CTTĐT - Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong các cơ quan hành chính nhà nước được triển khai sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ, tạo động lực quan trọng thúc đẩy đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn tỉnh phát huy ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, gương mẫu trong hoạt động công vụ, cải cách hành chính, trong quan hệ với nhân dân, xây dựng phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh, tất cả vì sự hài lòng và hạnh phúc của người dân.
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong các cơ quan hành chính nhà nước được triển khai sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc chủ trương, định hướng, quan điểm chỉ đạo của Trung ương về công tác dân vận, những năm qua, công tác dân vận chính quyền trên địa bàn tỉnh Yên Bái tiếp tục có nhiều đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả hơn.
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong các cơ quan hành chính nhà nước được triển khai sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ, tạo động lực quan trọng thúc đẩy đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn tỉnh phát huy ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, gương mẫu trong hoạt động công vụ, cải cách hành chính, trong quan hệ với nhân dân, xây dựng phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh, tất cả vì sự hài lòng và hạnh phúc của người dân.
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, theo triết lý phát triển là: Phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời xác định “xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa một nội dung mới của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Theo đó, Yên Bái đã sớm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh thành 11 nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, 80 nghị quyết, chỉ thị, đề án, quy định, quy chế... của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 54 nghị quyết, 32 đề án, chính sách của HĐND, UBND tỉnh bao quát trên các lĩnh vực; có sự đổi mới về quy trình, nội dung chuẩn bị, xây dựng và ban hành, bảo đảm bám sát chủ trương, đường lối, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, giải quyết có hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra ở cơ sở.
Thực tiễn, đã có một số đề án của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao về tính hiệu quả, tính thực tiễn và trở thành cách làm hay, sáng tạo trong công tác xây dựng Đảng, góp phần tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương, như: Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/8/2018 về xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035; Đề án số 04-ĐA/TU ngày 01/9/2021 về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ tỉnh, giai đoạn 2021-2025”; Đề án số 07-ĐA/TU ngày 27/02/2022 về xây dựng chi bộ kiểu mẫu trong Đảng bộ tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022 - 2025....
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, hướng dẫn của Trung ương về công tác dân vận. Nổi bật là: Nghị quyết số 66-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; Đề án số 13-ĐA/TU ngày 16/3/2023 về nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021-2026.
Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tổng kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2016 - 2021, ký kết Chương trình phối hợp giữa hai cơ quan về công tác dân vận giai đoạn 2022-2026.
Hằng năm, Tỉnh ủy thực hiện “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm” cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh theo Chương trình hành động của Tỉnh ủy - đã tạo động lực thi đua và sức lan tỏa tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đặc biệt, trong thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái và công tác giảm nghèo, hằng năm, Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Kế hoạch với các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình cụ thể; đã “đặt hàng” các “sản phẩm” cụ thể, rõ ràng đối với từng sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các địa phương trong tỉnh. Từ đó, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ/cách làm mới, tạo nên bức tranh sinh động trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nói chung - công tác dân vận chính quyền nói riêng thời gian qua.
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo, theo hướng tăng cường đối thoại, hướng mạnh về cơ sở.
Công tác đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với Nhân dân được cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở và các sở, ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã tổ chức rất nhiều Hội nghị đối thoại (với nông dân; thanh niên; phụ nữ; cán bộ, nhân viên, người lao động ngành y tế; văn nghệ sỹ, trí thức...). Nội dung, hình thức đối thoại phong phú, thiết thực (tổ chức hội nghị trực tiếp, hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 100% các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi...).
Các hội nghị đối thoại đã trở thành diễn đàn dân chủ, thẳng thắn, đã giải đáp và giải quyết các vấn đề người đối thoại quan tâm, trong đó có nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc đã được giải quyết “nhanh, đúng, trúng, thỏa đáng”.
Chương trình Ngày cuối tuần cùng dân, Ngày cuối tuần cùng Doanh nghiệp, Cà phê Doanh nhân được tổ chức thường xuyên, nghiêm túc (theo kế hoạch của Tỉnh ủy về tổ chức Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025), trở thành hoạt động có ý nghĩa, làm sâu sắc thêm ý nghĩa thực tiễn của phong trào “dân vận khéo”.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã giành thời gian ngày cuối tuần đến tận thôn, bản, chòm xóm, những nơi xa nhất, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất để tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi thông tin, chung tay cùng với bà con trong các hoạt động làm đường giao thông nông thôn, lao động sản xuất, dịch rào hiến đất; dự sinh hoạt chi bộ với các chi bộ thôn,bản, tổ dân phố, doanh nghiệp... đã làm tăng thêm trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền tỉnh và cơ sở; được nhân dân quý mến, tin tưởng, ủng hộ...
Công tác tiếp công dân, đặc biệt là tiếp công dân của người đứng đầu các cấp, các ngành trong tỉnh đã đi vào nền nếp. Chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đấu tranh phòng, chống tham nhũng từng bước được nâng lên. Làm tốt công tác thanh tra nhân dân, công tác hòa giải ở cơ sở; chủ động nắm tình hình và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, công dân nhanh chóng, kịp thời, nhất là khi có khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, phức tạp; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân và tiếp thu, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri nhanh chóng, kịp thời, theo đúng quy định.
Với phương châm hành động “Tăng tốc, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, các Nghị quyết của Chính phủ, các Chương trình hành động hằng năm của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh, sự ủng hộ, đồng hành, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, tất cả vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Chính quyền các cấp đã thực hiện nghiêm túc, kịp thời việc công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành nhằm đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân trong việc tham gia quản lý, giám sát đối với các hoạt động của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, tập trung công khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; các khoản thu ngân sách và các nguồn thu khác; các quy định, quy chế làm việc của cơ quan; thủ tục hành chính và quy trình giải quyết thủ tục hành chính; phân công công việc và chế độ trách nhiệm; chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm.
Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, gắn với đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận chính quyền nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ. Đổi mới nội dung và hình thức lấy ý kiến các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tổ chức lấy ý kiến phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của Nhân dân đối với các chương trình, dự án, công trình đầu tư và những vấn đề liên quan đến đời sống của Nhân dân, thường xuyên thực hiện công khai, lắng nghe ý kiến kiến nghị, phản ánh, góp ý của Nhân dân thông qua nhiều hình thức.
Đồng thời, triển khai công tác dân vận chính quyền của cơ quan hành chính nhà nước gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, nhiệm vụ chuyên môn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Yên Bái có tác phong, lề lối làm việc khoa học, trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất đạo đức, chính trị, chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Việc thực hiện các thủ tục hành chính, xây dựng, phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp đạt nhiều kết quả. Yên Bái đã có nhiều giải pháp nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng sự hài lòng của người dân, tổ chức. Kết quả công tác CCHC của tỉnh tăng bậc đáng kể qua các năm.
Năm 2022, chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2022 được xếp hạng thứ 14/63 tỉnh (tăng 10 bậc so với năm 2020); Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) được xếp hạng thứ 11/63 tỉnh, thành phố (tăng 05 bậc); Chỉ số Hiệu quả Quản trị Hành chính công (PAPI) Chỉ số PAPI nằm trong nhóm "Trung bình cao" là năm thứ 2 năm tỉnh Yên Bái duy trì vị trí thứ 5/14 các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Năm 2022 là năm đầu tiên tỉnh Yên Bái có 04 chỉ số thành phần được người dân, tổ chức đánh giá mức độ hài lòng nằm trong Top 05 tỉnh, thành phố cao nhất trong cả nước (gồm: Mức độ hài lòng đối với kết quả dịch vụ, xếp thứ 1; Mức độ hài lòng đối với tiếp cận dịch vụ, xếp thứ 2; Mức độ hài lòng đối với việc cung ứng dịch vụ công, xếp thứ 4; Mức độ hài lòng đối với việc cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, xếp thứ 5).
Thực hiện tốt văn hóa công sở, hình thành phong cách ứng xử văn hóa, lề lối làm việc, tác phong, chuẩn mực, thái độ phục vụ tất cả vì nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Chuyển đổi số đã và đang trở thành một “làn sóng” lan tỏa mạnh mẽ ở khắp các địa phương trong tỉnh, trong đó có những việc đã khẳng định được tính đúng đắn, hiệu quả, cần thiết, phù hợp, tất cả vì sự hài lòng và hạnh phúc của người dân; với những hạt nhân nòng cốt trong hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cơ sở để triển khai chuyển đổi số theo cách làm của tỉnh. Yên Bái là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước (sau tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên) đạt được chỉ tiêu “100% các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng”.
Ứng dụng Công dân số YENBAI-S đã và đang trở thành một kênh thông tin tương tác quan trọng giữa chính quyền và người dân; với hệ thống phản ánh góp ý, công dân, doanh nghiệp trực tiếp phản ánh nhanh chóng, khách quan những vấn đề bất cập đến các cấp chính quyền, đã góp phần thúc đẩy các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh thay đổi ý thức, nâng cao trách nhiệm trong giải quyết các công việc, nhiệm vụ được giao, cải thiện mức độ hài lòng của người dân với chính quyền cũng như nâng cao thứ hạng các bộ chỉ số đánh giá về tỉnh Yên Bái.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo“ trong cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, gắn với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ tại các cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với phong trào Dân vận khéo góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận. Trên khắp các địa phương trong tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã trở thành một trong những phong trào thi đua quan trọng, với những nội dung cụ thể, thiết thực, vừa đặt ra yêu cầu đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn, đạo đức công vụ, vừa góp phần nhân lên những giá trị tốt đẹp trong đời sống xã hội.
Từ 1.000 mô hình đăng ký xây dựng ban đầu năm 2009, đến tháng 12/2022 tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì 4.474 mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (trong đó, có 912 tập thể, cá nhân được đánh giá là điển hình trong thực hiện phong trào). 100% xã, phường, thị trấn đã đồng loạt triển khai xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”; 9/9 huyện, thị, thành phố triển khai ít nhất 10 mô hình dân vận khéo trở lên hoạt động hiệu quả để nhân rộng điển hình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Năm 2023, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đã đăng ký trên 100 mô hình “Dân vận khéo”, phủ kín trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Đơn cử: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh với 9 mô hình đăng ký, trong đó có 7 mô hình tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả, như “Cải tiển lề lối làm việc, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn”; “Ứng xử văn minh, xây dựng cơ quan hạnh phúc”; các mô hình “Học tập và làm theo Bác trong xây dựng cơ quan văn hóa” (Sở Giáo dục và Đào tạo); “Vận động các tổ chức, cá nhân về công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông” (Sở Giao thông vận tải); các mô hình dân vận khéo trong thực hiện văn hóa công sở, nâng cao trình độ chuyên môn, y đức của nhân viên y tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong công tác khám, chữa bệnh nhằm nâng cao sự hài lòng của người bệnh, như: “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên Bệnh viện đa khoa tỉnh hướng tới sự hài lòng của bệnh viện gắn với cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp”; “Dân vận khéo trong thực hiện giao tiếp ứng xử tại bệnh viện” (Bệnh viện Đa khoa tỉnh)...
Triển khai Đề án số 13-ĐA/TU ngày 16/3/2023 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh đã sớm ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lồng ghép các nội dung của phong trào thi đua “Dân vận khéo” với các phong trào thi đua, các cuộc vận động đang triển khai thực hiện. Tích cực đổi mới việc xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị và chính quyền các cấp gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Đảm bảo mục tiêu đến năm 2025: 100% cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có ít nhất 01 mô hình “Dân vận khéo” được triển khai và duy trì hiệu quả; hằng năm, mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng, duy trì ít nhất 10 mô hình “Dân vận khéo” hoạt động hiệu quả, được triển khai đồng đều trên các lĩnh vực.
Tiếp tục không ngừng đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận chính quyền, hướng về cơ sở, tăng cường đối thoại, tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; vì mục tiêu lấy con người là trung tâm, vừa là chủ thể, động lực của sự phát triển, mang lại sự hài lòng và lợi ích cho người dân về chất lượng cuộc sống, nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân./.
2547 lượt xem
Đồ họa: Thanh Bình
CTV: Hồng Thanh Tâm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong các cơ quan hành chính nhà nước được triển khai sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ, tạo động lực quan trọng thúc đẩy đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn tỉnh phát huy ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, gương mẫu trong hoạt động công vụ, cải cách hành chính, trong quan hệ với nhân dân, xây dựng phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh, tất cả vì sự hài lòng và hạnh phúc của người dân.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc chủ trương, định hướng, quan điểm chỉ đạo của Trung ương về công tác dân vận, những năm qua, công tác dân vận chính quyền trên địa bàn tỉnh Yên Bái tiếp tục có nhiều đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả hơn.
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong các cơ quan hành chính nhà nước được triển khai sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ, tạo động lực quan trọng thúc đẩy đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn tỉnh phát huy ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, gương mẫu trong hoạt động công vụ, cải cách hành chính, trong quan hệ với nhân dân, xây dựng phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh, tất cả vì sự hài lòng và hạnh phúc của người dân.
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, theo triết lý phát triển là: Phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời xác định “xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa một nội dung mới của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Theo đó, Yên Bái đã sớm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh thành 11 nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, 80 nghị quyết, chỉ thị, đề án, quy định, quy chế... của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 54 nghị quyết, 32 đề án, chính sách của HĐND, UBND tỉnh bao quát trên các lĩnh vực; có sự đổi mới về quy trình, nội dung chuẩn bị, xây dựng và ban hành, bảo đảm bám sát chủ trương, đường lối, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, giải quyết có hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra ở cơ sở.
Thực tiễn, đã có một số đề án của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao về tính hiệu quả, tính thực tiễn và trở thành cách làm hay, sáng tạo trong công tác xây dựng Đảng, góp phần tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương, như: Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/8/2018 về xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035; Đề án số 04-ĐA/TU ngày 01/9/2021 về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ tỉnh, giai đoạn 2021-2025”; Đề án số 07-ĐA/TU ngày 27/02/2022 về xây dựng chi bộ kiểu mẫu trong Đảng bộ tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022 - 2025....
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, hướng dẫn của Trung ương về công tác dân vận. Nổi bật là: Nghị quyết số 66-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; Đề án số 13-ĐA/TU ngày 16/3/2023 về nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021-2026.
Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tổng kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2016 - 2021, ký kết Chương trình phối hợp giữa hai cơ quan về công tác dân vận giai đoạn 2022-2026.
Hằng năm, Tỉnh ủy thực hiện “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm” cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh theo Chương trình hành động của Tỉnh ủy - đã tạo động lực thi đua và sức lan tỏa tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đặc biệt, trong thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái và công tác giảm nghèo, hằng năm, Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Kế hoạch với các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình cụ thể; đã “đặt hàng” các “sản phẩm” cụ thể, rõ ràng đối với từng sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các địa phương trong tỉnh. Từ đó, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ/cách làm mới, tạo nên bức tranh sinh động trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nói chung - công tác dân vận chính quyền nói riêng thời gian qua.
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo, theo hướng tăng cường đối thoại, hướng mạnh về cơ sở.
Công tác đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với Nhân dân được cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở và các sở, ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã tổ chức rất nhiều Hội nghị đối thoại (với nông dân; thanh niên; phụ nữ; cán bộ, nhân viên, người lao động ngành y tế; văn nghệ sỹ, trí thức...). Nội dung, hình thức đối thoại phong phú, thiết thực (tổ chức hội nghị trực tiếp, hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 100% các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi...).
Các hội nghị đối thoại đã trở thành diễn đàn dân chủ, thẳng thắn, đã giải đáp và giải quyết các vấn đề người đối thoại quan tâm, trong đó có nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc đã được giải quyết “nhanh, đúng, trúng, thỏa đáng”.
Chương trình Ngày cuối tuần cùng dân, Ngày cuối tuần cùng Doanh nghiệp, Cà phê Doanh nhân được tổ chức thường xuyên, nghiêm túc (theo kế hoạch của Tỉnh ủy về tổ chức Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025), trở thành hoạt động có ý nghĩa, làm sâu sắc thêm ý nghĩa thực tiễn của phong trào “dân vận khéo”.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã giành thời gian ngày cuối tuần đến tận thôn, bản, chòm xóm, những nơi xa nhất, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất để tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi thông tin, chung tay cùng với bà con trong các hoạt động làm đường giao thông nông thôn, lao động sản xuất, dịch rào hiến đất; dự sinh hoạt chi bộ với các chi bộ thôn,bản, tổ dân phố, doanh nghiệp... đã làm tăng thêm trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền tỉnh và cơ sở; được nhân dân quý mến, tin tưởng, ủng hộ...
Công tác tiếp công dân, đặc biệt là tiếp công dân của người đứng đầu các cấp, các ngành trong tỉnh đã đi vào nền nếp. Chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đấu tranh phòng, chống tham nhũng từng bước được nâng lên. Làm tốt công tác thanh tra nhân dân, công tác hòa giải ở cơ sở; chủ động nắm tình hình và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, công dân nhanh chóng, kịp thời, nhất là khi có khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, phức tạp; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân và tiếp thu, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri nhanh chóng, kịp thời, theo đúng quy định.
Với phương châm hành động “Tăng tốc, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, các Nghị quyết của Chính phủ, các Chương trình hành động hằng năm của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh, sự ủng hộ, đồng hành, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, tất cả vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Chính quyền các cấp đã thực hiện nghiêm túc, kịp thời việc công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành nhằm đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân trong việc tham gia quản lý, giám sát đối với các hoạt động của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, tập trung công khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; các khoản thu ngân sách và các nguồn thu khác; các quy định, quy chế làm việc của cơ quan; thủ tục hành chính và quy trình giải quyết thủ tục hành chính; phân công công việc và chế độ trách nhiệm; chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm.
Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, gắn với đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận chính quyền nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ. Đổi mới nội dung và hình thức lấy ý kiến các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tổ chức lấy ý kiến phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của Nhân dân đối với các chương trình, dự án, công trình đầu tư và những vấn đề liên quan đến đời sống của Nhân dân, thường xuyên thực hiện công khai, lắng nghe ý kiến kiến nghị, phản ánh, góp ý của Nhân dân thông qua nhiều hình thức.
Đồng thời, triển khai công tác dân vận chính quyền của cơ quan hành chính nhà nước gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, nhiệm vụ chuyên môn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Yên Bái có tác phong, lề lối làm việc khoa học, trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất đạo đức, chính trị, chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Việc thực hiện các thủ tục hành chính, xây dựng, phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp đạt nhiều kết quả. Yên Bái đã có nhiều giải pháp nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng sự hài lòng của người dân, tổ chức. Kết quả công tác CCHC của tỉnh tăng bậc đáng kể qua các năm.
Năm 2022, chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2022 được xếp hạng thứ 14/63 tỉnh (tăng 10 bậc so với năm 2020); Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) được xếp hạng thứ 11/63 tỉnh, thành phố (tăng 05 bậc); Chỉ số Hiệu quả Quản trị Hành chính công (PAPI) Chỉ số PAPI nằm trong nhóm "Trung bình cao" là năm thứ 2 năm tỉnh Yên Bái duy trì vị trí thứ 5/14 các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Năm 2022 là năm đầu tiên tỉnh Yên Bái có 04 chỉ số thành phần được người dân, tổ chức đánh giá mức độ hài lòng nằm trong Top 05 tỉnh, thành phố cao nhất trong cả nước (gồm: Mức độ hài lòng đối với kết quả dịch vụ, xếp thứ 1; Mức độ hài lòng đối với tiếp cận dịch vụ, xếp thứ 2; Mức độ hài lòng đối với việc cung ứng dịch vụ công, xếp thứ 4; Mức độ hài lòng đối với việc cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, xếp thứ 5).
Thực hiện tốt văn hóa công sở, hình thành phong cách ứng xử văn hóa, lề lối làm việc, tác phong, chuẩn mực, thái độ phục vụ tất cả vì nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Chuyển đổi số đã và đang trở thành một “làn sóng” lan tỏa mạnh mẽ ở khắp các địa phương trong tỉnh, trong đó có những việc đã khẳng định được tính đúng đắn, hiệu quả, cần thiết, phù hợp, tất cả vì sự hài lòng và hạnh phúc của người dân; với những hạt nhân nòng cốt trong hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cơ sở để triển khai chuyển đổi số theo cách làm của tỉnh. Yên Bái là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước (sau tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên) đạt được chỉ tiêu “100% các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng”.
Ứng dụng Công dân số YENBAI-S đã và đang trở thành một kênh thông tin tương tác quan trọng giữa chính quyền và người dân; với hệ thống phản ánh góp ý, công dân, doanh nghiệp trực tiếp phản ánh nhanh chóng, khách quan những vấn đề bất cập đến các cấp chính quyền, đã góp phần thúc đẩy các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh thay đổi ý thức, nâng cao trách nhiệm trong giải quyết các công việc, nhiệm vụ được giao, cải thiện mức độ hài lòng của người dân với chính quyền cũng như nâng cao thứ hạng các bộ chỉ số đánh giá về tỉnh Yên Bái.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo“ trong cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, gắn với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ tại các cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với phong trào Dân vận khéo góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận. Trên khắp các địa phương trong tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã trở thành một trong những phong trào thi đua quan trọng, với những nội dung cụ thể, thiết thực, vừa đặt ra yêu cầu đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn, đạo đức công vụ, vừa góp phần nhân lên những giá trị tốt đẹp trong đời sống xã hội.
Từ 1.000 mô hình đăng ký xây dựng ban đầu năm 2009, đến tháng 12/2022 tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì 4.474 mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (trong đó, có 912 tập thể, cá nhân được đánh giá là điển hình trong thực hiện phong trào). 100% xã, phường, thị trấn đã đồng loạt triển khai xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”; 9/9 huyện, thị, thành phố triển khai ít nhất 10 mô hình dân vận khéo trở lên hoạt động hiệu quả để nhân rộng điển hình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Năm 2023, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đã đăng ký trên 100 mô hình “Dân vận khéo”, phủ kín trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Đơn cử: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh với 9 mô hình đăng ký, trong đó có 7 mô hình tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả, như “Cải tiển lề lối làm việc, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn”; “Ứng xử văn minh, xây dựng cơ quan hạnh phúc”; các mô hình “Học tập và làm theo Bác trong xây dựng cơ quan văn hóa” (Sở Giáo dục và Đào tạo); “Vận động các tổ chức, cá nhân về công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông” (Sở Giao thông vận tải); các mô hình dân vận khéo trong thực hiện văn hóa công sở, nâng cao trình độ chuyên môn, y đức của nhân viên y tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong công tác khám, chữa bệnh nhằm nâng cao sự hài lòng của người bệnh, như: “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên Bệnh viện đa khoa tỉnh hướng tới sự hài lòng của bệnh viện gắn với cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp”; “Dân vận khéo trong thực hiện giao tiếp ứng xử tại bệnh viện” (Bệnh viện Đa khoa tỉnh)...
Triển khai Đề án số 13-ĐA/TU ngày 16/3/2023 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh đã sớm ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lồng ghép các nội dung của phong trào thi đua “Dân vận khéo” với các phong trào thi đua, các cuộc vận động đang triển khai thực hiện. Tích cực đổi mới việc xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị và chính quyền các cấp gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Đảm bảo mục tiêu đến năm 2025: 100% cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có ít nhất 01 mô hình “Dân vận khéo” được triển khai và duy trì hiệu quả; hằng năm, mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng, duy trì ít nhất 10 mô hình “Dân vận khéo” hoạt động hiệu quả, được triển khai đồng đều trên các lĩnh vực.
Tiếp tục không ngừng đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận chính quyền, hướng về cơ sở, tăng cường đối thoại, tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; vì mục tiêu lấy con người là trung tâm, vừa là chủ thể, động lực của sự phát triển, mang lại sự hài lòng và lợi ích cho người dân về chất lượng cuộc sống, nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân./.