CTTĐT - Năm 2021 là năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội, song Đoàn ĐBQH tỉnh và các đại biểu Quốc hội tỉnh đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tích cực tham gia xây dựng các dự án luật
Căn cứ Chương trình công tác, Đoàn ĐBQH tỉnh đã xây dựng Quy chế hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh; phối hợp xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động 4 cơ quan: Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, giai đoạn 2021 - 2026. Lấy ý kiến tham gia bằng văn bản các đại biểu Quốc hội trong Đoàn, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, các chuyên gia đối với 08 dự án luật, pháp lệnh.
Hoạt động giám sát có sự đổi mới cả về hình thức và phương pháp giám sát; thực hiện việc giám sát tại thực địa, cơ sở trước khi tiến hành giám sát tại các cơ quan, ban, ngành liên quan của tỉnh. Công tác phối hợp với HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các cơ quan có liên quan trong công tác giám sát của Đoàn được chú trọng nên chất lượng giám sát ngày càng được nâng lên, đi vào chiều sâu và đạt được mục đích, yêu cầu, tiến độ đề ra.
Đã tổ chức giám sát 02 chuyên đề theo Nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2021 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và 01 khảo sát chuyên đề của Đoàn đảm bảo đúng thời gian, hiệu quả theo mục tiêu đề ra. Qua các đợt giám sát đã tổng hợp ý kiến (gồm cả nhóm vấn đề) kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan xem xét, giải quyết những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời tiếp thu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách có liên quan đến các chuyên đề giám sát nhằm đưa chính sách pháp luật của nhà nước có hiệu quả hơn trong thực tiễn; đồng thời, tổng hợp các ý kiến (gồm cả nhóm vấn đề) kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh và một số các sở ngành có liên quan để kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình tổ chức và triển khai thực hiện các chính sách.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri trước, sau kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV; sau kỳ họp thứ nhất, trước và sau kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV với các hình thức trực tuyến, trực tiếp, trực tuyến kết hợp với trực tiếp của đại biểu Quốc hội tại 15 điểm (gồm 54 xã, phường, thị trấn) của 09/09 huyện, thị, thành phố với sự tham dự của trên 2.500 cử tri trong tỉnh. Đặc biệt, lần đầu tiên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề với 221 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối với 08 điểm cầu tại toàn bộ 08 huyện, thị xã còn lại của tỉnh; có 104 lượt cử tri phát biểu ý kiến, trong đó 80 ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương đã được lãnh đạo tỉnh, huyện trực tiếp trả lời cử tri tại hội nghị và 24 ý kiến, kiến nghị thuộc lĩnh vực Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành trung ương đã được Đoàn tổng hợp gửi đến các cơ quan theo thẩm quyền. Đến nay các kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái tại kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa XV thuộc trách nhiệm của các Bộ, ngành ở Trung ương đều đã có văn bản trả lời và được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp gửi tới các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh; các sở, ngành, địa phương trong tỉnh và các cơ quan báo chí của tỉnh để thông tin rộng rãi, kịp thời tới cử tri.
Công tác tiếp công dân; tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện đúng theo quy định. Trong năm đã tiếp 103 lượt công dân/119 vụ việc, tiếp nhận 45 đơn thư trong đó 21 đơn khiếu nại, 07 đơn tố cáo; 17 đơn kiến nghị, phản ánh. Sau khi nghiên cứu phân loại chuyển 01 đơn thư tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, xếp lưu 44 đơn do số đơn trên không thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định. Xây dựng và ban hành báo cáo công tác Dân nguyện hàng tháng; báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi Ban Dân nguyện theo quy định.
Trên cơ sở kết quả đạt được, trong năm 2022 các ĐBQH và Đoàn ĐBQH tiếp tục chủ động nghiên cứu các nội dung kỳ họp, thực hiện phương thức phân công chi tiết trách nhiệm của các đại biểu tại các kỳ họp; tăng cường tổ chức các hội nghị lấy ý kiến, tham vấn trước kỳ họp, nhất là đối với các dự án luật, các nghị quyết lớn, quan trọng về kinh tế xã hội để nâng cao chất lượng ý kiến tại các kỳ họp. Tiếp tục thực hiện phương thức mời các ban của HĐND, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND và lãnh đạo các sở, ngành tham gia các phiên họp của Quốc hội, nhất là các phiên thảo luận tại tổ theo hình thức trực tuyến. Đối với công tác khảo sát, giám sát cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công tác khảo sát, giám sát tại các Kỳ họp; hoạt động giám sát thường xuyên tập trung vào việc giám sát hoạt động của HĐND, UBND, việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; thực hiện nghiêm túc đầy đủ các cuộc giám sát của Quốc hội và giám sát chuyên đề của Đoàn.
Cùng với đó, Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, thường lệ các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp của Quốc hội và các cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề; tích cực đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri. Các ĐBQH tích cực tham gia các hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, tham gia các hoạt động khác theo quy chế phối hợp với các cơ quan. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đảm bảo tối đa các điều kiện cho ĐBQH và Đoàn ĐBQH; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
895 lượt xem
CTV: Việt Linh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2021 là năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội, song Đoàn ĐBQH tỉnh và các đại biểu Quốc hội tỉnh đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra.Căn cứ Chương trình công tác, Đoàn ĐBQH tỉnh đã xây dựng Quy chế hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh; phối hợp xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động 4 cơ quan: Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, giai đoạn 2021 - 2026. Lấy ý kiến tham gia bằng văn bản các đại biểu Quốc hội trong Đoàn, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, các chuyên gia đối với 08 dự án luật, pháp lệnh.
Hoạt động giám sát có sự đổi mới cả về hình thức và phương pháp giám sát; thực hiện việc giám sát tại thực địa, cơ sở trước khi tiến hành giám sát tại các cơ quan, ban, ngành liên quan của tỉnh. Công tác phối hợp với HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các cơ quan có liên quan trong công tác giám sát của Đoàn được chú trọng nên chất lượng giám sát ngày càng được nâng lên, đi vào chiều sâu và đạt được mục đích, yêu cầu, tiến độ đề ra.
Đã tổ chức giám sát 02 chuyên đề theo Nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2021 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và 01 khảo sát chuyên đề của Đoàn đảm bảo đúng thời gian, hiệu quả theo mục tiêu đề ra. Qua các đợt giám sát đã tổng hợp ý kiến (gồm cả nhóm vấn đề) kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan xem xét, giải quyết những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời tiếp thu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách có liên quan đến các chuyên đề giám sát nhằm đưa chính sách pháp luật của nhà nước có hiệu quả hơn trong thực tiễn; đồng thời, tổng hợp các ý kiến (gồm cả nhóm vấn đề) kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh và một số các sở ngành có liên quan để kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình tổ chức và triển khai thực hiện các chính sách.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri trước, sau kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV; sau kỳ họp thứ nhất, trước và sau kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV với các hình thức trực tuyến, trực tiếp, trực tuyến kết hợp với trực tiếp của đại biểu Quốc hội tại 15 điểm (gồm 54 xã, phường, thị trấn) của 09/09 huyện, thị, thành phố với sự tham dự của trên 2.500 cử tri trong tỉnh. Đặc biệt, lần đầu tiên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề với 221 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối với 08 điểm cầu tại toàn bộ 08 huyện, thị xã còn lại của tỉnh; có 104 lượt cử tri phát biểu ý kiến, trong đó 80 ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương đã được lãnh đạo tỉnh, huyện trực tiếp trả lời cử tri tại hội nghị và 24 ý kiến, kiến nghị thuộc lĩnh vực Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành trung ương đã được Đoàn tổng hợp gửi đến các cơ quan theo thẩm quyền. Đến nay các kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái tại kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa XV thuộc trách nhiệm của các Bộ, ngành ở Trung ương đều đã có văn bản trả lời và được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp gửi tới các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh; các sở, ngành, địa phương trong tỉnh và các cơ quan báo chí của tỉnh để thông tin rộng rãi, kịp thời tới cử tri.
Công tác tiếp công dân; tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện đúng theo quy định. Trong năm đã tiếp 103 lượt công dân/119 vụ việc, tiếp nhận 45 đơn thư trong đó 21 đơn khiếu nại, 07 đơn tố cáo; 17 đơn kiến nghị, phản ánh. Sau khi nghiên cứu phân loại chuyển 01 đơn thư tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, xếp lưu 44 đơn do số đơn trên không thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định. Xây dựng và ban hành báo cáo công tác Dân nguyện hàng tháng; báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi Ban Dân nguyện theo quy định.
Trên cơ sở kết quả đạt được, trong năm 2022 các ĐBQH và Đoàn ĐBQH tiếp tục chủ động nghiên cứu các nội dung kỳ họp, thực hiện phương thức phân công chi tiết trách nhiệm của các đại biểu tại các kỳ họp; tăng cường tổ chức các hội nghị lấy ý kiến, tham vấn trước kỳ họp, nhất là đối với các dự án luật, các nghị quyết lớn, quan trọng về kinh tế xã hội để nâng cao chất lượng ý kiến tại các kỳ họp. Tiếp tục thực hiện phương thức mời các ban của HĐND, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND và lãnh đạo các sở, ngành tham gia các phiên họp của Quốc hội, nhất là các phiên thảo luận tại tổ theo hình thức trực tuyến. Đối với công tác khảo sát, giám sát cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công tác khảo sát, giám sát tại các Kỳ họp; hoạt động giám sát thường xuyên tập trung vào việc giám sát hoạt động của HĐND, UBND, việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; thực hiện nghiêm túc đầy đủ các cuộc giám sát của Quốc hội và giám sát chuyên đề của Đoàn.
Cùng với đó, Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, thường lệ các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp của Quốc hội và các cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề; tích cực đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri. Các ĐBQH tích cực tham gia các hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, tham gia các hoạt động khác theo quy chế phối hợp với các cơ quan. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đảm bảo tối đa các điều kiện cho ĐBQH và Đoàn ĐBQH; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo quy định.