phẩm, ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh: tổ chức 07 đoàn công tác của tỉnh khảo sát thị trường và xúc tiến thương mại tại Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào; Đài Loan (Trung Quốc); Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Trao đổi, thỏa thuận hợp tác, liên kết tiêu thụ, trao đổi các sản phẩm như tinh bột sắn, tinh dầu quế, măng bát độ, các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng, sứ cách điện và khoáng sản đã được khách hàng ký kết hợp đồng và tiêu thụ; ký kết 22 biên bản hợp tác, tiêu thụ sản phẩm về hàng hóa nông lâm sản giữa các doanh nghiệp 2 tỉnh Quảng Tây-Vân Nam (Trung Quốc).
Trong các năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước đã được chú trọng. Tỉnh đã tổ chức hội chợ cấp vùng năm 2012, 2017; tổ chức gian hàng của tỉnh tham gia 27 hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại trong nước; 12 phiên chợ đưa hàng Việt về các huyện, thị xã trong tỉnh hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thu hút sự quan tâm của đông đảo lượt khách đến tham quan hội chợ; đồng thời góp phần nâng cao kiến thức tiêu dùng của người dân, cách nhận biết, phân biệt hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Cùng với đó là triển khai các đề án thương mại điện điện tử (TMĐT) quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các đề án được triển khai trong giai đoạn 2014-2020 đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh tăng cường ứng dụng TMĐT, công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh. Triển khai tư vấn, hỗ trợ 1.000 lượt doanh nghiệp tham gia website thành viên trên Sàn giao dịch TMĐT Yên Bái với 1.500 lượt sản phẩm được đăng tải giới thiệu trên Sàn giao dịch TMĐT; tư vấn và hỗ trợ 200 doanh nghiệp xây dựng website TMĐT của doanh nghiệp; nâng cấp giao diện và phần mềm Sàn giao dịch TMĐT Yên Bái.
Quá đó, đã từng bước nâng cao được nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, THT và nhiều hộ kinh doanh tại nông thôn về ứng dụng TMĐT vào sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận với việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến. Từ đó chủ động đầu tư ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp có cơ hội kết nối được với khách hàng trong nước và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thế mạnh của tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, Hợp tác xã trên thị trường.
Các bài khác
- Khởi động Chuỗi chương trình tư vấn, cung cấp thông tin cho địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam về thị trường xuất, nhập khẩu (19/11/2021)
- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn dự Lễ tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu hiến đất, cây cối, vật kiến trúc xây dựng nông thôn mới huyện Lục Yên (18/11/2021)
- Lục Yên: Khởi công công trình “Cải tạo, nâng cấp đường Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh gắn với phát triển du lịch huyện Lục Yên” (18/11/2021)
- Yên Bái đánh giá tình hình triển khai tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 (17/11/2021)
- Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước dự Lễ công bố xã Tú Lệ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (14/11/2021)
- Công nhận xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 (14/11/2021)
- Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của cử tri về lĩnh vực bảo vệ môi trường (14/11/2021)
- Đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải làm việc với UBND tỉnh (12/11/2021)
- Công nhận xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 (12/11/2021)
- Kinh tế hợp tác góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KT-XH huyện Trấn Yên (12/11/2021)
Xem thêm »