Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Chính trị

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy thảo luận ở tổ về nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm

31/05/2023 17:09:37 Xem cỡ chữ Google
Tham gia ý kiến ở tổ, đối với dự thảo nghị quyết về Bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm đối với các trường hợp do Quốc hội và HĐND bầu hoặc phê chuẩn, bổ nhiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy tham gia những nội dung rất cụ thể.

Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy phát biểu thảo luận ở tổ.

Đối với khái niệm lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu đồng tình với ý kiến một số đại biểu là quy định hiện nay chủ yếu là đưa nội dung về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm. "Tôi đề nghị là định nghĩa lại theo hướng lấy phiếu tín nhiệm đó là hoạt động giám sát của Quốc hội, của HĐND để đánh giá cán bộ làm cơ sở để quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cho thôi chức hoặc là từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ. Như vậy là nó đủ các nội dung của công tác quản lý cán bộ” - đại biểu nêu ý kiến. 

Nội dung thứ hai là quy định về thời hạn và thời điểm lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu cho biết hiện nay trong dự thảo nghị quyết quy định là thời gian, tức là thời hạn và thời điểm lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội và HĐND bầu, phê chuẩn thực hiện vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Cho rằng là quy định này phù hợp với Quốc hội nhưng với HĐND các cấp, nên điều chỉnh theo hướng vào kỳ họp thường lệ giữa năm thứ ba của nhiệm kỳ. 

Trường hợp như nhiệm kỳ này do hiện nay Quốc hội mới ban hành nghị quyết cho nên là có thể muộn hơn thì cũng nên là thực hiện vào khoảng giữa năm thứ ba. 

Theo đại biểu, quy định 96 của Bộ Chính trị thì đối với các địa phương là lấy phiến tín nhiệm ở HĐND trước, sau đó thì lấy phiếu tín nhiệm ở cấp ủy. Nếu như quy định vào kỳ họp cuối năm, tức là HĐND cấp tỉnh vào khoảng đầu tháng 12, HĐND cấp huyện, cấp xã là vào khoảng giữa tháng 12, sau đó rồi mới lấy phiếu tín nhiệm ở cấp ủy thì chúng ta sẽ tập trung thực hiện vào thời điểm cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.

Nêu thời gian nhiệm kỳ của đại hội Đảng bộ cấp huyện, từ thời điểm mà đại hội vào khoảng tháng 5, tháng 6 của năm đầu nhiệm kỳ, thì đến cuối của năm thứ ba đã được khoảng ba, năm rưỡi, tương đương 2/3 nhiệm kỳ chứ không phải giữa nhiệm kỳ. Đại biểu đề nghị điều chỉnh thời điểm lấy với tín nhiệm đối với HĐND các cấp nên vào kỳ họp giữa năm thứ ba. 

Về quy trình lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Đỗ Đức Duy đề nghị cân nhắc điều chỉnh về thời gian của các bước trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm của HĐND các cấp theo hướng giảm còn bằng khoảng hai phần ba so với thời gian quy định lấy phiếu của Quốc hội. 

Thứ nhất số lượng ít hơn, thứ hai là ở HĐND các cấp thì thường như là đại biểu HĐND thường xuyên theo dõi và đánh giá được cán bộ mà mình sẽ bỏ phiếu tín nhiệm, khác với lại Quốc hội là đại biểu có thể ở địa phương khác ở trên cả nước, việc đánh giá đối với các đại biểu là các thành viên Chính phủ hay là Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội thì cần phải nhiều thời gian để nghiên cứu hơn. Đại biểu cho rằng là đối với HĐND thì rút ngắn, còn khoảng hai phần ba là phù hợp.

Trong thảo luận, đại biểu Đỗ Đức Duy đặt vấn đề về thủ tục đề nghị, kiến nghị Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm quy định tại Điều 14. Theo dự thảo, tại Điều 14 có hai khoản, khoản 1 là quy định việc đề nghị, kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Quốc hội bầu, phê chuẩn; khoản 2 quy định đối với các chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Nhưng thiết kế thì không tương thích với nhau, đại biểu đề nghị thiết kế theo hướng là tương thích. 

Viện dẫn tại khoản 1, hiện quy định có ba trường hợp để thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm. Thứ nhất là Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự quyết định việc bỏ phiếu tín nhiệm; thứ hai, qua hoạt động giám sát, các cơ quan giám sát kiến nghị lấy phiếu tín nhiệm; trường hợp thứ ba là các đại biểu Quốc hội lấy số phiếu tín nhiệm, đại biểu đặt vấn đề: "Đối với HĐND thì chỉ áp dụng duy nhất một trường hợp, đó là có các đại biểu HĐND gửi văn bản đề nghị lấy phiếu tín nhiệm, tôi đề với HĐND cũng thiết kế ba trường hợp tương tự như Quốc hội”.

Đối với trường hợp thông qua giám sát, các cơ quan giám sát có thể đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm, nhưng áp dụng với các trường hợp qua giám sát thì chức danh hoặc là người được HĐND bầu không vi phạm pháp luật nhưng mà hiệu quả làm việc hạn chế. 

"Họ không có vi phạm gì cả, việc gì giao cũng làm nhưng hiệu quả thấp dẫn đến tín nhiệm thấp thì có thể bỏ phiếu tín nhiệm. Trường hợp đã vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật thì phải thực hiện quy trình xử lý kỷ luật, chứ không cần bước lấy phiếu tín nhiệm rồi bắt đầu mới xử lý tiếp theo” - đại biểu đặt vấn đề.

Nêu thực tế, hiện nay đối với đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm thì chỉ cần 20% số đại biểu là Quốc hội thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm. Nhưng tương tự như vậy đối với HĐND thì quy định 1/3 đại biểu HĐND, tương đương với 33 %, đại biểu đề nghị nên quy định giống nhau, tỉ lệ nào thống nhất Quốc hội thế nào, thì HĐND như vậy.

 

 

1529 lượt xem
Theo Báo Yên Bái

Các bài khác

Xem thêm »

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h