CTTĐT - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV, chiều ngày 4/1, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Yên Bái phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ
Chủ trì phiên thảo luận tổ tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Yên Bái. Tham dự phiên thảo luận có đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, lãnh đạo ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu tập trung thảo luận sâu về sự cần thiết thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; quan điểm định hướng. Đồng thời tham gia ý kiến về một số nội dung cụ thể về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, về huy động và phân bổ nguồn lực, về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng, có quy mô lớn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận phát biểu tại phiên thảo luận
Trong phiên thảo luận tại tổ, các đại biểu cơ bản nhất trí cao với sự cần thiết triển khai, thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ để cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng, khắc phục những khó khăn, hạn chế do dịch COVID-19 tác động, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, kinh tế - xã hội của đất nước trong 2 năm qua. Tuy nhiên, để các chính sách tài khóa, tiền tệ được phát huy tốt và hiệu quả cao nhất, các đại biểu đề nghị Chính phủ bổ sung phần đánh giá tác động đầy đủ nhiều chiều đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô, lạm phát, nợ xấu, thu hút đầu tư... cũng như tính khả thi trong thời gian 2 năm thực hiện chương trình; có kế hoạch dự báo, chiến lược, bền vững trong bối cảnh hiện nay, đánh giá tổng thể nhu cầu hỗ trợ của người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế để triển khai các chính sách đạt kết quả cao nhất. Về nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, các đại biểu đề nghị Chính phủ ban hành hướng dẫn cụ thể định mức, đối tượng thụ hưởng để tránh việc lợi dụng chính sách, trục lợi cá nhân; đề nghị rà soát, bố trí bổ sung vốn của chương trình cho các dự án trọng điểm đang triển khai thực hiện, có tính liên kết vùng để tạo động lực lan tỏa, nhất là các dự án giao thông kết nối khu vực miền núi phía Bắc. Việc sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích để thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em” cần ưu tiên trẻ em vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, biên cương, hải đảo, mở rộng đến đối tượng là trẻ em thuộc hộ cận nghèo, các vùng khác cần huy động nguồn xã hội hóa. Đề nghị Chính phủ cần có quy định rõ đối tượng, phạm vi, điều kiện vay vốn từ gói hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ đồng, bảo đảm việc kiểm soát chặt chẽ, tránh tình trạng trục lợi chính sách, hơn nữa cần có quy định hướng dẫn cụ thể, đơn giản hóa các thủ tục để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh dễ dàng tiếp cận chính sách hỗ trợ.
Các ý kiến đóng góp của đại biểu được Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp, trình Quốc hội xem xét.
758 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV, chiều ngày 4/1, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chủ trì phiên thảo luận tổ tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Yên Bái. Tham dự phiên thảo luận có đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, lãnh đạo ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu tập trung thảo luận sâu về sự cần thiết thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; quan điểm định hướng. Đồng thời tham gia ý kiến về một số nội dung cụ thể về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, về huy động và phân bổ nguồn lực, về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng, có quy mô lớn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận phát biểu tại phiên thảo luận
Trong phiên thảo luận tại tổ, các đại biểu cơ bản nhất trí cao với sự cần thiết triển khai, thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ để cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng, khắc phục những khó khăn, hạn chế do dịch COVID-19 tác động, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, kinh tế - xã hội của đất nước trong 2 năm qua. Tuy nhiên, để các chính sách tài khóa, tiền tệ được phát huy tốt và hiệu quả cao nhất, các đại biểu đề nghị Chính phủ bổ sung phần đánh giá tác động đầy đủ nhiều chiều đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô, lạm phát, nợ xấu, thu hút đầu tư... cũng như tính khả thi trong thời gian 2 năm thực hiện chương trình; có kế hoạch dự báo, chiến lược, bền vững trong bối cảnh hiện nay, đánh giá tổng thể nhu cầu hỗ trợ của người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế để triển khai các chính sách đạt kết quả cao nhất. Về nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, các đại biểu đề nghị Chính phủ ban hành hướng dẫn cụ thể định mức, đối tượng thụ hưởng để tránh việc lợi dụng chính sách, trục lợi cá nhân; đề nghị rà soát, bố trí bổ sung vốn của chương trình cho các dự án trọng điểm đang triển khai thực hiện, có tính liên kết vùng để tạo động lực lan tỏa, nhất là các dự án giao thông kết nối khu vực miền núi phía Bắc. Việc sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích để thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em” cần ưu tiên trẻ em vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, biên cương, hải đảo, mở rộng đến đối tượng là trẻ em thuộc hộ cận nghèo, các vùng khác cần huy động nguồn xã hội hóa. Đề nghị Chính phủ cần có quy định rõ đối tượng, phạm vi, điều kiện vay vốn từ gói hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ đồng, bảo đảm việc kiểm soát chặt chẽ, tránh tình trạng trục lợi chính sách, hơn nữa cần có quy định hướng dẫn cụ thể, đơn giản hóa các thủ tục để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh dễ dàng tiếp cận chính sách hỗ trợ.
Các ý kiến đóng góp của đại biểu được Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp, trình Quốc hội xem xét.