CTTĐT - Luật Giá năm 2023 đã được Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV thông qua ngày 19/6/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 (riêng quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026).
Các đại biểu biểu quyết thông qua Luật Giá (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ảnh Báo Đại biểu nhân dân.
Luật Giá năm 2023 gồm 8 chương, 75 điều, gồm những nội dung cơ bản như: Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng trong lĩnh vực giá, gồm 4 điều (từ Điều 8 đến Điều 11); Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá gồm 6 điều (từ Điều 12 đến Điều 17); Hoạt động quản lý, điều tiết giá của nhà nước, gồm 17 điều (từ Điều 17 đến Điều 33); Tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cơ sở dữ liệu về giá, gồm 6 điều (từ Điều 34 đến Điều 39); Thẩm định giá, gồm 27 điều (từ Điều 40 đến Điều 66); Tranh tra chuyên ngành về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá gồm 7 điều (từ Điều 67 đến Điều 73).
So với Luật Giá 2012, Luật Giá năm 2023 có những điểm mới cơ bản sau:
Thứ nhất, bổ sung nguyên tắc áp dụng Luật Giá với các Luật khác có liên quan. Đây là quy định nhằm khắc phục cơ bản tồn tại, hạn chế giữa Luật Giá với các Luật chuyên ngành. Theo đó, về cơ bản Luật Giá sẽ điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá. Trường hợp có quy định khác nhau về giá giữa Luật Giá và luật khác được ban hành trước ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật Giá, trừ 06 trường hợp (bao gồm: Giá đất; giá nhà ở; giá điện và các dịch vụ về điện; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; học phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; tiền bản quyền khi khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan, tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc trong trường hợp người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thỏa thuận được, tiền đền bù đối với quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định bắt buộc) thì được thực hiện theo quy định tại pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai, bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm. Luật Giá 2023 đã bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá theo từng nhóm đối tượng cụ thể, như đối với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, thẩm định giá; người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, thẩm định giá, Luật bổ sung hành vi mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá. Đối với cá nhân, tổ chức, Luật bổ sung các hành vi: Cản trở hoạt động quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Làm, cung cấp chứng thư thẩm định giá giả hoặc sử dụng chứng thư thẩm định giá giả cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này; Làm, cung cấp chứng thư thẩm định giá khi không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hoặc sử dụng chứng thư đó cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không là thẩm định viên về giá. Đối với doanh nghiệp thẩm định giá, Luật bổ sung các hành vi: cung cấp dịch vụ thẩm định giá cho người có liên quan với doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; Phát hành khống chứng thư thẩm định giá; Mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá…
Đặc biệt, ngoài hành vi bị nghiêm cấm của 05 nhóm đối tượng như Luật Giá 2012, Luật Giá 2023 đã bổ sung thêm 02 nhóm hành vi bị nghiêm cấm của đối tượng là hội đồng thẩm định giá và thành viên hội đồng thẩm định giá.
Thứ ba, ban hành kèm theo Danh mục hàng hóa, dịch vụ. Luật Giá 2023 đã ban hành kèm theo 2 danh mục hàng hóa, dịch vụ đó là Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.
Đối với Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Luật Giá 2023 đã bổ sung mặt hàng phân DAP, thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản, đồng thời đưa ra khỏi danh mục các mặt hàng quy định tại Luật Giá 2012 gồm điện, muối ăn và đường ăn. Theo đó, Danh mục tại Luật sẽ gồm 9 hàng hóa, dịch vụ là: Xăng, dầu thành phẩm; Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; Thóc tẻ, gạo tẻ; Phân đạm, phân DAP, phân NPK; Thức ăn chăn nuôi; Vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Việc quy định ngay trong Luật danh mục này đảm bảo tính công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, bảo đảm tính pháp lý chắc chắn, ổn định, giúp doanh nghiệp, người dân đang kinh doanh những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Đối với Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Luật Giá 2023 đã quy định cụ thể các hàng hóa, dịch vụ, bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ như dịch vụ vận chuyển khí thiên nhiên bằng đường ống cho sản xuất điện, dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động…, đồng thời đưa ra khỏi danh mục sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước, dịch vụ quy hoạch. Theo đó, Danh mục bao gồm 42 hàng hóa, dịch vụ gắn với thẩm quyền và hình thức định giá được quy định cụ thể, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện.
Để bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, Luật Giá 2023 cũng đã quy định trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Thứ tư, bổ sung thêm tiêu chí danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Ngoài ba tiêu chí tại Luật Giá 2012 (hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh; tài nguyên quan trọng và hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước), Luật Giá 2023 đã bổ sung tiêu chí hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, sản xuất kinh doanh vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Như vậy, hàng hóa, dịch vụ khi đáp ứng một trong bốn tiêu chí này sẽ thuộc trường hợp do Nhà nước định giá theo quy định.
Thứ năm, quy định cụ thể về kê khai giá. Nếu như Luật Giá 2012 mới chỉ đề cập vấn đề kê khai giá tại điều về giải thích từ ngữ và điều về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thì đến Luật Giá 2023 đã quy định thành điều riêng về kê khai giá (Điều 28), bao gồm các vấn đề về giá kê khai, hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai, nội dung kê khai giá, đối tượng thực hiện kê khai giá và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong kê khai giá. Theo đó, giá kê khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai bao gồm 04 nhóm sau: Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá; Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng; Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu; Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
Thứ sáu, bổ sung quy định về Cơ sở dữ liệu về giá. Quy định này nhằm tăng cường cơ sở pháp lý cho việc triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá tại Bộ Tài chính đảm bảo kết nối với các Bộ, ngành, địa phương, phục vụ tốt cho yêu cầu công tác quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và nhu cầu xã hội. Luật giá 2023 quy định cơ sở dữ liệu về giá gồm Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá và cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá tại địa phương và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm cập nhật thông tin dữ liệu về giá vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá; việc thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về giá phải gắn với ứng dụng công nghệ thông tin. Luật cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu về giá.
Luật Giá 2023 có hiệu lực sẽ tác động và mang lại thay đổi lớn trong hoạt động thẩm định giá, nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá, nổi bật là chuyên môn hóa hoạt động của thẩm định viên theo từng lĩnh vực, điều chỉnh điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá và điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại doanh nghiệp.
Cùng các quy định khác đang được nghiên cứu sửa đổi, hành lang pháp lý trong hoạt động thẩm định giá sẽ dần hoàn thiện hơn, giúp hoạt động thẩm định giá phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả đúng giá trị thị trường góp phần giảm thiểu sai sót trong quá trình thẩm định giá, làm lành mạnh hóa thị trường, minh bạch thị trường, tránh các rủi ro và lãng phí trong đầu tư.
Ngoài ra, Luật Giá mới đã hoàn thiện các quy định theo nguyên tắc tăng cường phân công, phân cấp trong tổ chức thực hiện thẩm định giá Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, vừa bảo đảm tính khả thi, giúp các cá nhân, tổ chức yên tâm thực hiện đúng chức trách được giao. Khi các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thi hành Luật, đồng thời đảm bảo được chất lượng, tính đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Ông Lã Tiến Ngọc - Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Yên Bái cho biết: "Để triển khai thi hành Luật Giá năm 2023 kịp thời, đồng bộ, thống nhất, thời gian tới, Sở Tài chính sẽ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nội dung của Luật Giá; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền Luật Giá bằng hình thức đăng tải Luật Giá trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của Sở Tài chính; tổ chức tập huấn các nội dung của Luật Giá cho các cơ quan, đơn vị có liên quan. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về giá để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới phù hợp với các quy định tại Luật Giá.
Căn cứ kết quả rà soát văn bản, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu với UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản về quản lý giá trên địa bàn tỉnh để phù hợp với tình hình thực tế công tác quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá tại địa phương; quyết định, phân công nhiệm vụ đối với các cơ quan có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và các quy định có liên quan khác tại Luật Giá cũng như các luật khác có liên quan.
Ngoài ra, Sở tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về thẩm định giá cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động để đáp ứng yêu cầu khi tham gia Hội đồng thẩm định giá; rà soát củng cố kiện toàn và chuẩn bị các điều kiện cho việc đảm bảo thực hiện tốt quy định về công khai thông tin về giá. Trong thời gian tới, Sở Tài chính nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ sở dữ liệu về giá của tỉnh nhằm đảm bảo việc tiếp nhận, cập nhật, công khai thông tin về giá theo quy định hiện hành và quy định tại Luật Giá, đảm bảo kết nối với cơ sở dữ liệu giá quốc gia về giá sau khi Bộ Tài chính đã hoàn thành xây dựng và vận hành".
4568 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Luật Giá năm 2023 đã được Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV thông qua ngày 19/6/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 (riêng quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026).Luật Giá năm 2023 gồm 8 chương, 75 điều, gồm những nội dung cơ bản như: Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng trong lĩnh vực giá, gồm 4 điều (từ Điều 8 đến Điều 11); Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá gồm 6 điều (từ Điều 12 đến Điều 17); Hoạt động quản lý, điều tiết giá của nhà nước, gồm 17 điều (từ Điều 17 đến Điều 33); Tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cơ sở dữ liệu về giá, gồm 6 điều (từ Điều 34 đến Điều 39); Thẩm định giá, gồm 27 điều (từ Điều 40 đến Điều 66); Tranh tra chuyên ngành về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá gồm 7 điều (từ Điều 67 đến Điều 73).
So với Luật Giá 2012, Luật Giá năm 2023 có những điểm mới cơ bản sau:
Thứ nhất, bổ sung nguyên tắc áp dụng Luật Giá với các Luật khác có liên quan. Đây là quy định nhằm khắc phục cơ bản tồn tại, hạn chế giữa Luật Giá với các Luật chuyên ngành. Theo đó, về cơ bản Luật Giá sẽ điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá. Trường hợp có quy định khác nhau về giá giữa Luật Giá và luật khác được ban hành trước ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật Giá, trừ 06 trường hợp (bao gồm: Giá đất; giá nhà ở; giá điện và các dịch vụ về điện; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; học phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; tiền bản quyền khi khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan, tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc trong trường hợp người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thỏa thuận được, tiền đền bù đối với quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định bắt buộc) thì được thực hiện theo quy định tại pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai, bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm. Luật Giá 2023 đã bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá theo từng nhóm đối tượng cụ thể, như đối với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, thẩm định giá; người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, thẩm định giá, Luật bổ sung hành vi mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá. Đối với cá nhân, tổ chức, Luật bổ sung các hành vi: Cản trở hoạt động quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Làm, cung cấp chứng thư thẩm định giá giả hoặc sử dụng chứng thư thẩm định giá giả cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này; Làm, cung cấp chứng thư thẩm định giá khi không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hoặc sử dụng chứng thư đó cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không là thẩm định viên về giá. Đối với doanh nghiệp thẩm định giá, Luật bổ sung các hành vi: cung cấp dịch vụ thẩm định giá cho người có liên quan với doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; Phát hành khống chứng thư thẩm định giá; Mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá…
Đặc biệt, ngoài hành vi bị nghiêm cấm của 05 nhóm đối tượng như Luật Giá 2012, Luật Giá 2023 đã bổ sung thêm 02 nhóm hành vi bị nghiêm cấm của đối tượng là hội đồng thẩm định giá và thành viên hội đồng thẩm định giá.
Thứ ba, ban hành kèm theo Danh mục hàng hóa, dịch vụ. Luật Giá 2023 đã ban hành kèm theo 2 danh mục hàng hóa, dịch vụ đó là Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.
Đối với Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Luật Giá 2023 đã bổ sung mặt hàng phân DAP, thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản, đồng thời đưa ra khỏi danh mục các mặt hàng quy định tại Luật Giá 2012 gồm điện, muối ăn và đường ăn. Theo đó, Danh mục tại Luật sẽ gồm 9 hàng hóa, dịch vụ là: Xăng, dầu thành phẩm; Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; Thóc tẻ, gạo tẻ; Phân đạm, phân DAP, phân NPK; Thức ăn chăn nuôi; Vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Việc quy định ngay trong Luật danh mục này đảm bảo tính công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, bảo đảm tính pháp lý chắc chắn, ổn định, giúp doanh nghiệp, người dân đang kinh doanh những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Đối với Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Luật Giá 2023 đã quy định cụ thể các hàng hóa, dịch vụ, bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ như dịch vụ vận chuyển khí thiên nhiên bằng đường ống cho sản xuất điện, dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động…, đồng thời đưa ra khỏi danh mục sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước, dịch vụ quy hoạch. Theo đó, Danh mục bao gồm 42 hàng hóa, dịch vụ gắn với thẩm quyền và hình thức định giá được quy định cụ thể, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện.
Để bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, Luật Giá 2023 cũng đã quy định trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Thứ tư, bổ sung thêm tiêu chí danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Ngoài ba tiêu chí tại Luật Giá 2012 (hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh; tài nguyên quan trọng và hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước), Luật Giá 2023 đã bổ sung tiêu chí hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, sản xuất kinh doanh vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Như vậy, hàng hóa, dịch vụ khi đáp ứng một trong bốn tiêu chí này sẽ thuộc trường hợp do Nhà nước định giá theo quy định.
Thứ năm, quy định cụ thể về kê khai giá. Nếu như Luật Giá 2012 mới chỉ đề cập vấn đề kê khai giá tại điều về giải thích từ ngữ và điều về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thì đến Luật Giá 2023 đã quy định thành điều riêng về kê khai giá (Điều 28), bao gồm các vấn đề về giá kê khai, hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai, nội dung kê khai giá, đối tượng thực hiện kê khai giá và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong kê khai giá. Theo đó, giá kê khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai bao gồm 04 nhóm sau: Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá; Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng; Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu; Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
Thứ sáu, bổ sung quy định về Cơ sở dữ liệu về giá. Quy định này nhằm tăng cường cơ sở pháp lý cho việc triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá tại Bộ Tài chính đảm bảo kết nối với các Bộ, ngành, địa phương, phục vụ tốt cho yêu cầu công tác quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và nhu cầu xã hội. Luật giá 2023 quy định cơ sở dữ liệu về giá gồm Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá và cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá tại địa phương và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm cập nhật thông tin dữ liệu về giá vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá; việc thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về giá phải gắn với ứng dụng công nghệ thông tin. Luật cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu về giá.
Luật Giá 2023 có hiệu lực sẽ tác động và mang lại thay đổi lớn trong hoạt động thẩm định giá, nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá, nổi bật là chuyên môn hóa hoạt động của thẩm định viên theo từng lĩnh vực, điều chỉnh điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá và điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại doanh nghiệp.
Cùng các quy định khác đang được nghiên cứu sửa đổi, hành lang pháp lý trong hoạt động thẩm định giá sẽ dần hoàn thiện hơn, giúp hoạt động thẩm định giá phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả đúng giá trị thị trường góp phần giảm thiểu sai sót trong quá trình thẩm định giá, làm lành mạnh hóa thị trường, minh bạch thị trường, tránh các rủi ro và lãng phí trong đầu tư.
Ngoài ra, Luật Giá mới đã hoàn thiện các quy định theo nguyên tắc tăng cường phân công, phân cấp trong tổ chức thực hiện thẩm định giá Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, vừa bảo đảm tính khả thi, giúp các cá nhân, tổ chức yên tâm thực hiện đúng chức trách được giao. Khi các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thi hành Luật, đồng thời đảm bảo được chất lượng, tính đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Ông Lã Tiến Ngọc - Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Yên Bái cho biết: "Để triển khai thi hành Luật Giá năm 2023 kịp thời, đồng bộ, thống nhất, thời gian tới, Sở Tài chính sẽ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nội dung của Luật Giá; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền Luật Giá bằng hình thức đăng tải Luật Giá trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của Sở Tài chính; tổ chức tập huấn các nội dung của Luật Giá cho các cơ quan, đơn vị có liên quan. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về giá để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới phù hợp với các quy định tại Luật Giá.
Căn cứ kết quả rà soát văn bản, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu với UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản về quản lý giá trên địa bàn tỉnh để phù hợp với tình hình thực tế công tác quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá tại địa phương; quyết định, phân công nhiệm vụ đối với các cơ quan có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và các quy định có liên quan khác tại Luật Giá cũng như các luật khác có liên quan.
Ngoài ra, Sở tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về thẩm định giá cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động để đáp ứng yêu cầu khi tham gia Hội đồng thẩm định giá; rà soát củng cố kiện toàn và chuẩn bị các điều kiện cho việc đảm bảo thực hiện tốt quy định về công khai thông tin về giá. Trong thời gian tới, Sở Tài chính nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ sở dữ liệu về giá của tỉnh nhằm đảm bảo việc tiếp nhận, cập nhật, công khai thông tin về giá theo quy định hiện hành và quy định tại Luật Giá, đảm bảo kết nối với cơ sở dữ liệu giá quốc gia về giá sau khi Bộ Tài chính đã hoàn thành xây dựng và vận hành".