CTTĐT - Sở Thông tin và Truyền thông trả lời ý kiến của Liên đoàn Lao động huyện Văn Chấn và Liên đoàn Lao động huyện Lục Yên gửi đến Hội nghị trực tuyến với các địa phương tiếp xúc cử tri chuyên đề kết hợp đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động năm 2023 về những giải pháp để hạn chế yếu tố tiêu cực của internet và mạng xã hội.
Ảnh minh họa
* Liên đoàn Lao động huyện Văn Chấn hỏi:
Mạng xã hội là một thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, bên cạnh những mặt tích cực, còn nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng và an ninh trật tự, để hạn chế những yếu tố tiêu cực của mạng xã hội, tỉnh đã có những giải pháp như thế nào?
Sở Thông tin và Truyền thông trả lời
Những năm qua, mạng xã hội (MXH) đã có bước phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều tiện ích cho con người.Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, MXH đã và đang tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực, ảnh hưởng đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng và an ninh trật tự như: Dùng MXH để nói xấu, công kích, bôi nhọ tổ chức, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân; đưa thông tin sai sự thật, quảng cáo sai sự thật về sản phẩm mục đích lừa đảo, trục lợi; đăng tải thông tin, hình ảnh trái thuần phong mỹ tục; chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc… Để khắc phục yếu tố tiêu cực của MXH, tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai các giải pháp sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về an toàn, an ninh thông tin; bộ quy tắc ứng xử trên MXH… để nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho cán bộ và nhân dân tham gia MXH an toàn, lành mạnh. Chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng cơ quan truyền thông đa phương tiện để thực hiện tốt hơn chức năng tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, lan tỏa những thông tin tích cực, lên án, đấu tranh mạnh mẽ với các thông tin xấu độc trên MXH.
2. Hướng dẫn và khuyến nghị người dân các kỹ năng cơ bản để sử dụng Internet và MXH an toàn; nhận diện hành vi lừa đảo và cách phòng chống hành vi lừa đảo trên MXH. Đề nghị và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thôngcó cơ chế quản lý và giải pháp kỹ thuật chặn lọc, hạn chế thông tin xấu độc, vi phạm quy định của pháp luật trên môi trường MXH.
3. Tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật; vi phạm Bộ quy tắc ứng xử trên môi trường MXH; phối hợp với Cục An toàn thông tin thực hiện rà soát, đưa vào quản lý 700 Fanpage trên địa bàn tỉnh và quản lý, theo dõi hoạt động của các KOLs (người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trên môi trường MXH).
* Liên đoàn Lao động huyện Lục Yên hỏi:
Hiện nay, con em chúng tôi có nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng điện thoại thông minh, máy tính trong học tập như tiếp cận nhiều thông tin xấu, độc; nguy cơ bị bắt nạt, xâm hại, bị lừa đảo; bị dụ dỗ, lôi kéo vào hành vi vi phạm pháp luật…Bên cạnh việc quan tâm, sát sao của gia đình, chúng tôi rất mong muốn tỉnh có các giải pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn cho con em chúng tôi khi sử dụng mạng internet, mạng xã hội?
Sở Thông tin và Truyền thông trả lời:
Việc sử dụng mạng xã hội (MXH) hiện nay đã rất phổ biến với mọi lứa tuổi, trong đó có các cháu học sinh. Khi các cháu học sinh sử dụng internet, MXH, bên cạnh những tiện ích phục vụ học tập, giải trí thì đi kèm với đó là các nguy cơ về: mất an toàn thông tin cá nhân, lôi kéo, dụ dỗ vào hành vi vi phạm pháp luật và bị xâm hại, lừa đảo trên môi trường mạng…
Để khắc phục những nguy cơ trên, giúp cho các cháu học sinh tham gia internet và MXH an toàn, lành mạnh, hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã và đang có các giải pháp như sau:
1. Tổ chức tuyên truyền - truyền thông nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn thông tin mạng cho học sinh. Tổ chức và khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về an toàn thông tin mạng. Chỉ đạo các trường học tăng cường giáo dục để định hướng cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh, internet và MXH đúng mục đích, an toàn, lành mạnh; không lạm dụng quá mức, ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe và tâm lý; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, chủ động bảo vệ an toàn thông tin cá nhân khi tham gia môi trường mạng; không truy cập, tương tác, lan truyền các thông tin xấu độc trên môi trường mạng; nhận biết được những biểu hiện về hành vi bắt nạt, lừa đảo, vi phạm pháp luật trên môi trường mạng để chủ động phòng tránh.
2. Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm mô hình thí điểm truy cập internet an toàn cho các trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ để nhân rộng mô hình đến 100% các trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Khuyến nghị các bậc phụ huynh đầu tư mua sắm giải pháp kỹ thuật phục vụ truy cập, khai thác, sử dụng internet an toàn, lành mạnh, hiệu quả tại gia đình.
3. Tuyên truyền, định hướng để gia đình và nhà trường phối hợp chặt chẽ trong giáo dục, định hướng cho các cháu học sinh xác định rõ mục đích sử dụng điện thoại thông minh và internet (nên sử dụng theo hướng phục vụ việc học tập nâng cao tri thức là chính, ngoài ra chỉ sử dụng giải trí khi đã hoàn thành việc học tập). Tự giác xây dựng cho mình kế hoạch thời gian sử dụng điện thoại thông minh và internet hằng ngày, không được lạm dụng quá mức ảnh hưởng đến việc học tập và sức khỏe. Các bậc phụ huynh học sinh cần thống nhất và giới hạn thời gian sử dụng điện thoại thông minh và internet cho con; định hướng cho con sử dụng đúng mục đích, an toàn, lành mạnh và có cách thức quản lý, giám sát phù hợp.
2077 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Thông tin và Truyền thông trả lời ý kiến của Liên đoàn Lao động huyện Văn Chấn và Liên đoàn Lao động huyện Lục Yên gửi đến Hội nghị trực tuyến với các địa phương tiếp xúc cử tri chuyên đề kết hợp đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động năm 2023 về những giải pháp để hạn chế yếu tố tiêu cực của internet và mạng xã hội.* Liên đoàn Lao động huyện Văn Chấn hỏi:
Mạng xã hội là một thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, bên cạnh những mặt tích cực, còn nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng và an ninh trật tự, để hạn chế những yếu tố tiêu cực của mạng xã hội, tỉnh đã có những giải pháp như thế nào?
Sở Thông tin và Truyền thông trả lời
Những năm qua, mạng xã hội (MXH) đã có bước phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều tiện ích cho con người.Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, MXH đã và đang tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực, ảnh hưởng đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng và an ninh trật tự như: Dùng MXH để nói xấu, công kích, bôi nhọ tổ chức, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân; đưa thông tin sai sự thật, quảng cáo sai sự thật về sản phẩm mục đích lừa đảo, trục lợi; đăng tải thông tin, hình ảnh trái thuần phong mỹ tục; chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc… Để khắc phục yếu tố tiêu cực của MXH, tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai các giải pháp sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về an toàn, an ninh thông tin; bộ quy tắc ứng xử trên MXH… để nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho cán bộ và nhân dân tham gia MXH an toàn, lành mạnh. Chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng cơ quan truyền thông đa phương tiện để thực hiện tốt hơn chức năng tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, lan tỏa những thông tin tích cực, lên án, đấu tranh mạnh mẽ với các thông tin xấu độc trên MXH.
2. Hướng dẫn và khuyến nghị người dân các kỹ năng cơ bản để sử dụng Internet và MXH an toàn; nhận diện hành vi lừa đảo và cách phòng chống hành vi lừa đảo trên MXH. Đề nghị và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thôngcó cơ chế quản lý và giải pháp kỹ thuật chặn lọc, hạn chế thông tin xấu độc, vi phạm quy định của pháp luật trên môi trường MXH.
3. Tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật; vi phạm Bộ quy tắc ứng xử trên môi trường MXH; phối hợp với Cục An toàn thông tin thực hiện rà soát, đưa vào quản lý 700 Fanpage trên địa bàn tỉnh và quản lý, theo dõi hoạt động của các KOLs (người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trên môi trường MXH).
* Liên đoàn Lao động huyện Lục Yên hỏi:
Hiện nay, con em chúng tôi có nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng điện thoại thông minh, máy tính trong học tập như tiếp cận nhiều thông tin xấu, độc; nguy cơ bị bắt nạt, xâm hại, bị lừa đảo; bị dụ dỗ, lôi kéo vào hành vi vi phạm pháp luật…Bên cạnh việc quan tâm, sát sao của gia đình, chúng tôi rất mong muốn tỉnh có các giải pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn cho con em chúng tôi khi sử dụng mạng internet, mạng xã hội?
Sở Thông tin và Truyền thông trả lời:
Việc sử dụng mạng xã hội (MXH) hiện nay đã rất phổ biến với mọi lứa tuổi, trong đó có các cháu học sinh. Khi các cháu học sinh sử dụng internet, MXH, bên cạnh những tiện ích phục vụ học tập, giải trí thì đi kèm với đó là các nguy cơ về: mất an toàn thông tin cá nhân, lôi kéo, dụ dỗ vào hành vi vi phạm pháp luật và bị xâm hại, lừa đảo trên môi trường mạng…
Để khắc phục những nguy cơ trên, giúp cho các cháu học sinh tham gia internet và MXH an toàn, lành mạnh, hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã và đang có các giải pháp như sau:
1. Tổ chức tuyên truyền - truyền thông nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn thông tin mạng cho học sinh. Tổ chức và khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về an toàn thông tin mạng. Chỉ đạo các trường học tăng cường giáo dục để định hướng cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh, internet và MXH đúng mục đích, an toàn, lành mạnh; không lạm dụng quá mức, ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe và tâm lý; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, chủ động bảo vệ an toàn thông tin cá nhân khi tham gia môi trường mạng; không truy cập, tương tác, lan truyền các thông tin xấu độc trên môi trường mạng; nhận biết được những biểu hiện về hành vi bắt nạt, lừa đảo, vi phạm pháp luật trên môi trường mạng để chủ động phòng tránh.
2. Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm mô hình thí điểm truy cập internet an toàn cho các trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ để nhân rộng mô hình đến 100% các trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Khuyến nghị các bậc phụ huynh đầu tư mua sắm giải pháp kỹ thuật phục vụ truy cập, khai thác, sử dụng internet an toàn, lành mạnh, hiệu quả tại gia đình.
3. Tuyên truyền, định hướng để gia đình và nhà trường phối hợp chặt chẽ trong giáo dục, định hướng cho các cháu học sinh xác định rõ mục đích sử dụng điện thoại thông minh và internet (nên sử dụng theo hướng phục vụ việc học tập nâng cao tri thức là chính, ngoài ra chỉ sử dụng giải trí khi đã hoàn thành việc học tập). Tự giác xây dựng cho mình kế hoạch thời gian sử dụng điện thoại thông minh và internet hằng ngày, không được lạm dụng quá mức ảnh hưởng đến việc học tập và sức khỏe. Các bậc phụ huynh học sinh cần thống nhất và giới hạn thời gian sử dụng điện thoại thông minh và internet cho con; định hướng cho con sử dụng đúng mục đích, an toàn, lành mạnh và có cách thức quản lý, giám sát phù hợp.