CTTĐT - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp thiết, đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã thể hiện quyết tâm chính trị cao độ trong triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số; tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; từng bước xây dựng chính quyền điện tử gắn với mô hình đô thị thông minh, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Ngày 29/7/2022 vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 176/KH-UBND phát động phong trào thi đua chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025. Chuyển đổi số đã và đang tạo nên làn sóng mạnh mẽ, thông qua công nghệ và nền tảng số đã góp phần làm cho cuộc sống của người dân ngày càng tiện ích hơn, thông minh hơn, thú vị hơn và hạnh phúc hơn...
Công nghệ giúp cho các giờ học trở nên thiết thực, hấp dẫn hơn tại các trường vùng cao Yên Bái. Ảnh Báo Lao động.
Xin được trở lại câu chuyện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Yên Bái. Nhìn lại năm 2021, trong lúc tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, càng thấy được giá trị to lớn và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai các giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 tới người dân; đã góp phần quan trọng để Yên Bái giữ được “vùng xanh” trong suốt thời gian dài, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Thời điểm đó, để kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Bộ Y tế và của tỉnh về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã tổ chức các cuộc họp trực tuyến trên Hệ thống hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện tỉnh từ Ủy ban nhân dân tỉnh tới Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Đồng thời, triển khai một số phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, như:
Hằng ngày cập nhập bản đồ dịch gửi cho tất cả các thành viên từ Ban chỉ đạo của tỉnh, của huyện, đến từng Tổ Covid cộng đồng (thông qua bản đồ này bất kỳ người dân nào cũng tự biết tại thời điểm hiện tại đâu là vùng đỏ, vùng vàng, vùng xanh); Bluezone (ứng dụng cảnh báo tiếp xúc gần người nghi nhiễm Covid-19); NCOVI (hệ thống quản lý tờ khai y tế tự nguyện); Tờ khai y tế (Vietnam Health Declaration); hệ thống ghi nhận người đến, đi các địa điểm công cộng (thông qua quét mã QR).
Việc triển khai khai báo y tế bằng hình thức điện tử cho các cơ quan, đơn vị trong tỉnh giúp hỗ trợ các địa phương trong công tác giám sát người dân khi đến/đi trong địa bàn tỉnh, trong phạm vi quản lý của các cơ quan đơn vị, phục vụ công tác phân tích, truy vết, dự báo dịch để báo cáo kịp thời Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Trung ương và địa phương; chỉ cần khai báo tại 1 chốt kiểm dịch thì thông tin sẽ chuyển đến tất cả các đầu mối trong tỉnh (đến tận xã, phường, thị trấn) để quản lý một cách kịp thời...
Phần mềm “Bản đồ số dịch tễ Covidmaps”; Phần mềm quản lý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và truyền thông; phần mềm xét nghiệm và truy vết; nền tảng quản lý, theo dõi và hỗ trợ chăm sóc F0 cách ly tại nhà... Những ứng dụng này không những giúp người dân chủ động theo dõi, nắm rõ tình hình dịch bệnh; tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ lây nhiễm mà còn giúp cơ quan chức năng dễ dàng truy vết, khoanh vùng, dập dịch.
Được xác định là năm “tổng tiến công về chuyển đổi số”, Hội nghị triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số năm 2022 đã được tỉnh tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp huyện và 173 xã, phường, thị trấn với hơn 2.520 cán bộ, công chức, viên chức tham gia. Qua Hội nghị, đã tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cả hệ thống chính trị, từ đó các cơ quan, đơn vị địa phương xác định nhiệm vụ chuyển đổi số của năm 2022 và những năm tiếp theo. Trong triển khai các nhiệm vụ, đã có một số cơ quan, đơn vị, địa phương là điểm sáng, tiên phong và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ về chuyển đổi số.
Sở Thông tin và Truyền thông - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh đã bám sát định hướng, chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo công tác chuyển đổi số; thực sự trở thành cơ quan đi đầu, dẫn dắt để các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chuyển đổi số.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế đã vận dụng tốt các ứng dụng, nền tảng để triển khai chuyển đổi số phù hợp với ngành, lĩnh vực quản lý của ngành. Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các mô hình dạy - học tiên tiến trên nền tảng số; xây dựng và sử dụng học liệu số. Sở Y tế triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử trong khám bệnh, chữa bệnh đạt 70% người dân trên địa bàn tỉnh; 100% đơn vị từ tuyến xã, tuyến huyện và tuyến tỉnh triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử.
Thành phố Yên Bái đã đưa mục tiêu phấn đấu trở thành địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số ở đô thị trong tỉnh. Hiện, thành phố đang triển khai quyết liệt mô hình công dân số, triển khai đảm bảo tại các nhà văn hóa xã có Wifi miễn phí để phục vụ các tổ chuyển đổi số cộng đồng, triển khai sổ tay đảng viên điện tử (tính đến hết tháng 7/2022, đã có 118 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố được lắp đặt Wifi).
Huyện Văn Yên là huyện đầu tiên trong tỉnh ban hành đề án cấp huyện về chuyển đổi số; triển khai nhanh chóng các mô hình chuyển đổi số, xây dựng công dân số, cũng là huyện đầu tiên thí điểm ban hành tiêu chí triển khai thực hiện thôn chuyển đổi số.
Thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng Đề án chuyển đổi số thị xã Nghĩa Lộ giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Huyện Yên Bình triển khai Ngày hội chuyển đổi số của huyện, đăng ký triển khai nền tảng Sổ tay đảng viên điện tử với chỉ tiêu 100% chi bộ cơ sở sử dụng nền tảng số sổ tay đảng viên điện tử trong năm 2022. Yên Bình đã triển khai thành công Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện bằng phần mềm thi trực tuyến, thu hút 15.785 người tham gia - mang ý nghĩa như một bước thử nghiệm quan trọng, một chương trình "tập huấn” về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trên diện rộng cho nhân dân các dân tộc trong huyện.
Ở cấp cơ sở, 100% các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng với 10.851 thành viên - là những hạt nhân nòng cốt để triển khai chuyển đổi số từ "dưới lên trên". Yên Bái là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước (sau tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên) đạt được chỉ tiêu này.
Các tổ chuyển đổi số đã giúp cho người dân tiếp cận với kiến thức chuyển đổi số, tiếp cận và sử dụng các nền tảng phục vụ chuyển đổi số (như: Hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt qua các nền tảng mobi money cũng như app ngân hàng; được hướng dẫn đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử như voso.vn, postmart.vn; được hướng dẫn sử dụng nền tảng khám bệnh từ xa VOV Bacsi24).
Nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 29/7/2022 phát động phong trào thi đua chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025.
Phong trào thi đua sẽ tạo động lực thúc đẩy các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyển đổi số, tạo khí thế thi đua sôi nổi triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025” theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 27/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 27/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh...
(Bài cuối: Chuyển đổi số vì cuộc sống tốt đẹp hơn)
2009 lượt xem
CTV: Hồng Thanh Tâm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp thiết, đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã thể hiện quyết tâm chính trị cao độ trong triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số; tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; từng bước xây dựng chính quyền điện tử gắn với mô hình đô thị thông minh, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Ngày 29/7/2022 vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 176/KH-UBND phát động phong trào thi đua chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025. Chuyển đổi số đã và đang tạo nên làn sóng mạnh mẽ, thông qua công nghệ và nền tảng số đã góp phần làm cho cuộc sống của người dân ngày càng tiện ích hơn, thông minh hơn, thú vị hơn và hạnh phúc hơn...Xin được trở lại câu chuyện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Yên Bái. Nhìn lại năm 2021, trong lúc tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, càng thấy được giá trị to lớn và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai các giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 tới người dân; đã góp phần quan trọng để Yên Bái giữ được “vùng xanh” trong suốt thời gian dài, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Thời điểm đó, để kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Bộ Y tế và của tỉnh về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã tổ chức các cuộc họp trực tuyến trên Hệ thống hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện tỉnh từ Ủy ban nhân dân tỉnh tới Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Đồng thời, triển khai một số phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, như:
Hằng ngày cập nhập bản đồ dịch gửi cho tất cả các thành viên từ Ban chỉ đạo của tỉnh, của huyện, đến từng Tổ Covid cộng đồng (thông qua bản đồ này bất kỳ người dân nào cũng tự biết tại thời điểm hiện tại đâu là vùng đỏ, vùng vàng, vùng xanh); Bluezone (ứng dụng cảnh báo tiếp xúc gần người nghi nhiễm Covid-19); NCOVI (hệ thống quản lý tờ khai y tế tự nguyện); Tờ khai y tế (Vietnam Health Declaration); hệ thống ghi nhận người đến, đi các địa điểm công cộng (thông qua quét mã QR).
Việc triển khai khai báo y tế bằng hình thức điện tử cho các cơ quan, đơn vị trong tỉnh giúp hỗ trợ các địa phương trong công tác giám sát người dân khi đến/đi trong địa bàn tỉnh, trong phạm vi quản lý của các cơ quan đơn vị, phục vụ công tác phân tích, truy vết, dự báo dịch để báo cáo kịp thời Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Trung ương và địa phương; chỉ cần khai báo tại 1 chốt kiểm dịch thì thông tin sẽ chuyển đến tất cả các đầu mối trong tỉnh (đến tận xã, phường, thị trấn) để quản lý một cách kịp thời...
Phần mềm “Bản đồ số dịch tễ Covidmaps”; Phần mềm quản lý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và truyền thông; phần mềm xét nghiệm và truy vết; nền tảng quản lý, theo dõi và hỗ trợ chăm sóc F0 cách ly tại nhà... Những ứng dụng này không những giúp người dân chủ động theo dõi, nắm rõ tình hình dịch bệnh; tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ lây nhiễm mà còn giúp cơ quan chức năng dễ dàng truy vết, khoanh vùng, dập dịch.
Được xác định là năm “tổng tiến công về chuyển đổi số”, Hội nghị triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số năm 2022 đã được tỉnh tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp huyện và 173 xã, phường, thị trấn với hơn 2.520 cán bộ, công chức, viên chức tham gia. Qua Hội nghị, đã tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cả hệ thống chính trị, từ đó các cơ quan, đơn vị địa phương xác định nhiệm vụ chuyển đổi số của năm 2022 và những năm tiếp theo. Trong triển khai các nhiệm vụ, đã có một số cơ quan, đơn vị, địa phương là điểm sáng, tiên phong và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ về chuyển đổi số.
Sở Thông tin và Truyền thông - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh đã bám sát định hướng, chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo công tác chuyển đổi số; thực sự trở thành cơ quan đi đầu, dẫn dắt để các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chuyển đổi số.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế đã vận dụng tốt các ứng dụng, nền tảng để triển khai chuyển đổi số phù hợp với ngành, lĩnh vực quản lý của ngành. Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các mô hình dạy - học tiên tiến trên nền tảng số; xây dựng và sử dụng học liệu số. Sở Y tế triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử trong khám bệnh, chữa bệnh đạt 70% người dân trên địa bàn tỉnh; 100% đơn vị từ tuyến xã, tuyến huyện và tuyến tỉnh triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử.
Thành phố Yên Bái đã đưa mục tiêu phấn đấu trở thành địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số ở đô thị trong tỉnh. Hiện, thành phố đang triển khai quyết liệt mô hình công dân số, triển khai đảm bảo tại các nhà văn hóa xã có Wifi miễn phí để phục vụ các tổ chuyển đổi số cộng đồng, triển khai sổ tay đảng viên điện tử (tính đến hết tháng 7/2022, đã có 118 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố được lắp đặt Wifi).
Huyện Văn Yên là huyện đầu tiên trong tỉnh ban hành đề án cấp huyện về chuyển đổi số; triển khai nhanh chóng các mô hình chuyển đổi số, xây dựng công dân số, cũng là huyện đầu tiên thí điểm ban hành tiêu chí triển khai thực hiện thôn chuyển đổi số.
Thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng Đề án chuyển đổi số thị xã Nghĩa Lộ giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Huyện Yên Bình triển khai Ngày hội chuyển đổi số của huyện, đăng ký triển khai nền tảng Sổ tay đảng viên điện tử với chỉ tiêu 100% chi bộ cơ sở sử dụng nền tảng số sổ tay đảng viên điện tử trong năm 2022. Yên Bình đã triển khai thành công Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện bằng phần mềm thi trực tuyến, thu hút 15.785 người tham gia - mang ý nghĩa như một bước thử nghiệm quan trọng, một chương trình "tập huấn” về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trên diện rộng cho nhân dân các dân tộc trong huyện.
Ở cấp cơ sở, 100% các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng với 10.851 thành viên - là những hạt nhân nòng cốt để triển khai chuyển đổi số từ "dưới lên trên". Yên Bái là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước (sau tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên) đạt được chỉ tiêu này.
Các tổ chuyển đổi số đã giúp cho người dân tiếp cận với kiến thức chuyển đổi số, tiếp cận và sử dụng các nền tảng phục vụ chuyển đổi số (như: Hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt qua các nền tảng mobi money cũng như app ngân hàng; được hướng dẫn đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử như voso.vn, postmart.vn; được hướng dẫn sử dụng nền tảng khám bệnh từ xa VOV Bacsi24).
Nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 29/7/2022 phát động phong trào thi đua chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025.
Phong trào thi đua sẽ tạo động lực thúc đẩy các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyển đổi số, tạo khí thế thi đua sôi nổi triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025” theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 27/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 27/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh...
(Bài cuối: Chuyển đổi số vì cuộc sống tốt đẹp hơn)