Đảng ta luôn xác định báo chí, xuất bản là bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, văn hóa, là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ảnh minh họa
BÁO CHÍ XUẤT BẢN – BỘ PHẬN QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG – VĂN HÓA
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn quan tâm đến công tác báo chí, xuất bản. Mỗi giai đoạn lịch sử, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, Đảng ta đều có chủ trương, giải pháp phù hợp để chỉ đạo, định hướng và tạo điều kiện cho báo chí, xuất bản phát triển.
Bước vào thời kỳ đổi mới, hoạt động báo chí, xuất bản ở nước ta có sự chuyển mình mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thông qua các ấn phẩm báo chí và xuất bản phẩm với phạm vi ảnh hưởng sâu rộng, thường xuyên, liên tục, những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được phổ biến đến đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Là một binh chủng trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, báo chí, xuất bản còn là vũ khí sắc bén đấu tranh, phản bác, chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, chính trị, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. báo chí, xuất bản còn là lực lượng tiên phong trong công cuộc đấu tranh phòng chống, chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.
Và cao hơn, với khả năng phản ánh và nêu gương, báo chí, xuất bản còn đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, tâm hồn con người Việt Nam; tuyên truyền nhân rộng những điển hình tiên tiến trong thực tiễn cuộc sống, những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, báo chí, xuất bản bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, sự đồng thuận của xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ; thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở trong nước và quốc tế, là diễn đàn tin cậy của nhân dân.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông ngày càng hiện đại hóa, tốc độ đường truyền và khả năng tiếp cận thông tin trở nên nhanh chóng, thuận lợi trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu, hoạt động báo chí, xuất bản đang bộc lộ những những vấn đề mới, phát sinh khó kiểm soát dẫn đến những hệ lụy phức tạp: Tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích, nhất là đối với các tạp chí điện tử trực thuộc Hội, thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép; thông tin thiếu chọn lọc, nặng về phản ánh mặt trái, tiêu cực của xã hội; nhiều nội dung tin, bài giật tít phản cảm, chưa coi trọng chức năng tuyên truyền, giáo dục, định hướng, vẫn chạy theo xu hướng “giật gân”, câu khách; tình trạng đăng tải tin, bài theo nội dung đơn, thư của tổ chức, cá nhân, khai thác thông tin từ mạng xã hội nhưng chưa làm tốt việc thẩm định, kiểm chứng nguồn tin nên đã cho đăng tải thông tin không chính xác, hoặc sai sự thật, gây bức xúc trong dư luận xã hội, tình trạng phóng viên tham gia mạng xã hội có những phát biểu, bài viết về một số vấn đề nóng, vụ việc tiêu cực trái quan điểm chỉ đạo, có xu hướng kích động, gây nhiễu dư luận.
Tình trạng vi phạm về nội dung xuất bản phẩm, vi phạm bản quyền trong hoạt động xuất bản đáng quan tâm. Tính chất, mức độ vi phạm có biểu hiện nghiêm trọng trong đó có các đầu sách liên quan trực tiếp đến tư tưởng chính trị, tập trung vào các vấn đề như: Nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan, thiếu cơ sở khoa học về lịch sử, chính trị, đối ngoại, về đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; thông tin không chính xác về các sự kiện lịch sử, miêu tả những chi tiết gợi dục, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục; thông tin về phong thủy, gắn với yếu tố tâm linh không có sự kiểm chứng, không có cơ sở khoa học. Từ đó, xuất hiện hiện tượng “tô hồng”, “bôi đen”, thông tin sai lệch bản chất, thổi phồng yếu tố mới lạ, những thông tin chi tiết ngoài lề, gán ghép khiên cưỡng những chi tiết nhỏ nhặt, rời rạc không phải là chủ đề tư tưởng chính của tác phẩm, triệt để khai thác cả kênh báo chí và mạng xã hội để dẫn dắt dư luận, khêu gợi sự tò mò nhằm lăng xê cuốn sách trong thực tế lại rất ít có tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật “đỉnh cao”.
Những nội dung hạn chế của báo chí, xuất bản đã tạo điều kiện cho các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, chống đối lợi dụng truyền thông báo chí, xuất bản để làm công cụ truyền bá các quan điểm sai trái, tấn công vào nền tảng chính trị của Đảng, khiến một bộ phận công chúng có những nhận thức sai lệch, ảnh hưởng đến tâm lý cộng đồng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần của người dân.
NỖ LỰC XÂY DỰNG NỀN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN CHUYÊN NGHIỆP, NHÂN VĂN, HIỆN ĐẠI
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ phải: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực hiện tốt việc quy hoạch, sắp xếp hợp lý hệ thống báo chí, truyền thông. Rà soát quy hoạch ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hoá. Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”; “Coi trọng kiểm tra, giám sát trong Đảng kết hợp với phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên thực hiện các quy định nêu gương”.
Đây vừa là mục tiêu, nhiệm vụ, đồng thời cũng là chiến lược của cả hệ thống báo chí, xuất bản. Thực chất nội dung này chính là tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 01/8/2007 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới và Chỉ thị 42 -CT/TW của Ban Bí thư khóa X “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”. Bám sát tinh thần chỉ đạo của Văn kiện, thời gian tới để báo chí, xuất bản làm tốt nhiệm vụ của mình, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của Nhân dân; tích cực xây dựng phong trào thi đua yêu nước, xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị con người, hệ giá trị gia đình…; tích cực đấu tranh phòng, chống các tệ nạn, tiêu cực xã hội, các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu; phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ một cách kịp thời, sâu rộng, hiệu quả.
Phát triển hệ thống báo chí, xuất bản chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại chính là xây dựng, củng cố một công cụ của Đảng trong giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ văn hóa và nhận thức chính trị cho Nhân dân, động viên, cổ vũ sức mạnh to lớn của Nhân dân; hun đúc lòng yêu nước, truyền thống văn hóa dân tộc, truyền cảm hứng và khơi dậy khát vọng cống hiến trong Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
|
Để báo chí, xuất bản thực sự là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước trong thời gian tới, lực lượng làm công tác báo chí, xuất bản cần quan tâm triển khai thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, xây dựng nền báo chí, xuất bản chuyên nghiệp
Đội ngũ người làm báo chí, xuất bản phải có kiến thức chuyên môn, có năng lực, trung thực liêm chính, luôn thực hiện tốt 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo; luôn có trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân đối với tác phẩm, sản phẩm của mình. Những người làm công tác báo chí, xuất bản phải luôn bản lĩnh, dũng cảm, tỉnh táo, tâm huyết, thấu hiểu, để chuyển tải thông tin đến bạn đọc, công chúng.
Đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần không ngừng rèn luyện trí lực, bút lực, đạo đức nghề nghiệp, đổi mới tư duy, phương pháp, cách thức hoạt động, nỗ lực sáng tạo, cũng như trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng, công nghệ để có thể sáng tạo ra những tác phẩm báo chí, xuất bản có chất lượng tốt, hấp dẫn, định hướng dư luận đúng đắn, kịp thời, góp phần thực hiện được sứ mệnh cao cả của báo chí, xuất bản.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản phải nhanh nhạy, có bản lĩnh chính trị và trình độ hiểu biết rộng, có kỹ năng nghề nghiệp, am hiểu công nghệ để chỉ đạo báo chí, xuất bản vào cuộc một cách kịp thời, chuẩn xác, tỉnh táo, nhất là đối với những vấn đề bức xúc, nhạy cảm hoặc những quyết định lớn, hệ trọng của đất nước.
Xây dựng và hoàn thiện quy chế, tiêu chuẩn trong quy trình nghiệp vụ xuất bản vươn lên theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp và từng bước hiện đại từ kế hoạch xuất bản, tổ chức bản thảo, quy trình biên tập đến hoàn thành để có sản phẩm báo chí, xuất bản giá trị.
Thứ hai, xây dựng nền báo chí, xuất bản nhân văn
Mỗi nhà báo, người làm công tác xuất bản phải tích lũy về kiến thức và kinh nghiệm; thể hiện tính nhân văn phải xuất phát từ cái tâm của người làm báo chí, xuất bản và từ những thái độ, kỹ năng trong tác nghiệp, có thái độ và hành vi chuẩn mực, phản ánh trung thực đời sống văn hóa, xã hội, vừa phê phán, vừa có thể chia sẻ, cảm thông, không a dua, “té nước theo mưa”, “đánh hội đồng”; xuất bản những tác phẩm đỉnh cao về nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện...
Người làm báo chí, xuất bản phải luôn xác định nhiệm vụ chính trị của mình là góp phần bảo đảm công bằng, phát triển và tiến bộ xã hội; bảo vệ lợi ích chính đáng và đấu tranh vì hạnh phúc của đông đảo nhân dân cũng như lợi ích của đất nước.
Thứ ba, xây dựng nền báo chí, xuất bản hiện đại
Thực hiện tốt quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản để cơ quan báo chí, xuất bản đủ lực, tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Các cơ quan báo chí cần xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện. Sản xuất nội dung báo chí, xuất bản chất lượng cao, ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất, điều hướng nội dung, tận dụng số hóa để tạo ra các sản phẩm báo chí, xuất bản chất lượng, hấp dẫn; tạo những tiện ích tốt nhất cho độc giả trong tiếp cận, sử dụng thông tin, lan tỏa, chiếm lĩnh vị thế so với thông tin trên mạng xã hội, giữ vững vai trò là dòng thông tin chủ lưu quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Các cơ quan báo chí cần nâng cao cảnh giác và thường xuyên chuyển đổi cách thức kiểm soát các thông tin, bình luận khi tham gia, cập nhật thông tin lên mạng xã hội.
Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí, xuất bản để tiếp cận và tiếp thu (có chọn lọc) cách làm báo chí, xuất bản hiện đại của thế giới; bắt kịp và ứng dụng kịp thời tiến bộ của khoa học - công nghệ vào hoạt động báo chí, xuất bản.
Xây dựng ngành xuất bản độc lập, tự chủ, hiện đại, nâng cao chất lượng toàn diện xuất bản phẩm và hiệu quả xã hội của hoạt động xuất bản, in và phát hành, đủ sức đáp ứng các nhu cầu về xuất bản ngày càng cao và đa dạng của quá trình hội nhập quốc tế, của yêu cầu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhân tài, phát triển nền tảng tri thức của dân tộc, xây dựng nhân cách, tâm hồn, đạo đức con người Việt Nam, tham gia vào thị trường xuất bản trong khu vực và thế giới.
Thứ tư, kết hợp hài hòa, chặt chẽ cả ba yếu tố chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại để phát triển.
Trong hoạt động báo chí, xuất bản, các nội dung chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại có mối quan hệ biện chứng, song hành cùng nhau. Bởi vì, tính chuyên nghiệp trong báo chí, xuất bản là yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ những người làm báo chí, xuất bản và cơ quan báo chí, xuất bản, có chuyên nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công chúng và xã hội. Bảo đảm tính nhân văn là mục đích cao cả của hoạt động báo chí, xuất bản. Và, hiện đại để báo chí, xuất bản chuyển tải nhanh chóng, kịp thời, chính xác, rộng khắp nguồn thông tin chính thống đến với bạn đọc, công chúng.
Theo tuyengiao.vn
898 lượt xem
Đảng ta luôn xác định báo chí, xuất bản là bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, văn hóa, là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.BÁO CHÍ XUẤT BẢN – BỘ PHẬN QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG – VĂN HÓA
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn quan tâm đến công tác báo chí, xuất bản. Mỗi giai đoạn lịch sử, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, Đảng ta đều có chủ trương, giải pháp phù hợp để chỉ đạo, định hướng và tạo điều kiện cho báo chí, xuất bản phát triển.
Bước vào thời kỳ đổi mới, hoạt động báo chí, xuất bản ở nước ta có sự chuyển mình mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thông qua các ấn phẩm báo chí và xuất bản phẩm với phạm vi ảnh hưởng sâu rộng, thường xuyên, liên tục, những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được phổ biến đến đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Là một binh chủng trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, báo chí, xuất bản còn là vũ khí sắc bén đấu tranh, phản bác, chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, chính trị, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. báo chí, xuất bản còn là lực lượng tiên phong trong công cuộc đấu tranh phòng chống, chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.
Và cao hơn, với khả năng phản ánh và nêu gương, báo chí, xuất bản còn đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, tâm hồn con người Việt Nam; tuyên truyền nhân rộng những điển hình tiên tiến trong thực tiễn cuộc sống, những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, báo chí, xuất bản bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, sự đồng thuận của xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ; thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở trong nước và quốc tế, là diễn đàn tin cậy của nhân dân.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông ngày càng hiện đại hóa, tốc độ đường truyền và khả năng tiếp cận thông tin trở nên nhanh chóng, thuận lợi trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu, hoạt động báo chí, xuất bản đang bộc lộ những những vấn đề mới, phát sinh khó kiểm soát dẫn đến những hệ lụy phức tạp: Tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích, nhất là đối với các tạp chí điện tử trực thuộc Hội, thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép; thông tin thiếu chọn lọc, nặng về phản ánh mặt trái, tiêu cực của xã hội; nhiều nội dung tin, bài giật tít phản cảm, chưa coi trọng chức năng tuyên truyền, giáo dục, định hướng, vẫn chạy theo xu hướng “giật gân”, câu khách; tình trạng đăng tải tin, bài theo nội dung đơn, thư của tổ chức, cá nhân, khai thác thông tin từ mạng xã hội nhưng chưa làm tốt việc thẩm định, kiểm chứng nguồn tin nên đã cho đăng tải thông tin không chính xác, hoặc sai sự thật, gây bức xúc trong dư luận xã hội, tình trạng phóng viên tham gia mạng xã hội có những phát biểu, bài viết về một số vấn đề nóng, vụ việc tiêu cực trái quan điểm chỉ đạo, có xu hướng kích động, gây nhiễu dư luận.
Tình trạng vi phạm về nội dung xuất bản phẩm, vi phạm bản quyền trong hoạt động xuất bản đáng quan tâm. Tính chất, mức độ vi phạm có biểu hiện nghiêm trọng trong đó có các đầu sách liên quan trực tiếp đến tư tưởng chính trị, tập trung vào các vấn đề như: Nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan, thiếu cơ sở khoa học về lịch sử, chính trị, đối ngoại, về đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; thông tin không chính xác về các sự kiện lịch sử, miêu tả những chi tiết gợi dục, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục; thông tin về phong thủy, gắn với yếu tố tâm linh không có sự kiểm chứng, không có cơ sở khoa học. Từ đó, xuất hiện hiện tượng “tô hồng”, “bôi đen”, thông tin sai lệch bản chất, thổi phồng yếu tố mới lạ, những thông tin chi tiết ngoài lề, gán ghép khiên cưỡng những chi tiết nhỏ nhặt, rời rạc không phải là chủ đề tư tưởng chính của tác phẩm, triệt để khai thác cả kênh báo chí và mạng xã hội để dẫn dắt dư luận, khêu gợi sự tò mò nhằm lăng xê cuốn sách trong thực tế lại rất ít có tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật “đỉnh cao”.
Những nội dung hạn chế của báo chí, xuất bản đã tạo điều kiện cho các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, chống đối lợi dụng truyền thông báo chí, xuất bản để làm công cụ truyền bá các quan điểm sai trái, tấn công vào nền tảng chính trị của Đảng, khiến một bộ phận công chúng có những nhận thức sai lệch, ảnh hưởng đến tâm lý cộng đồng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần của người dân.
NỖ LỰC XÂY DỰNG NỀN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN CHUYÊN NGHIỆP, NHÂN VĂN, HIỆN ĐẠI
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ phải: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực hiện tốt việc quy hoạch, sắp xếp hợp lý hệ thống báo chí, truyền thông. Rà soát quy hoạch ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hoá. Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”; “Coi trọng kiểm tra, giám sát trong Đảng kết hợp với phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên thực hiện các quy định nêu gương”.
Đây vừa là mục tiêu, nhiệm vụ, đồng thời cũng là chiến lược của cả hệ thống báo chí, xuất bản. Thực chất nội dung này chính là tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 01/8/2007 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới và Chỉ thị 42 -CT/TW của Ban Bí thư khóa X “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”. Bám sát tinh thần chỉ đạo của Văn kiện, thời gian tới để báo chí, xuất bản làm tốt nhiệm vụ của mình, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của Nhân dân; tích cực xây dựng phong trào thi đua yêu nước, xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị con người, hệ giá trị gia đình…; tích cực đấu tranh phòng, chống các tệ nạn, tiêu cực xã hội, các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu; phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ một cách kịp thời, sâu rộng, hiệu quả.
Phát triển hệ thống báo chí, xuất bản chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại chính là xây dựng, củng cố một công cụ của Đảng trong giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ văn hóa và nhận thức chính trị cho Nhân dân, động viên, cổ vũ sức mạnh to lớn của Nhân dân; hun đúc lòng yêu nước, truyền thống văn hóa dân tộc, truyền cảm hứng và khơi dậy khát vọng cống hiến trong Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để báo chí, xuất bản thực sự là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước trong thời gian tới, lực lượng làm công tác báo chí, xuất bản cần quan tâm triển khai thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, xây dựng nền báo chí, xuất bản chuyên nghiệp
Đội ngũ người làm báo chí, xuất bản phải có kiến thức chuyên môn, có năng lực, trung thực liêm chính, luôn thực hiện tốt 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo; luôn có trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân đối với tác phẩm, sản phẩm của mình. Những người làm công tác báo chí, xuất bản phải luôn bản lĩnh, dũng cảm, tỉnh táo, tâm huyết, thấu hiểu, để chuyển tải thông tin đến bạn đọc, công chúng.
Đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần không ngừng rèn luyện trí lực, bút lực, đạo đức nghề nghiệp, đổi mới tư duy, phương pháp, cách thức hoạt động, nỗ lực sáng tạo, cũng như trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng, công nghệ để có thể sáng tạo ra những tác phẩm báo chí, xuất bản có chất lượng tốt, hấp dẫn, định hướng dư luận đúng đắn, kịp thời, góp phần thực hiện được sứ mệnh cao cả của báo chí, xuất bản.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản phải nhanh nhạy, có bản lĩnh chính trị và trình độ hiểu biết rộng, có kỹ năng nghề nghiệp, am hiểu công nghệ để chỉ đạo báo chí, xuất bản vào cuộc một cách kịp thời, chuẩn xác, tỉnh táo, nhất là đối với những vấn đề bức xúc, nhạy cảm hoặc những quyết định lớn, hệ trọng của đất nước.
Xây dựng và hoàn thiện quy chế, tiêu chuẩn trong quy trình nghiệp vụ xuất bản vươn lên theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp và từng bước hiện đại từ kế hoạch xuất bản, tổ chức bản thảo, quy trình biên tập đến hoàn thành để có sản phẩm báo chí, xuất bản giá trị.
Thứ hai, xây dựng nền báo chí, xuất bản nhân văn
Mỗi nhà báo, người làm công tác xuất bản phải tích lũy về kiến thức và kinh nghiệm; thể hiện tính nhân văn phải xuất phát từ cái tâm của người làm báo chí, xuất bản và từ những thái độ, kỹ năng trong tác nghiệp, có thái độ và hành vi chuẩn mực, phản ánh trung thực đời sống văn hóa, xã hội, vừa phê phán, vừa có thể chia sẻ, cảm thông, không a dua, “té nước theo mưa”, “đánh hội đồng”; xuất bản những tác phẩm đỉnh cao về nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện...
Người làm báo chí, xuất bản phải luôn xác định nhiệm vụ chính trị của mình là góp phần bảo đảm công bằng, phát triển và tiến bộ xã hội; bảo vệ lợi ích chính đáng và đấu tranh vì hạnh phúc của đông đảo nhân dân cũng như lợi ích của đất nước.
Thứ ba, xây dựng nền báo chí, xuất bản hiện đại
Thực hiện tốt quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản để cơ quan báo chí, xuất bản đủ lực, tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Các cơ quan báo chí cần xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện. Sản xuất nội dung báo chí, xuất bản chất lượng cao, ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất, điều hướng nội dung, tận dụng số hóa để tạo ra các sản phẩm báo chí, xuất bản chất lượng, hấp dẫn; tạo những tiện ích tốt nhất cho độc giả trong tiếp cận, sử dụng thông tin, lan tỏa, chiếm lĩnh vị thế so với thông tin trên mạng xã hội, giữ vững vai trò là dòng thông tin chủ lưu quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Các cơ quan báo chí cần nâng cao cảnh giác và thường xuyên chuyển đổi cách thức kiểm soát các thông tin, bình luận khi tham gia, cập nhật thông tin lên mạng xã hội.
Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí, xuất bản để tiếp cận và tiếp thu (có chọn lọc) cách làm báo chí, xuất bản hiện đại của thế giới; bắt kịp và ứng dụng kịp thời tiến bộ của khoa học - công nghệ vào hoạt động báo chí, xuất bản.
Xây dựng ngành xuất bản độc lập, tự chủ, hiện đại, nâng cao chất lượng toàn diện xuất bản phẩm và hiệu quả xã hội của hoạt động xuất bản, in và phát hành, đủ sức đáp ứng các nhu cầu về xuất bản ngày càng cao và đa dạng của quá trình hội nhập quốc tế, của yêu cầu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhân tài, phát triển nền tảng tri thức của dân tộc, xây dựng nhân cách, tâm hồn, đạo đức con người Việt Nam, tham gia vào thị trường xuất bản trong khu vực và thế giới.
Thứ tư, kết hợp hài hòa, chặt chẽ cả ba yếu tố chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại để phát triển.
Trong hoạt động báo chí, xuất bản, các nội dung chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại có mối quan hệ biện chứng, song hành cùng nhau. Bởi vì, tính chuyên nghiệp trong báo chí, xuất bản là yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ những người làm báo chí, xuất bản và cơ quan báo chí, xuất bản, có chuyên nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công chúng và xã hội. Bảo đảm tính nhân văn là mục đích cao cả của hoạt động báo chí, xuất bản. Và, hiện đại để báo chí, xuất bản chuyển tải nhanh chóng, kịp thời, chính xác, rộng khắp nguồn thông tin chính thống đến với bạn đọc, công chúng.
Theo tuyengiao.vn