CTTĐT - Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên với sự chủ động, thích ứng linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, Yên Bái đã bảo vệ “vùng xanh” an toàn, tạo động lực để các doanh nghiệp thích ứng khôi phục hoạt động. Nhờ đó sản xuất công nghiệp không chỉ giữ vững được nhịp độ sản xuất mà còn có mức tăng trưởng khá, tạo đà phát triển cho năm 2022.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan các sản phẩm quế của HTX Quế hồi Đào Thịnh.
Chính quyền, doanh nghiệp cùng đồng hành "vượt bão"
Đợt dịch Covid lần thứ 4 bùng phát từ tháng 4/2021 tiếp tục có những tác động tiêu cực đến tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, một số nhà máy, xí nghiệp phải tạm dừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn thực hiện các biện pháp mang tính tình thế để duy trì sản xuất; nghẽn việc cung ứng nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển hàng hóa thành phẩm...Trước những khó khăn đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, linh hoạt sáng tạo trong phòng chống dịch, chủ động triển khai nhiều giải pháp phù hợp với tình hình để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động sản xuất công nghiệp.
Tỉnh Yên Bái yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải đảm bảo kiểm soát tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của tỉnh. Thực hiện linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh như chia ca sản xuất, ca ăn; vệ sinh khử khuẩn môi trường hàng ngày sau mỗi ca sản xuất, ca ăn; đảm bảo công tác an toàn thực phẩm; chủ động, sẵn sàng phương án cách ly tập trung cho người lao động tại doanh nghiệp trong trường hợp xuất hiện dịch bệnh trong doanh nghiệp.
Cùng với đó, Tỉnh đã thành lập Tổ công tác của tỉnh và yêu cầu các địa phương cùng thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; triển khai kịp thời, đầy đủ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, các thủ tục qua dịch vụ công ích; triển khai hỗ trợ chính sách về tín dụng, thuế, phí, lệ phí; chính sách về bảo hiểm xã hội, lao động việc làm; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thương mại điện tử, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; xuất, lưu thông hàng hóa, khắc phục tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng; mở rộng thị trường, tập trung khai thác thị trường nội địa, nắm cơ hội kinh doanh mới.
Tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch để duy trì sản xuất. Công ty Cổ phần Khoáng sản công nghiệp Yên Bái thuộc Khu công nghiệp phía Nam luôn tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế và chính quyền địa phương, Ban quản lý các khu CN; tổ chức đo thân nhiệt cho công nhân trước khi vào ca, đồng thời quán triệt công nhân không đi đám cưới, không đi đám hiếu, không tụ tập đông người...Nếu công nhân nào vẫn cố tình không chấp hành mà không may mắc COVID-19, công ty sẽ cho nghỉ việc không lương.
Bà Bùi Thị Sửu - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: “Để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, công tác chống dịch trong các doanh nghiệp đã được đặt lên hàng đầu. Cùng với đó các doanh nghiệp đã chú trọng khai thác thị trường trong tỉnh, trong nước, mở rộng thị trường các nước Trung Đông, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Từ đó đã đổi mới cách thức tiếp cận thị trường bằng việc tăng cường liên kết sử dụng các sản phẩm được sản xuất tại địa phương, cùng nhau vượt qua khó khăn.
Nhờ sự đồng hành của chính quyền và doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp đã vượt qua bão dịch, đảm bảo giữ vững nhịp độ sản xuất và có mức tăng trưởng cao.
Giữ vững nhịp tăng trưởng, lạc quan, đón cơ hội 2022
Theo báo cáo Sở Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2021 ước đạt 19.440 tỷ đồng, tăng 12,26% so với cùng kỳ năm 2020, ước tính theo giá so sánh 2010 đạt 14.210 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành cả năm 2021 ước tăng 9,15% so với cùng kỳ năm 2020. Trong các ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 18,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,5%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 6,82%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,42%...
Hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần An Phú, khu công nghiệp phía Nam, thành phố Yên Bái
Yên Bái được đánh giá là một địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao so với cùng kỳ. Theo Sở Công Thương, tình hình sản xuất công nghiệp năm 2021 đạt kết quả tốt nhờ động lực từ một số sản phẩm chủ lực được mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, một số nhà máy, dự án mới đi vào hoạt động cũng đã gia tăng sản lượng đóng góp cho tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm thường xuyên cho người lao động như: Công ty TNHH Đá Cẩm thạch RK Việt Nam; Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái; Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An; Công ty cổ phần khoáng sản Red stone; Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn; Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái; Công ty cổ phần thuỷ điện Thác Bà, Công ty TNHH DAE SEUNG…
Thời cơ rộng luôn mở sau đại dịch, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đón bắt được cơ hội. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các ngành, địa phương, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động trong việc tiếp cận thị trường, tìm các giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp để thích ứng với tình hình mới.
Với mục tiêu phấn đấu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trên 9%, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 15.500 tỷ đồng, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TU ngày 24/2/2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021-2025; Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025. Tập trung hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án sản xuất công nghiệp, thủy điện, điện mặt trời, điện sinh khối… trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh thu hút đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp theo hướng giao thông thuận tiện, kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, trọng tâm là Khu công nghiệp Trấn Yên, Cụm công nghiệp Phú Thịnh 1, Phú Thịnh 2 và Cụm công nghiệp Hợp Minh. Xúc tiến, thu hút đầu tư có hiệu quả các dự án công nghiệp quy mô lớn, các dự án chế biên sâu, tạo giá trị gia tăng cao, tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, công nghiệp phụ trợ, may mặc, năng lượng tái tạo.
1431 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên với sự chủ động, thích ứng linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, Yên Bái đã bảo vệ “vùng xanh” an toàn, tạo động lực để các doanh nghiệp thích ứng khôi phục hoạt động. Nhờ đó sản xuất công nghiệp không chỉ giữ vững được nhịp độ sản xuất mà còn có mức tăng trưởng khá, tạo đà phát triển cho năm 2022.Chính quyền, doanh nghiệp cùng đồng hành "vượt bão"
Đợt dịch Covid lần thứ 4 bùng phát từ tháng 4/2021 tiếp tục có những tác động tiêu cực đến tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, một số nhà máy, xí nghiệp phải tạm dừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn thực hiện các biện pháp mang tính tình thế để duy trì sản xuất; nghẽn việc cung ứng nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển hàng hóa thành phẩm...Trước những khó khăn đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, linh hoạt sáng tạo trong phòng chống dịch, chủ động triển khai nhiều giải pháp phù hợp với tình hình để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động sản xuất công nghiệp.
Tỉnh Yên Bái yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải đảm bảo kiểm soát tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của tỉnh. Thực hiện linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh như chia ca sản xuất, ca ăn; vệ sinh khử khuẩn môi trường hàng ngày sau mỗi ca sản xuất, ca ăn; đảm bảo công tác an toàn thực phẩm; chủ động, sẵn sàng phương án cách ly tập trung cho người lao động tại doanh nghiệp trong trường hợp xuất hiện dịch bệnh trong doanh nghiệp.
Cùng với đó, Tỉnh đã thành lập Tổ công tác của tỉnh và yêu cầu các địa phương cùng thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; triển khai kịp thời, đầy đủ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, các thủ tục qua dịch vụ công ích; triển khai hỗ trợ chính sách về tín dụng, thuế, phí, lệ phí; chính sách về bảo hiểm xã hội, lao động việc làm; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thương mại điện tử, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; xuất, lưu thông hàng hóa, khắc phục tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng; mở rộng thị trường, tập trung khai thác thị trường nội địa, nắm cơ hội kinh doanh mới.
Tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch để duy trì sản xuất. Công ty Cổ phần Khoáng sản công nghiệp Yên Bái thuộc Khu công nghiệp phía Nam luôn tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế và chính quyền địa phương, Ban quản lý các khu CN; tổ chức đo thân nhiệt cho công nhân trước khi vào ca, đồng thời quán triệt công nhân không đi đám cưới, không đi đám hiếu, không tụ tập đông người...Nếu công nhân nào vẫn cố tình không chấp hành mà không may mắc COVID-19, công ty sẽ cho nghỉ việc không lương.
Bà Bùi Thị Sửu - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: “Để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, công tác chống dịch trong các doanh nghiệp đã được đặt lên hàng đầu. Cùng với đó các doanh nghiệp đã chú trọng khai thác thị trường trong tỉnh, trong nước, mở rộng thị trường các nước Trung Đông, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Từ đó đã đổi mới cách thức tiếp cận thị trường bằng việc tăng cường liên kết sử dụng các sản phẩm được sản xuất tại địa phương, cùng nhau vượt qua khó khăn.
Nhờ sự đồng hành của chính quyền và doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp đã vượt qua bão dịch, đảm bảo giữ vững nhịp độ sản xuất và có mức tăng trưởng cao.
Giữ vững nhịp tăng trưởng, lạc quan, đón cơ hội 2022
Theo báo cáo Sở Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2021 ước đạt 19.440 tỷ đồng, tăng 12,26% so với cùng kỳ năm 2020, ước tính theo giá so sánh 2010 đạt 14.210 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành cả năm 2021 ước tăng 9,15% so với cùng kỳ năm 2020. Trong các ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 18,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,5%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 6,82%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,42%...
Hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần An Phú, khu công nghiệp phía Nam, thành phố Yên Bái
Yên Bái được đánh giá là một địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao so với cùng kỳ. Theo Sở Công Thương, tình hình sản xuất công nghiệp năm 2021 đạt kết quả tốt nhờ động lực từ một số sản phẩm chủ lực được mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, một số nhà máy, dự án mới đi vào hoạt động cũng đã gia tăng sản lượng đóng góp cho tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm thường xuyên cho người lao động như: Công ty TNHH Đá Cẩm thạch RK Việt Nam; Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái; Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An; Công ty cổ phần khoáng sản Red stone; Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn; Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái; Công ty cổ phần thuỷ điện Thác Bà, Công ty TNHH DAE SEUNG…
Thời cơ rộng luôn mở sau đại dịch, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đón bắt được cơ hội. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các ngành, địa phương, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động trong việc tiếp cận thị trường, tìm các giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp để thích ứng với tình hình mới.
Với mục tiêu phấn đấu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trên 9%, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 15.500 tỷ đồng, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TU ngày 24/2/2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021-2025; Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025. Tập trung hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án sản xuất công nghiệp, thủy điện, điện mặt trời, điện sinh khối… trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh thu hút đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp theo hướng giao thông thuận tiện, kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, trọng tâm là Khu công nghiệp Trấn Yên, Cụm công nghiệp Phú Thịnh 1, Phú Thịnh 2 và Cụm công nghiệp Hợp Minh. Xúc tiến, thu hút đầu tư có hiệu quả các dự án công nghiệp quy mô lớn, các dự án chế biên sâu, tạo giá trị gia tăng cao, tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, công nghiệp phụ trợ, may mặc, năng lượng tái tạo.