CTTĐT - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, tỉnh Yên Bái coi chuyển đổi số là 1 trong 3 nhiệm vụ chính trị trọng tâm bên cạnh phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Trong đó, năm 2022 là năm tỉnh Yên Bái đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể và là động lực, triển khai toàn dân và toàn diện.
Với quyết tâm cao và nỗ lực thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, Tỉnh ủy Yên Bái đã sớm ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết số 51 ngày 22/7/2021 về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và xác định thực hiện chuyển đối trên cả 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2022: “Chuyển đổi số: Là cơ hội để một tỉnh nghèo như Yên Bái dù “đi sau”, nhưng có thể “đuổi kịp, tiến cùng”, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác”. UBND tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành Chương trình hành động
|
số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy, trong đó xác định 15 mục tiêu cơ bản đến năm 2025; 10 mục tiêu cơ bản đến năm 2030. Đến nay, 100% sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đã ban hành kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Nghị quyết số 51 và Chương trình hành động của UBND tỉnh, kiện toàn Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban.
Bắt tay vào thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, tỉnh Yên Bái đã tập trung đầu tư hạ tầng số dùng chung, phục vụ các nhiệm vụ chuyển đổi số trong toàn tỉnh và đã đưa vào sử dụng: Trung tâm Dữ liệu tập trung của tỉnh; mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II đến 100% các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã; Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng của tỉnh; hệ thống camera giám sát đô thị thông minh và hệ thống Hội nghị giao ban điện tử tới 100% các cơ quan đảng, sở, ngành và UBND cấp xã.
Với quyết tâm nâng xếp hạng chuyển đổi số (DTI) tỉnh Yên Bái năm 2022 và đến năm 2025 đứng trong top 20 trên cả nước, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Yên Bái năm 2022, đặt ra 38 mục tiêu phấn đấu, giao 54 nhiệm vụ chi tiết cho các Sở, ngành và xây dựng 10 mô hình điểm về chuyển đổi số gồm: Chuyển đổi số cấp xã (phường); chuyển đổi số cấp huyện; chuyển đổi số trường học; chuyển đổi số cơ quan nhà nước; công dân số; Tổ chuyển đổi số cộng đồng; Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái; Nhà văn hóa số; Gia đình số và chuyển đổi số doanh nghiệp. Đến nay đã có 7/10 mô hình đã triển khai đạt kết quả và đang tổ chức nhân rộng, 03/10 mô hình đang trong quá trình triển khai thực hiện.
Tỉnh Yên Bái lựa chọn cách làm riêng đó là: Lựa chọn việc dễ làm trước, việc khó làm sau; lựa chọn làm chuyển đổi số song song từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, luôn nhất quán phương châm “Chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển”. Một trong những giải pháp then chốt thực hiện thành công chuyển đổi số tại địa phương là thành lập các Tổ chuyển đổi số cộng đồng.
Yên Bái đã trở thành 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước cùng Lạng Sơn, Thái Nguyên thành lập được 100% Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và cấp thôn. Trong đó, cấp xã có 1.744 thành viên; cấp thôn có 9.107 thành viên. Sau khi thành lập, tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp thôn, bản hỗ trợ xã truyền tải các văn bản đến với nhân dân qua các nhóm Zalo, Facebook để giảm thiểu các thủ tục hành chính. Đồng thời, đây cũng là nơi để người dân truyền tải những ý kiến, tâm tư nguyện vọng đến các cấp một cách nhanh nhất". Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng các tổ công nghệ cộng đồng đã phát huy hiệu quả rõ rệt, tạo sự lan tỏa lớn trong cộng đồng dân cư, giúp người dân tiếp cận công nghệ một cách đơn giản nhất.
Phát triển xã hội số, Yên Bái đã tích cực triển khai mô hình chuyển đổi số tại trường học với 10 chỉ tiêu chuyển đổi số, 13 nhiệm vụ và giải pháp, 8 điều kiện cần, 12 nền tảng, ứng dụng dùng chung; trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành và Trường THCS Quang Trung (thành phố Yên Bái) được chọn thí điểm. Đến nay, các nhà trường đã hoàn thành 90% các chỉ tiêu đề ra, 84,6% nhiệm vụ, giải pháp và triển khai 12/12 nền tảng, ứng dụng dùng chung phục vụ chuyển đổi số, đạt 100% so với kế hoạch. Nhân rộng mô hình, tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số tại trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022 tại 123 trường học, bao gồm: 36 trường tại thị xã Nghĩa Lộ và 65 trường huyện Văn Yên; 22 trường học tại 6 huyện và thành phố.
Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã gương mẫu, đi đầu thực hiện thí điểm thành công mô hình chuyển đổi số cơ quan nhà nước. Đến nay, 100% cán bộ công chức viên chức người lao động có nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số, có kỹ năng sử dụng thành thạo các nền tảng ứng dụng công nghệ số; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan thường xuyên tổ chức các chuyên đề trao đổi sáng kiến, cách làm mới trong chuyển đổi số lĩnh vực quản lý nhà nước, thực thi công vụ tới công chức, viên chức, lao động của Sở; 100% cuộc họp không giấy tờ; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử. Cùng với đó, thực hiện xây dựng và đưa vào sử dụng thử nghiệm các nền tảng số như: Nền tảng quản lý công việc nội bộ; nền tảng quản lý, hiển thị số liệu thống kê ngành thông tin và truyền thông; nền tảng đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Cùng với Sở Thông tin và Truyền thông đến nay Yên Bái đã nhân rộng mô hình chuyển đổi số tại 10 sở, ngành trên địa bàn.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, rất nhiều địa phương, đơn vị đã có cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị. Là một trong số những địa phương đi đầu của tỉnh trong chuyển đổi số với tư duy đột phá, mạnh mẽ: Huyện Văn Yên đã mạnh dạn đặt ra mục tiêu đến năm 2025 trở thành địa phương đứng đầu tỉnh về chuyển đổi số; chọn năm 2022 là năm tổng tiến công, năm đột phá về chuyển đổi số nhằm tạo bước chuyển căn bản, tạo đà chuyển đổi số cho những năm kế tiếp; với các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình, tiến độ rõ ràng, cụ thể; ưu tiên, bố trí nguồn lực thỏa đáng từ ngân sách huyện và huy động sự hỗ trợ, vào cuộc của các doanh nghiệp trong thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số. Đã xuất hiện cách làm mới, cách làm hay, bước đầu cho hiệu quả tốt (như việc ban hành Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, ban hành Bộ tiêu chí tạm thời: về công dân số, hộ gia đình số, thôn chuyển đổi số...). Đến nay, huyện đã triển khai được 24/33 phần việc.
Là thôn đặc biệt khó khăn của xã Châu Quế Hạ huyện Văn Yên, Khe Bành có gần 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Song đã tiên phong triển khai mô hình điểm “thôn chuyển đổi số" với 09 chỉ tiêu, phần việc gắn với các giải pháp, cách thức triển khai cụ thể cho từng việc. Sau 1 một thời gian ngắn thực hiện, đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ và đầy ấn tượng và đã cán đích “thôn chuyển đổi số với 9/9 tiêu chí được đánh giá đạt chuẩn (trong đó có nhiều tiêu chí hoàn thành vượt mức chỉ tiêu) theo Bộ tiêu chí tạm thời của UBND huyện Văn Yên ban hành (gồm các chỉ tiêu về xây dựng nhà văn hóa số; xây dựng nhóm zalo thôn đã kết nối với 85% hộ dân trong thôn; Chi bộ thôn sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử” phục vụ sinh hoạt Chi bộ (100% đảng viên chi bộ đã biết cài đặt, sử dụng); 95% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang hoặc 4G; trên 95% hộ gia đình có máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh; 86% người dân trong độ tuổi lao động được tập huấn, phổ biến kỹ năng số cơ bản; 77% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh được tạo tài khoản dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; 70% người dân trong độ tuổi lao động sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; 78% người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử).
Không chỉ ở thôn Khe Bành, xã Châu Quế Hạ mà nay toàn huyện Văn Yên từ các cơ quan đơn vị đến các địa phương đã tích cực tham gia hưởng ứng dưới nhiều hình thức để thực hiện chương trình chuyển đổi số do huyện phát động. Trong đó có các mô hình mới như: Ứng dụng hệ thống truyền thanh thông minh, hệ thống khám bệnh từ xa. Văn Yên cũng là địa phương có lượng sản phẩm OCOP và đặc sản đưa lên sàn thương mại điện tử nhiều nhất trong các huyện với trên 100 sản phẩm. Hiện nay, 100% cuộc họp của huyện là cuộc họp không giấy tờ, 60% cuộc họp trực tuyến; 100% thủ tục hành chính của huyện đủ điều kiện được cung ứng trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái; 100% xã, thị trấn của huyện thành lập Tổ công nghệ cộng đồng cấp xã.
Từ kết quả bước đầu triển khai, hiện nay cùng với huyện Văn Yên, huyện Yên Bình, huyện Văn Chấn, huyện Lục Yên, Trấn Yên và thành phố Yên Bái đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các nền tảng số.
Như vậy, từ thời điểm 01/03/2022 (giai đoạn thí điểm) đến 05/10/2022 Trung tâm Chuyển đổi số đã triển khai tổng số: 978 Chi bộ, trong đó: 915 chi bộ trực thuộc, 63 chi bộ cơ sở; Tài khoản đã tạo: 20.448 đảng viên; Số đảng viên đã sử dụng trên nền tảng: 17.480 đảng viên tại 5 tổ chức đảng: Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Đảng bộ Thành ủy Yên Bái, Đảng bộ Huyện ủy Văn Yên, Đảng bộ Huyện ủy Yên Bình, Đảng bộ Huyện Văn Chấn.
|
Xây dựng các mô hình chuyển đổi số, đến nay, tất cả 9 huyện, thị, thành phố xây dựng xong kế hoạch triển khai tại địa phương; toàn tỉnh có 73/173 xã (phường) đăng ký thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số, chiếm tỷ lệ gần 42%, trong đó 03/73 xã (phường) đăng ký phấn đấu thực hiện chuyển đổi số nâng cao; 170 chi bộ đã từng bước thực hiện số hóa về nghiệp vụ công tác Đảng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên. Ngoài ra, nhiều mô hình chuyển đổi khác cũng đang được hình thành và triển khai thực hiện. Có thể kể đến như: mô hình doanh nghiệp chuyển đổi số; nhà văn hóa số; gia đình số,… Nhờ đó, đến nay, tỉnh Yên Bái đã hoàn thành 14/39 mục tiêu đặt ra, đạt gần 36% (vượt kế hoạch 5 chỉ tiêu đạt 12,8%); các sở, ban, ngành đã hoàn thành 30/55 nhiệm vụ đạt 54,55%; có 01/55 nhiệm vụ quá hạn chiếm 1,82%; nhiều mô hình chuyển đổi số có cách làm tích cực, sáng tạo, bước đầu đạt hiệu quả tích cực,…
Chuyển đổi số ở Yên Bái là minh chứng rõ nét về quyết tâm chính trị, sự tích cực, chủ động, mạnh dạn, tìm hướng đi cho những việc làm mới, khó với những quyết sách táo bạo và đầy tính thuyết phục của lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Từ đó, phấn đấu “đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu thứ hạng của Yên Bái vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về chuyển đổi số... Đến năm 2030, thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; sẵn sàng thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới..,” Với tỉnh Yên bái Chuyển đổi số chính là giải pháp, là động lực để địa phương này “đi sau” nhưng có thể "đuổi kịp, tiến cùng”.
1720 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, tỉnh Yên Bái coi chuyển đổi số là 1 trong 3 nhiệm vụ chính trị trọng tâm bên cạnh phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Trong đó, năm 2022 là năm tỉnh Yên Bái đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể và là động lực, triển khai toàn dân và toàn diện.
Với quyết tâm cao và nỗ lực thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, Tỉnh ủy Yên Bái đã sớm ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết số 51 ngày 22/7/2021 về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và xác định thực hiện chuyển đối trên cả 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2022: “Chuyển đổi số: Là cơ hội để một tỉnh nghèo như Yên Bái dù “đi sau”, nhưng có thể “đuổi kịp, tiến cùng”, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác”. UBND tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành Chương trình hành động
số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy, trong đó xác định 15 mục tiêu cơ bản đến năm 2025; 10 mục tiêu cơ bản đến năm 2030. Đến nay, 100% sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đã ban hành kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Nghị quyết số 51 và Chương trình hành động của UBND tỉnh, kiện toàn Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban.
Bắt tay vào thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, tỉnh Yên Bái đã tập trung đầu tư hạ tầng số dùng chung, phục vụ các nhiệm vụ chuyển đổi số trong toàn tỉnh và đã đưa vào sử dụng: Trung tâm Dữ liệu tập trung của tỉnh; mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II đến 100% các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã; Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng của tỉnh; hệ thống camera giám sát đô thị thông minh và hệ thống Hội nghị giao ban điện tử tới 100% các cơ quan đảng, sở, ngành và UBND cấp xã.
Với quyết tâm nâng xếp hạng chuyển đổi số (DTI) tỉnh Yên Bái năm 2022 và đến năm 2025 đứng trong top 20 trên cả nước, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Yên Bái năm 2022, đặt ra 38 mục tiêu phấn đấu, giao 54 nhiệm vụ chi tiết cho các Sở, ngành và xây dựng 10 mô hình điểm về chuyển đổi số gồm: Chuyển đổi số cấp xã (phường); chuyển đổi số cấp huyện; chuyển đổi số trường học; chuyển đổi số cơ quan nhà nước; công dân số; Tổ chuyển đổi số cộng đồng; Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái; Nhà văn hóa số; Gia đình số và chuyển đổi số doanh nghiệp. Đến nay đã có 7/10 mô hình đã triển khai đạt kết quả và đang tổ chức nhân rộng, 03/10 mô hình đang trong quá trình triển khai thực hiện.
Tỉnh Yên Bái lựa chọn cách làm riêng đó là: Lựa chọn việc dễ làm trước, việc khó làm sau; lựa chọn làm chuyển đổi số song song từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, luôn nhất quán phương châm “Chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển”. Một trong những giải pháp then chốt thực hiện thành công chuyển đổi số tại địa phương là thành lập các Tổ chuyển đổi số cộng đồng.
Yên Bái đã trở thành 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước cùng Lạng Sơn, Thái Nguyên thành lập được 100% Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và cấp thôn. Trong đó, cấp xã có 1.744 thành viên; cấp thôn có 9.107 thành viên. Sau khi thành lập, tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp thôn, bản hỗ trợ xã truyền tải các văn bản đến với nhân dân qua các nhóm Zalo, Facebook để giảm thiểu các thủ tục hành chính. Đồng thời, đây cũng là nơi để người dân truyền tải những ý kiến, tâm tư nguyện vọng đến các cấp một cách nhanh nhất". Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng các tổ công nghệ cộng đồng đã phát huy hiệu quả rõ rệt, tạo sự lan tỏa lớn trong cộng đồng dân cư, giúp người dân tiếp cận công nghệ một cách đơn giản nhất.
Phát triển xã hội số, Yên Bái đã tích cực triển khai mô hình chuyển đổi số tại trường học với 10 chỉ tiêu chuyển đổi số, 13 nhiệm vụ và giải pháp, 8 điều kiện cần, 12 nền tảng, ứng dụng dùng chung; trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành và Trường THCS Quang Trung (thành phố Yên Bái) được chọn thí điểm. Đến nay, các nhà trường đã hoàn thành 90% các chỉ tiêu đề ra, 84,6% nhiệm vụ, giải pháp và triển khai 12/12 nền tảng, ứng dụng dùng chung phục vụ chuyển đổi số, đạt 100% so với kế hoạch. Nhân rộng mô hình, tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số tại trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022 tại 123 trường học, bao gồm: 36 trường tại thị xã Nghĩa Lộ và 65 trường huyện Văn Yên; 22 trường học tại 6 huyện và thành phố.
Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã gương mẫu, đi đầu thực hiện thí điểm thành công mô hình chuyển đổi số cơ quan nhà nước. Đến nay, 100% cán bộ công chức viên chức người lao động có nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số, có kỹ năng sử dụng thành thạo các nền tảng ứng dụng công nghệ số; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan thường xuyên tổ chức các chuyên đề trao đổi sáng kiến, cách làm mới trong chuyển đổi số lĩnh vực quản lý nhà nước, thực thi công vụ tới công chức, viên chức, lao động của Sở; 100% cuộc họp không giấy tờ; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử. Cùng với đó, thực hiện xây dựng và đưa vào sử dụng thử nghiệm các nền tảng số như: Nền tảng quản lý công việc nội bộ; nền tảng quản lý, hiển thị số liệu thống kê ngành thông tin và truyền thông; nền tảng đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Cùng với Sở Thông tin và Truyền thông đến nay Yên Bái đã nhân rộng mô hình chuyển đổi số tại 10 sở, ngành trên địa bàn.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, rất nhiều địa phương, đơn vị đã có cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị. Là một trong số những địa phương đi đầu của tỉnh trong chuyển đổi số với tư duy đột phá, mạnh mẽ: Huyện Văn Yên đã mạnh dạn đặt ra mục tiêu đến năm 2025 trở thành địa phương đứng đầu tỉnh về chuyển đổi số; chọn năm 2022 là năm tổng tiến công, năm đột phá về chuyển đổi số nhằm tạo bước chuyển căn bản, tạo đà chuyển đổi số cho những năm kế tiếp; với các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình, tiến độ rõ ràng, cụ thể; ưu tiên, bố trí nguồn lực thỏa đáng từ ngân sách huyện và huy động sự hỗ trợ, vào cuộc của các doanh nghiệp trong thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số. Đã xuất hiện cách làm mới, cách làm hay, bước đầu cho hiệu quả tốt (như việc ban hành Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, ban hành Bộ tiêu chí tạm thời: về công dân số, hộ gia đình số, thôn chuyển đổi số...). Đến nay, huyện đã triển khai được 24/33 phần việc.
Là thôn đặc biệt khó khăn của xã Châu Quế Hạ huyện Văn Yên, Khe Bành có gần 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Song đã tiên phong triển khai mô hình điểm “thôn chuyển đổi số" với 09 chỉ tiêu, phần việc gắn với các giải pháp, cách thức triển khai cụ thể cho từng việc. Sau 1 một thời gian ngắn thực hiện, đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ và đầy ấn tượng và đã cán đích “thôn chuyển đổi số với 9/9 tiêu chí được đánh giá đạt chuẩn (trong đó có nhiều tiêu chí hoàn thành vượt mức chỉ tiêu) theo Bộ tiêu chí tạm thời của UBND huyện Văn Yên ban hành (gồm các chỉ tiêu về xây dựng nhà văn hóa số; xây dựng nhóm zalo thôn đã kết nối với 85% hộ dân trong thôn; Chi bộ thôn sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử” phục vụ sinh hoạt Chi bộ (100% đảng viên chi bộ đã biết cài đặt, sử dụng); 95% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang hoặc 4G; trên 95% hộ gia đình có máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh; 86% người dân trong độ tuổi lao động được tập huấn, phổ biến kỹ năng số cơ bản; 77% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh được tạo tài khoản dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; 70% người dân trong độ tuổi lao động sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; 78% người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử).
Không chỉ ở thôn Khe Bành, xã Châu Quế Hạ mà nay toàn huyện Văn Yên từ các cơ quan đơn vị đến các địa phương đã tích cực tham gia hưởng ứng dưới nhiều hình thức để thực hiện chương trình chuyển đổi số do huyện phát động. Trong đó có các mô hình mới như: Ứng dụng hệ thống truyền thanh thông minh, hệ thống khám bệnh từ xa. Văn Yên cũng là địa phương có lượng sản phẩm OCOP và đặc sản đưa lên sàn thương mại điện tử nhiều nhất trong các huyện với trên 100 sản phẩm. Hiện nay, 100% cuộc họp của huyện là cuộc họp không giấy tờ, 60% cuộc họp trực tuyến; 100% thủ tục hành chính của huyện đủ điều kiện được cung ứng trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái; 100% xã, thị trấn của huyện thành lập Tổ công nghệ cộng đồng cấp xã.
Từ kết quả bước đầu triển khai, hiện nay cùng với huyện Văn Yên, huyện Yên Bình, huyện Văn Chấn, huyện Lục Yên, Trấn Yên và thành phố Yên Bái đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các nền tảng số.
Như vậy, từ thời điểm 01/03/2022 (giai đoạn thí điểm) đến 05/10/2022 Trung tâm Chuyển đổi số đã triển khai tổng số: 978 Chi bộ, trong đó: 915 chi bộ trực thuộc, 63 chi bộ cơ sở; Tài khoản đã tạo: 20.448 đảng viên; Số đảng viên đã sử dụng trên nền tảng: 17.480 đảng viên tại 5 tổ chức đảng: Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Đảng bộ Thành ủy Yên Bái, Đảng bộ Huyện ủy Văn Yên, Đảng bộ Huyện ủy Yên Bình, Đảng bộ Huyện Văn Chấn.
Xây dựng các mô hình chuyển đổi số, đến nay, tất cả 9 huyện, thị, thành phố xây dựng xong kế hoạch triển khai tại địa phương; toàn tỉnh có 73/173 xã (phường) đăng ký thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số, chiếm tỷ lệ gần 42%, trong đó 03/73 xã (phường) đăng ký phấn đấu thực hiện chuyển đổi số nâng cao; 170 chi bộ đã từng bước thực hiện số hóa về nghiệp vụ công tác Đảng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên. Ngoài ra, nhiều mô hình chuyển đổi khác cũng đang được hình thành và triển khai thực hiện. Có thể kể đến như: mô hình doanh nghiệp chuyển đổi số; nhà văn hóa số; gia đình số,… Nhờ đó, đến nay, tỉnh Yên Bái đã hoàn thành 14/39 mục tiêu đặt ra, đạt gần 36% (vượt kế hoạch 5 chỉ tiêu đạt 12,8%); các sở, ban, ngành đã hoàn thành 30/55 nhiệm vụ đạt 54,55%; có 01/55 nhiệm vụ quá hạn chiếm 1,82%; nhiều mô hình chuyển đổi số có cách làm tích cực, sáng tạo, bước đầu đạt hiệu quả tích cực,…
Chuyển đổi số ở Yên Bái là minh chứng rõ nét về quyết tâm chính trị, sự tích cực, chủ động, mạnh dạn, tìm hướng đi cho những việc làm mới, khó với những quyết sách táo bạo và đầy tính thuyết phục của lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Từ đó, phấn đấu “đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu thứ hạng của Yên Bái vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về chuyển đổi số... Đến năm 2030, thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; sẵn sàng thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới..,” Với tỉnh Yên bái Chuyển đổi số chính là giải pháp, là động lực để địa phương này “đi sau” nhưng có thể "đuổi kịp, tiến cùng”.