CTTĐT - Sở Y tế vừa có công văn yêu cầu Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ đạo triển khai các nội dung nhằm tăng cường các biện pháp thực hiện phòng chống dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái kiểm tra thân nhiệt cho bệnh nhân đến khám tại đơn vị. (Ảnh: ST)
Cụ thể, bố trí nơi thực hiện tờ khai y tế ngay tại mỗi cổng vào của bệnh viện, hoạt động 24/7 để kiểm soát chặt chẽ yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch COVID-19 đối với tất cả những người đến bệnh viện bao gồm: người bệnh, người nhà người bệnh, cán bộ y tế, nhân viên, người lao động của bệnh viện, nhân viên của các đơn vị cung ứng dịch vụ cho bệnh viện như vệ sinh, bảo vệ, căng tin, xử lý đồ vải, giao hàng, công nhân xây dựng... Chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện tờ khai y tế, nội dung khai báo trung thực, đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời kiểm tra thông tin cùa tờ khai y tế để phát hiện những người có yếu tố nguy cơ và hướng dẫn đến phòng khám sàng lọc. Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện tờ khai y tế, nghiên cứu tích hợp cảnh báo đối với các đối tượng có yếu tố nguy cơ và triển khai đánh dấu nhận diện người đã qua sàng lọc.
Tổ chức sàng lọc, phân luồng người bệnh, tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và quản lý ca bệnh nghi ngờ/ xác định Covid-19. Theo đó, tất cả mọi người vào khi vào bệnh viện phải mang khẩu trang và được kiểm tra thân nhiệt. Tất cả người bệnh có triệu chứng lâm sàng: sốt, ho, khó thở và có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch COVID-19 sẽ được phân luồng tới phòng chờ khám bệnh, phòng khám bệnh riêng biệt. Tuyệt đối không để người bệnh trên vào chung phòng chờ khám bệnh với các người bệnh khác hoặc đi lại tự do trong khu vực phòng khám và các khu vực khác trong bệnh viện.
Khu vực cách ly điều trị của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có đủ 3 khu vực: khu vực cho người bệnh nghi ngờ, khu vực điều trị ca bệnh xác định; khu vực điều trị người bệnh ổn định chờ ra viện để sẵn sàng tiếp nhận, quản lý, điều trị các ca bệnh nghi ngờ/ca bệnh dương tính thể nhẹ trên địa bàn.
Chuyển ngay người bệnh vào khu cách ly điều trị nếu có đủ yếu tố chẩn đoán là trường hợp nghi ngờ. Báo cáo BCĐ phòng chống dịch của địa phương và Sở Y tế. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tất cả những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử chưa rõ ràng và chuyển mẫu đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để thực hiện xét nghiệm COVID-19. Bố trí giường bệnh đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa 2 người bệnh trong khu vực cách ly điều trị. Đối với những trường hợp bệnh nghi ngờ nên bố trí mỗi người bệnh ở phòng riêng trong khi chờ kết quả xét nghiệm.
Thực hiện xử trí, điều trị theo đúng hướng dẫn chẩn đoán và điều của Bộ Y tế. Chuyển tuyến theo phân tuyến điều trị khi người bệnh có diễn biến nặng vượt quá năng lực chuyên môn, kỹ thuật của bệnh viện.
Nghiêm túc thực hiện báo cáo trên phần mềm phòng chống dịch theo quy định.
Rà soát thực trạng danh sách các cán bộ của đơn vị có tiền sử mắc các bệnh nền, bệnh mãn tính, các trường hợp phụ nữ có thai và đang nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi. Không bố trí các cán bộ trên làm việc tại các khu vực đón tiếp, sàng lọc, phân luồng và khu vực điều trị chăm sóc cho người nghi nhiễm và nhiễm SARS-CoV-2.
Công tác khám bệnh, điều trị nội trú và chuyển tuyến tập trung vào việc chỉ đạo Khoa Khám bệnh tăng cường kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho các trường hợp đến khám bệnh. Thực hiện kê đơn cấp thuốc dài ngày (trên 1 tháng nhưng tối đa không quá 3 tháng) cho những trường hợp bệnh mãn tính, bệnh điều trị dài ngày nếu vẫn đảm bảo liệu trình điều trị và an toàn cho người bệnh. Thực hiện các hình thức đặt hẹn khám bệnh qua mạng để giảm tối đa số lượng người bệnh đến khám tại cùng một thời điểm, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa những người bệnh ngồi chờ khám bệnh.
Hạn chế số lượng người bệnh vào điều trị nội trú một cách hợp lý và tăng cường hiệu quả điều trị để rút ngắn thời gian điều trị nội trú cho người bệnh, giữ khoảng cách giữa các giường bệnh bảo đảm cách nhau tối thiểu 2m.
Hạn chế thấp nhất việc chuyển tuyến người bệnh lên tuyến trên. Trường hợp có người bệnh vượt khả năng điều trị có thể liên hệ với các bệnh viện tuyến trên để hội chẩn hoặc xin hỗ trợ chuyên môn. Trường hợp phải chuyển tuyến cần thực hiện đầy đủ các quy định về chuyển tuyến người bệnh và thực hiện nghiêm các biện pháp dự phòng phòng chống dịch trong quá trình vận chuyển. Đồng thời phải thông báo trước bằng điện thoại cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi bệnh nhân được chuyển đến.
Hạn chế tối đa người nhà đến thăm, chăm sóc người bệnh. Người chăm sóc người bệnh phải đăng ký và ghi lại thông tin liên lạc. Hạn chế tổ chức ăn tập trung tại nhà ăn dinh dưỡng và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa 2 người.
Tiếp tục rà soát, củng cố nhân lực, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất khử trùng, khẩu trang y tế, quần áo bảo hộ y tế phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị và quản lý ca bệnh nghi ngờ/ xác định Covid-19. Chuẩn bị sẵn phương án, nguồn lực để mở rộng khả năng thu dung người bệnh, kịp thời ứng phó khi dịch lan rộng và bùng phát.
Về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, cần lưu ý các nội dung như: đảm bảo cung ứng đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt tiêu chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi tham gia khám sàng lọc, nhân viên thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng liên quan và nhân viên trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh nghi ngờ hay nhiễm SARS-CoV-2; trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người nhiễm SARS-CoV-2.
Thực hiện theo hướng dẫn các ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phòng chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế. Trong đó cần lưu ý xây dựng phương án nhân sự làm việc trong thời gian tối thiểu 3 tháng nhằm dự phòng tình huống lây nhiễm phải cách ly y tế; các đơn vị xây dựng phương án cách ly cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh và kiểm soát các đơn vị, cá nhân thực hiện các dịch vụ từ bên ngoài như bảo vệ, dọn vệ sinh, các quầy dịch vụ, căng tin bán hàng trong bệnh viện; sẵn sàng thực hiện cách ly khi có kết luận cùa Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh về việc có hiện tượng lây nhiễm chéo trong bệnh viện, lập tức dừng toàn bộ việc tiếp nhận người bệnh, thực hiện cách ly y tế trong bệnh viện. Trong đó các khoa có điều trị người bệnh nặng phải thực hiện cách ly tuyệt đối.
Cùng với đó, các đơn vị đảm bảo đường dây nóng hoạt động 24/7 để kịp thời nắm bắt các thông tin phản ánh cũng như hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người bệnh.
1036 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Y tế vừa có công văn yêu cầu Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ đạo triển khai các nội dung nhằm tăng cường các biện pháp thực hiện phòng chống dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể, bố trí nơi thực hiện tờ khai y tế ngay tại mỗi cổng vào của bệnh viện, hoạt động 24/7 để kiểm soát chặt chẽ yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch COVID-19 đối với tất cả những người đến bệnh viện bao gồm: người bệnh, người nhà người bệnh, cán bộ y tế, nhân viên, người lao động của bệnh viện, nhân viên của các đơn vị cung ứng dịch vụ cho bệnh viện như vệ sinh, bảo vệ, căng tin, xử lý đồ vải, giao hàng, công nhân xây dựng... Chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện tờ khai y tế, nội dung khai báo trung thực, đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời kiểm tra thông tin cùa tờ khai y tế để phát hiện những người có yếu tố nguy cơ và hướng dẫn đến phòng khám sàng lọc. Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện tờ khai y tế, nghiên cứu tích hợp cảnh báo đối với các đối tượng có yếu tố nguy cơ và triển khai đánh dấu nhận diện người đã qua sàng lọc.
Tổ chức sàng lọc, phân luồng người bệnh, tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và quản lý ca bệnh nghi ngờ/ xác định Covid-19. Theo đó, tất cả mọi người vào khi vào bệnh viện phải mang khẩu trang và được kiểm tra thân nhiệt. Tất cả người bệnh có triệu chứng lâm sàng: sốt, ho, khó thở và có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch COVID-19 sẽ được phân luồng tới phòng chờ khám bệnh, phòng khám bệnh riêng biệt. Tuyệt đối không để người bệnh trên vào chung phòng chờ khám bệnh với các người bệnh khác hoặc đi lại tự do trong khu vực phòng khám và các khu vực khác trong bệnh viện.
Khu vực cách ly điều trị của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có đủ 3 khu vực: khu vực cho người bệnh nghi ngờ, khu vực điều trị ca bệnh xác định; khu vực điều trị người bệnh ổn định chờ ra viện để sẵn sàng tiếp nhận, quản lý, điều trị các ca bệnh nghi ngờ/ca bệnh dương tính thể nhẹ trên địa bàn.
Chuyển ngay người bệnh vào khu cách ly điều trị nếu có đủ yếu tố chẩn đoán là trường hợp nghi ngờ. Báo cáo BCĐ phòng chống dịch của địa phương và Sở Y tế. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tất cả những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử chưa rõ ràng và chuyển mẫu đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để thực hiện xét nghiệm COVID-19. Bố trí giường bệnh đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa 2 người bệnh trong khu vực cách ly điều trị. Đối với những trường hợp bệnh nghi ngờ nên bố trí mỗi người bệnh ở phòng riêng trong khi chờ kết quả xét nghiệm.
Thực hiện xử trí, điều trị theo đúng hướng dẫn chẩn đoán và điều của Bộ Y tế. Chuyển tuyến theo phân tuyến điều trị khi người bệnh có diễn biến nặng vượt quá năng lực chuyên môn, kỹ thuật của bệnh viện.
Nghiêm túc thực hiện báo cáo trên phần mềm phòng chống dịch theo quy định.
Rà soát thực trạng danh sách các cán bộ của đơn vị có tiền sử mắc các bệnh nền, bệnh mãn tính, các trường hợp phụ nữ có thai và đang nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi. Không bố trí các cán bộ trên làm việc tại các khu vực đón tiếp, sàng lọc, phân luồng và khu vực điều trị chăm sóc cho người nghi nhiễm và nhiễm SARS-CoV-2.
Công tác khám bệnh, điều trị nội trú và chuyển tuyến tập trung vào việc chỉ đạo Khoa Khám bệnh tăng cường kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho các trường hợp đến khám bệnh. Thực hiện kê đơn cấp thuốc dài ngày (trên 1 tháng nhưng tối đa không quá 3 tháng) cho những trường hợp bệnh mãn tính, bệnh điều trị dài ngày nếu vẫn đảm bảo liệu trình điều trị và an toàn cho người bệnh. Thực hiện các hình thức đặt hẹn khám bệnh qua mạng để giảm tối đa số lượng người bệnh đến khám tại cùng một thời điểm, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa những người bệnh ngồi chờ khám bệnh.
Hạn chế số lượng người bệnh vào điều trị nội trú một cách hợp lý và tăng cường hiệu quả điều trị để rút ngắn thời gian điều trị nội trú cho người bệnh, giữ khoảng cách giữa các giường bệnh bảo đảm cách nhau tối thiểu 2m.
Hạn chế thấp nhất việc chuyển tuyến người bệnh lên tuyến trên. Trường hợp có người bệnh vượt khả năng điều trị có thể liên hệ với các bệnh viện tuyến trên để hội chẩn hoặc xin hỗ trợ chuyên môn. Trường hợp phải chuyển tuyến cần thực hiện đầy đủ các quy định về chuyển tuyến người bệnh và thực hiện nghiêm các biện pháp dự phòng phòng chống dịch trong quá trình vận chuyển. Đồng thời phải thông báo trước bằng điện thoại cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi bệnh nhân được chuyển đến.
Hạn chế tối đa người nhà đến thăm, chăm sóc người bệnh. Người chăm sóc người bệnh phải đăng ký và ghi lại thông tin liên lạc. Hạn chế tổ chức ăn tập trung tại nhà ăn dinh dưỡng và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa 2 người.
Tiếp tục rà soát, củng cố nhân lực, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất khử trùng, khẩu trang y tế, quần áo bảo hộ y tế phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị và quản lý ca bệnh nghi ngờ/ xác định Covid-19. Chuẩn bị sẵn phương án, nguồn lực để mở rộng khả năng thu dung người bệnh, kịp thời ứng phó khi dịch lan rộng và bùng phát.
Về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, cần lưu ý các nội dung như: đảm bảo cung ứng đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt tiêu chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi tham gia khám sàng lọc, nhân viên thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng liên quan và nhân viên trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh nghi ngờ hay nhiễm SARS-CoV-2; trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người nhiễm SARS-CoV-2.
Thực hiện theo hướng dẫn các ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phòng chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế. Trong đó cần lưu ý xây dựng phương án nhân sự làm việc trong thời gian tối thiểu 3 tháng nhằm dự phòng tình huống lây nhiễm phải cách ly y tế; các đơn vị xây dựng phương án cách ly cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh và kiểm soát các đơn vị, cá nhân thực hiện các dịch vụ từ bên ngoài như bảo vệ, dọn vệ sinh, các quầy dịch vụ, căng tin bán hàng trong bệnh viện; sẵn sàng thực hiện cách ly khi có kết luận cùa Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh về việc có hiện tượng lây nhiễm chéo trong bệnh viện, lập tức dừng toàn bộ việc tiếp nhận người bệnh, thực hiện cách ly y tế trong bệnh viện. Trong đó các khoa có điều trị người bệnh nặng phải thực hiện cách ly tuyệt đối.
Cùng với đó, các đơn vị đảm bảo đường dây nóng hoạt động 24/7 để kịp thời nắm bắt các thông tin phản ánh cũng như hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người bệnh.