CTTĐT - Chiều 29/6, Sở Công Thương tổ chức hội nghị về công tác xuất nhập khẩu, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 nhằm đánh giá tình hình, kết quả hoạt động xuất nhập khẩu, nắm bắt tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin về quy mô thị trường xuất khẩu, góp phần cải thiện chỉ số PCI của tỉnh và thúc đẩy giá trị xuất khẩu trong thời gian tới.
Quang cảnh hội nghị
Dự hội nghị có đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương; các sở, ngành, địa phương và hơn 20 doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn.
Hiện toàn tỉnh có khoảng 90 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu; xuất khẩu trực tiếp đến khoảng 50 thị trường truyền thống và hơn 30 thị trường khác. 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 151,69 triệu USD, bằng 88% so với kế hoạch, tăng 4% so với cùng kỳ. Nhóm hàng nông lâm sản chế biến tăng 31% so cùng kỳ. Nhiều nhóm hàng giảm như: nhóm công nghiệp và chế biến khoáng sản; nhóm sản phẩm may mặc; nhóm sản phẩm hạt nhựa chất dẻo. Xu hướng các sản phẩm xuất khẩu chuyển từ sản phẩm thô sang sản phẩm chế biến sâu.
Hiện nay, toàn tỉnh có 07 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt 7 triệu USD gồm các mặt hàng xuất khẩu: đá xẻ, đũa gỗ, măng tre; 03 doanh nghiệp xuất sang thị trường EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU), giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt khoảng 2 triệu USD.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần sứ Kỹ thuật Hoàng Liên Sơn nêu một số khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu về thị trường và vốn.
Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp đã phản ánh thực trạng sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2023, nguyên nhân, nhận định tình hình trong thời gian tới và đề xuất, kiến nghị những giải pháp, hướng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Theo các doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu đầu vào, năng lượng và chi phí logistics, nhân công vẫn tăng cao đã tác động đến chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó, tình hình lạm phát ở nhiều nước còn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt; xu hướng thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm tại một số thị trường tiêu thụ lớn như: Mỹ, châu Âu… khiến nhu cầu nhập khẩu giảm; việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương và các sở, ngành của tỉnh đã trả lời, giải đáp một số vướng mắc, đề xuất, đề nghị của các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp; thông tin về tình hình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tại Việt Nam, các cơ hội cho tỉnh Yên Bái cũng như kiến nghị các giải pháp để tận dụng hiệu quả FTA.
1990 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 29/6, Sở Công Thương tổ chức hội nghị về công tác xuất nhập khẩu, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 nhằm đánh giá tình hình, kết quả hoạt động xuất nhập khẩu, nắm bắt tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin về quy mô thị trường xuất khẩu, góp phần cải thiện chỉ số PCI của tỉnh và thúc đẩy giá trị xuất khẩu trong thời gian tới. Dự hội nghị có đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương; các sở, ngành, địa phương và hơn 20 doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn.
Hiện toàn tỉnh có khoảng 90 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu; xuất khẩu trực tiếp đến khoảng 50 thị trường truyền thống và hơn 30 thị trường khác. 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 151,69 triệu USD, bằng 88% so với kế hoạch, tăng 4% so với cùng kỳ. Nhóm hàng nông lâm sản chế biến tăng 31% so cùng kỳ. Nhiều nhóm hàng giảm như: nhóm công nghiệp và chế biến khoáng sản; nhóm sản phẩm may mặc; nhóm sản phẩm hạt nhựa chất dẻo. Xu hướng các sản phẩm xuất khẩu chuyển từ sản phẩm thô sang sản phẩm chế biến sâu.
Hiện nay, toàn tỉnh có 07 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt 7 triệu USD gồm các mặt hàng xuất khẩu: đá xẻ, đũa gỗ, măng tre; 03 doanh nghiệp xuất sang thị trường EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU), giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt khoảng 2 triệu USD.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần sứ Kỹ thuật Hoàng Liên Sơn nêu một số khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu về thị trường và vốn.
Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp đã phản ánh thực trạng sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2023, nguyên nhân, nhận định tình hình trong thời gian tới và đề xuất, kiến nghị những giải pháp, hướng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Theo các doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu đầu vào, năng lượng và chi phí logistics, nhân công vẫn tăng cao đã tác động đến chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó, tình hình lạm phát ở nhiều nước còn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt; xu hướng thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm tại một số thị trường tiêu thụ lớn như: Mỹ, châu Âu… khiến nhu cầu nhập khẩu giảm; việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương và các sở, ngành của tỉnh đã trả lời, giải đáp một số vướng mắc, đề xuất, đề nghị của các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp; thông tin về tình hình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tại Việt Nam, các cơ hội cho tỉnh Yên Bái cũng như kiến nghị các giải pháp để tận dụng hiệu quả FTA.