CTTĐT - Chiều 22/12, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 và kế hoạch giai đoạn 2022-2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo Hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Tại điểm cầu Yên Bái, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự Hội nghị.
Thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Năm 2021 Bộ Thông tin và Truyền thông đã khẩn trương xây dựng và ban hành các chương trình hành động, chiến lược, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ thông qua đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khả thi đồng bộ và nhất quán trong triển khai thực hiện.
Mặc dù tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, ngành đã cố gắng phấn đấu đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Các chỉ số xếp hạng trong nhiều lĩnh vực trong ngành Thông tin và Truyền thông đều được các tổ chức quốc tế đánh giá cao: Chỉ số tích hợp phát triển bưu chính do Liên minh Bưu chính thế giới UPU công bố Việt Nam xếp thứ 47/168 quốc gia; trong lĩnh vực an toàn an ninh thông tin mạng Việt Nam đã có sự thăng tiến mạnh mẽ trong bảng xếp hạng quốc tế từ vị trí 50 (năm 2018) lên vị trí 25 của năm 2020. Doanh thu của ngành Thông tin và Truyền thông đạt 3.462.170 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra, tăng trưởng 9% so với năm 2020; số lượng thuê bao di động ước đạt trên 123 triệu thuê bao trong đó thuê bao smartphone chiếm khoảng 75%...
Đặc biệt, trong thời gian rất ngắn công cuộc chuyển đổi số Quốc gia đã được lan tỏa sâu rộng đến phạm vi toàn quốc với tốc độ nhanh chóng, tạo nên một làn sóng chuyển đổi số trên khắp các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị trên phạm vi cả nước. Trong quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã khẳng định vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển nền kinh tế số Việt Nam để thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị.
Yên Bái: Quyết tâm thực hiện chuyển đổi số
Tại tỉnh Yên Bái Năm 2021, ngành Thông tin và Truyền thông Yên Bái đã hoàn thành kế hoạch 12 chỉ tiêu của ngành, trong đó có 04 chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ và vượt so với kế hoạch năm 2021; Hoàn thành 10 nhiệm vụ trọng tâm lĩnh vực Thông tin và Truyền thông được Tỉnh ủy giao năm 2021, trong đó trên 50% các nhiệm vụ vượt kế hoạch. Đặc biệt, tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, việc này đã thể hiện quyết tâm chính trị của tỉnh trong thực hiện chuyển đổi số.
Tỉnh đã phê duyệt Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025, với 2 Dự án chính. Đến nay Dự án 1- Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái cơ bản đã hoàn thành và bắt đầu đi vào khai thác sử dụng qua đó đã cơ bản giải quyết yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số. Yên Bái cũng là một trong những tỉnh đầu tiên trong toàn quốc hoàn thành việc thống kê hộ gia đình sử dụng Smartphone phục vụ nhiệm vụ chuyển đổi số…
Phấn đấu vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử
Năm 2022, ngành Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung xây dựng Cổng dữ liệu bưu chính và cơ sở dữ liệu doanh nghiệp bưu chính; triển khai chương trình hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; thực hiện đấu giá băng tần để triển khai mạng di động 4G, 5G, triển khai thương mại mạng 5G với các thiết bị Made in Vietnam;
Năm 2022 Việt Nam phấn đấu vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử, chính phủ số trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp quốc; đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc giá trên cả 3 trụ cột chính là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó trọng tâm là phát triển các nền tảng số để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ mới cho người dân.
Năm 2022, ngành phấn đấu triển khai chiến lược kinh tế số, thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp; xây dựng và bảo vệ không gian tăng trưởng và phát triển kinh tế số dựa trên các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam….
Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu đẩy mạnh triển khai cơ sở dữ liệu, nhất là ở lĩnh vực đất đai. Năm 2022 quyết tâm đẩy mạnh cả 3 trụ cột: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số cùng với thanh toán điện tử. Tiếp tục chủ động ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trực tiếp công tác phòng, chống dịch; kế thừa, hoàn thiện, ủng hộ các nền tảng công nghệ Việt Nam.
870 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 22/12, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 và kế hoạch giai đoạn 2022-2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo Hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương. Tại điểm cầu Yên Bái, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự Hội nghị.
Thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Năm 2021 Bộ Thông tin và Truyền thông đã khẩn trương xây dựng và ban hành các chương trình hành động, chiến lược, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ thông qua đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khả thi đồng bộ và nhất quán trong triển khai thực hiện.
Mặc dù tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, ngành đã cố gắng phấn đấu đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Các chỉ số xếp hạng trong nhiều lĩnh vực trong ngành Thông tin và Truyền thông đều được các tổ chức quốc tế đánh giá cao: Chỉ số tích hợp phát triển bưu chính do Liên minh Bưu chính thế giới UPU công bố Việt Nam xếp thứ 47/168 quốc gia; trong lĩnh vực an toàn an ninh thông tin mạng Việt Nam đã có sự thăng tiến mạnh mẽ trong bảng xếp hạng quốc tế từ vị trí 50 (năm 2018) lên vị trí 25 của năm 2020. Doanh thu của ngành Thông tin và Truyền thông đạt 3.462.170 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra, tăng trưởng 9% so với năm 2020; số lượng thuê bao di động ước đạt trên 123 triệu thuê bao trong đó thuê bao smartphone chiếm khoảng 75%...
Đặc biệt, trong thời gian rất ngắn công cuộc chuyển đổi số Quốc gia đã được lan tỏa sâu rộng đến phạm vi toàn quốc với tốc độ nhanh chóng, tạo nên một làn sóng chuyển đổi số trên khắp các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị trên phạm vi cả nước. Trong quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã khẳng định vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển nền kinh tế số Việt Nam để thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị.
Yên Bái: Quyết tâm thực hiện chuyển đổi số
Tại tỉnh Yên Bái Năm 2021, ngành Thông tin và Truyền thông Yên Bái đã hoàn thành kế hoạch 12 chỉ tiêu của ngành, trong đó có 04 chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ và vượt so với kế hoạch năm 2021; Hoàn thành 10 nhiệm vụ trọng tâm lĩnh vực Thông tin và Truyền thông được Tỉnh ủy giao năm 2021, trong đó trên 50% các nhiệm vụ vượt kế hoạch. Đặc biệt, tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, việc này đã thể hiện quyết tâm chính trị của tỉnh trong thực hiện chuyển đổi số.
Tỉnh đã phê duyệt Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025, với 2 Dự án chính. Đến nay Dự án 1- Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái cơ bản đã hoàn thành và bắt đầu đi vào khai thác sử dụng qua đó đã cơ bản giải quyết yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số. Yên Bái cũng là một trong những tỉnh đầu tiên trong toàn quốc hoàn thành việc thống kê hộ gia đình sử dụng Smartphone phục vụ nhiệm vụ chuyển đổi số…
Phấn đấu vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử
Năm 2022, ngành Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung xây dựng Cổng dữ liệu bưu chính và cơ sở dữ liệu doanh nghiệp bưu chính; triển khai chương trình hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; thực hiện đấu giá băng tần để triển khai mạng di động 4G, 5G, triển khai thương mại mạng 5G với các thiết bị Made in Vietnam;
Năm 2022 Việt Nam phấn đấu vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử, chính phủ số trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp quốc; đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc giá trên cả 3 trụ cột chính là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó trọng tâm là phát triển các nền tảng số để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ mới cho người dân.
Năm 2022, ngành phấn đấu triển khai chiến lược kinh tế số, thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp; xây dựng và bảo vệ không gian tăng trưởng và phát triển kinh tế số dựa trên các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam….
Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu đẩy mạnh triển khai cơ sở dữ liệu, nhất là ở lĩnh vực đất đai. Năm 2022 quyết tâm đẩy mạnh cả 3 trụ cột: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số cùng với thanh toán điện tử. Tiếp tục chủ động ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trực tiếp công tác phòng, chống dịch; kế thừa, hoàn thiện, ủng hộ các nền tảng công nghệ Việt Nam.