Yên Bái là tỉnh đầu tiên đưa tiêu chí hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Sau 2 năm thực hiện, Yên Bái đạt được những gì? Nhân dịp năm mới Quý Mão 2023, ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã chia sẻ với báo chí về tiêu chí gần gũi này.
.
Đầu tiên, xin chúc cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân tỉnh Yên Bái một năm mới tràn đầy hạnh phúc. Nhân đây, ông có thể nêu đôi nét về những thành tựu của tỉnh nhà năm qua?
- Năm 2022, Yên Bái không ngừng nâng cao sự hài lòng về cuộc sống, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, qua đó đạt được tốc độ tăng trưởng (GRDP) 8.62%.
So với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, chúng tôi vinh dự xếp trong nhóm đầu.
Cụ thể, 31/32 chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp.
Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, kịp thời, đúng đối tượng. Công tác chuyển đổi số phát triển sâu rộng với việc thành lập các tổ chuyển đổi số tới 100% thôn, tổ dân phố trên địa bàn. Công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm...
Đặc biệt trong năm qua, Yên Bái tổ chức thành công Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái”. Buổi lễ vinh dự có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và cũng được Báo Lao Động bình chọn là 1 trong 10 sự kiện ấn tượng khu vực Tây Bắc năm 2022.
Được biết năm qua, Chỉ số hạnh phúc của Yên Bái đạt mức Khá. Cụ thể là gì, thưa ông?
- Chúng ta đều biết năm 2022 là năm đầy khó khăn và biến động của kinh tế thế giới cũng như Việt Nam.
Tuy vậy, bằng sự nhất tâm nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân, kết quả khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân Yên Bái về Chỉ số hạnh phúc là 62,57%; đạt Mức 2 - Khá hạnh phúc, vượt 1,37% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Để có được kết quả trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 12.000 hộ dân, ở các dân tộc, đa dạng lứa tuổi, ngành nghề đang sinh sống trên địa bàn.
Việc triển khai áp dụng Chỉ số hạnh phúc ở Yên Bái đã được 2 năm. Tuy vậy, với một số người ở địa phương khác, Chỉ số hạnh phúc có thể vẫn bị cho là khá trừu tượng. Xin ông nói rõ hơn?
- Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, định hướng phát triển “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” được coi là điểm mới trong chiến lược phát triển của tỉnh - xuất phát từ nhận định và triết lý riêng của Yên Bái.
Vì vậy, Yên Bái chọn hướng đi “làm sao để người dân hài lòng và hạnh phúc”. Đây cũng là việc mới, việc khó, chưa có tiền lệ nên chúng tôi xác định không cầu toàn mà phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm theo lộ trình và bước đi cụ thể, thận trọng, bài bản từng năm.
Để nâng cao Chỉ số hạnh phúc thì không có nhiệm vụ, giải pháp nào nằm ngoài các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Để thực hiện điều này, ngay từ khi được thông qua, các cấp chức năng tỉnh đã đồng bộ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, xoay quanh 3 trụ cột chính của Chỉ số hạnh phúc mà Nghị quyết đã đề ra, là: sự hài lòng về cuộc sống, sự hài lòng về môi trường sống và tuổi thọ trung bình.
Hiện nay qua khảo sát, tuổi thọ trung bình của người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 73,9 tuổi, tăng 0,2 tuổi so với năm 2021. Trong đó có tối thiểu 66,2 năm sống khỏe, tăng 0,6 tuổi so với năm 2021.
Có thể nhận thấy, Hạnh phúc tuy là khái niệm hết sức trừu tượng, khó có thể “lượng hóa” nhưng thực tế ở Yên Bái những năm gần đây đã chứng minh một điều là: “Người dân sẽ hạnh phúc khi bản thân họ hài lòng về cuộc sống, hài lòng về môi trường sống xung quanh, hài lòng về tuổi thọ trung bình và có sức khỏe tốt”.
Với người dân thì vậy. Còn với nhóm đối tượng là các doanh nhân - doanh nghiệp, năm qua, Yên Bái có làm họ hài lòng?
- Có thể nói, Yên Bái luôn trải thảm đỏ đón tiếp và mong muốn được đồng hành với các doanh nghiệp. Họ phát triển thì mình mới phát triển. Tất nhiên, trên định hướng cốt lõi là xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
Năm 2021, VCCI công bố Bảng xếp hạng Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp với chính quyền, Yên Bái xếp thứ 41, mức trung bình. Còn năm 2022 thì chưa có.
Tuy vậy với những gì đã làm, chúng tôi tự tin sẽ có bước chuyển biến tích cực trên bảng xếp hạng này.
Năm qua, tỉnh đã tổ chức rất nhiều hội nghị chuyên đề, và buổi đối thoại với doanh nghiệp. Mỗi buổi như vậy, tỉnh lại lắng nghe và tập trung tháo gỡ riêng từng lĩnh vực: khoáng sản, đất đai, xây dựng cơ bản… Trên cơ sở đó, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành địa phương thực hiện, tìm cách tháo gỡ, giải quyết.
Chuyển đổi số là từ khóa được nhắc nhiều trong các quyết sách, định hướng của Yên Bái thời gian qua. Xin ông cho biết, nó có quan hệ thế nào tới Chỉ số hạnh phúc?
- Chuyển đổi số, xét cho cùng cũng hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Khi người dân, doanh nghiệp cần đến chính quyền, nhờ chuyển đổi số, vấn đề của họ sẽ được tiếp thu nhanh nhất và giải quyết tốt nhất.
Qua những năm thực hiện và các kinh nghiệm được rút ra, kết quả bây giờ đã đi vào hướng có chiều sâu hơn, và thành công đang dần hiện rõ.
Trong năm mới 2023, ông có chia sẻ gì với độc giả Báo Lao Động cũng như người dân tỉnh nhà?
- "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công", câu nói giản dị của Hồ Chủ tịch cho đến nay đã trở thành lẽ sống, phương châm sống và khẩu hiệu hành động của Đảng ta, dân tộc ta.
Với nhân dân Yên Bái cũng vậy. Để đạt được những kết quả khả quan trong phát triển kinh tế xã hội cũng như Chỉ số hạnh phúc thời gian qua, sự đoàn kết, quyết tâm chính là chìa khóa quan trọng nhất.
Bước vào năm 2023, tôi mong rằng, nhân dân các dân tộc, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang trong cả nước sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết và nội lực, khơi dậy ý chí và khát vọng phát triển, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tự tin vững bước, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, qua đó đưa đất nước phát triển.
Ở góc độ địa phương, chúng tôi quyết tâm đưa Yên Bái phát triển nhanh và bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá của vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025, với phương châm: Tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.
PV: Xin cám ơn ông!
3069 lượt xem
Theo Báo Lao động
Yên Bái là tỉnh đầu tiên đưa tiêu chí hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Sau 2 năm thực hiện, Yên Bái đạt được những gì? Nhân dịp năm mới Quý Mão 2023, ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã chia sẻ với báo chí về tiêu chí gần gũi này.Đầu tiên, xin chúc cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân tỉnh Yên Bái một năm mới tràn đầy hạnh phúc. Nhân đây, ông có thể nêu đôi nét về những thành tựu của tỉnh nhà năm qua?
- Năm 2022, Yên Bái không ngừng nâng cao sự hài lòng về cuộc sống, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, qua đó đạt được tốc độ tăng trưởng (GRDP) 8.62%.
So với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, chúng tôi vinh dự xếp trong nhóm đầu.
Cụ thể, 31/32 chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp.
Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, kịp thời, đúng đối tượng. Công tác chuyển đổi số phát triển sâu rộng với việc thành lập các tổ chuyển đổi số tới 100% thôn, tổ dân phố trên địa bàn. Công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm...
Đặc biệt trong năm qua, Yên Bái tổ chức thành công Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái”. Buổi lễ vinh dự có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và cũng được Báo Lao Động bình chọn là 1 trong 10 sự kiện ấn tượng khu vực Tây Bắc năm 2022.
Được biết năm qua, Chỉ số hạnh phúc của Yên Bái đạt mức Khá. Cụ thể là gì, thưa ông?
- Chúng ta đều biết năm 2022 là năm đầy khó khăn và biến động của kinh tế thế giới cũng như Việt Nam.
Tuy vậy, bằng sự nhất tâm nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân, kết quả khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân Yên Bái về Chỉ số hạnh phúc là 62,57%; đạt Mức 2 - Khá hạnh phúc, vượt 1,37% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Để có được kết quả trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 12.000 hộ dân, ở các dân tộc, đa dạng lứa tuổi, ngành nghề đang sinh sống trên địa bàn.
Việc triển khai áp dụng Chỉ số hạnh phúc ở Yên Bái đã được 2 năm. Tuy vậy, với một số người ở địa phương khác, Chỉ số hạnh phúc có thể vẫn bị cho là khá trừu tượng. Xin ông nói rõ hơn?
- Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, định hướng phát triển “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” được coi là điểm mới trong chiến lược phát triển của tỉnh - xuất phát từ nhận định và triết lý riêng của Yên Bái.
Vì vậy, Yên Bái chọn hướng đi “làm sao để người dân hài lòng và hạnh phúc”. Đây cũng là việc mới, việc khó, chưa có tiền lệ nên chúng tôi xác định không cầu toàn mà phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm theo lộ trình và bước đi cụ thể, thận trọng, bài bản từng năm.
Để nâng cao Chỉ số hạnh phúc thì không có nhiệm vụ, giải pháp nào nằm ngoài các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Để thực hiện điều này, ngay từ khi được thông qua, các cấp chức năng tỉnh đã đồng bộ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, xoay quanh 3 trụ cột chính của Chỉ số hạnh phúc mà Nghị quyết đã đề ra, là: sự hài lòng về cuộc sống, sự hài lòng về môi trường sống và tuổi thọ trung bình.
Hiện nay qua khảo sát, tuổi thọ trung bình của người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 73,9 tuổi, tăng 0,2 tuổi so với năm 2021. Trong đó có tối thiểu 66,2 năm sống khỏe, tăng 0,6 tuổi so với năm 2021.
Có thể nhận thấy, Hạnh phúc tuy là khái niệm hết sức trừu tượng, khó có thể “lượng hóa” nhưng thực tế ở Yên Bái những năm gần đây đã chứng minh một điều là: “Người dân sẽ hạnh phúc khi bản thân họ hài lòng về cuộc sống, hài lòng về môi trường sống xung quanh, hài lòng về tuổi thọ trung bình và có sức khỏe tốt”.
Với người dân thì vậy. Còn với nhóm đối tượng là các doanh nhân - doanh nghiệp, năm qua, Yên Bái có làm họ hài lòng?
- Có thể nói, Yên Bái luôn trải thảm đỏ đón tiếp và mong muốn được đồng hành với các doanh nghiệp. Họ phát triển thì mình mới phát triển. Tất nhiên, trên định hướng cốt lõi là xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
Năm 2021, VCCI công bố Bảng xếp hạng Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp với chính quyền, Yên Bái xếp thứ 41, mức trung bình. Còn năm 2022 thì chưa có.
Tuy vậy với những gì đã làm, chúng tôi tự tin sẽ có bước chuyển biến tích cực trên bảng xếp hạng này.
Năm qua, tỉnh đã tổ chức rất nhiều hội nghị chuyên đề, và buổi đối thoại với doanh nghiệp. Mỗi buổi như vậy, tỉnh lại lắng nghe và tập trung tháo gỡ riêng từng lĩnh vực: khoáng sản, đất đai, xây dựng cơ bản… Trên cơ sở đó, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành địa phương thực hiện, tìm cách tháo gỡ, giải quyết.
Chuyển đổi số là từ khóa được nhắc nhiều trong các quyết sách, định hướng của Yên Bái thời gian qua. Xin ông cho biết, nó có quan hệ thế nào tới Chỉ số hạnh phúc?
- Chuyển đổi số, xét cho cùng cũng hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Khi người dân, doanh nghiệp cần đến chính quyền, nhờ chuyển đổi số, vấn đề của họ sẽ được tiếp thu nhanh nhất và giải quyết tốt nhất.
Qua những năm thực hiện và các kinh nghiệm được rút ra, kết quả bây giờ đã đi vào hướng có chiều sâu hơn, và thành công đang dần hiện rõ.
Trong năm mới 2023, ông có chia sẻ gì với độc giả Báo Lao Động cũng như người dân tỉnh nhà?
- "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công", câu nói giản dị của Hồ Chủ tịch cho đến nay đã trở thành lẽ sống, phương châm sống và khẩu hiệu hành động của Đảng ta, dân tộc ta.
Với nhân dân Yên Bái cũng vậy. Để đạt được những kết quả khả quan trong phát triển kinh tế xã hội cũng như Chỉ số hạnh phúc thời gian qua, sự đoàn kết, quyết tâm chính là chìa khóa quan trọng nhất.
Bước vào năm 2023, tôi mong rằng, nhân dân các dân tộc, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang trong cả nước sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết và nội lực, khơi dậy ý chí và khát vọng phát triển, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tự tin vững bước, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, qua đó đưa đất nước phát triển.
Ở góc độ địa phương, chúng tôi quyết tâm đưa Yên Bái phát triển nhanh và bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá của vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025, với phương châm: Tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.
PV: Xin cám ơn ông!