CTTĐT - Ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh tại địa phương, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Yên luôn quan tâm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.
Đồng bào dân tộc Mông xã Phong Dụ Thượng bảo tồn trang phục dân tộc
Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Yên có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50%. Những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán rất riêng tạo nên bản sắc vùng miền độc đáo đã thu hút được nhân dân trong tỉnh, du khách thập phương, góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch và các nét đẹp văn hóa của huyện, tiêu biểu như: Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn, Lễ hội Đền Đông Cuông, Đền Nhược Sơn, Lễ hội Quế, Tết rừng của dân tộc Mông, Lễ hội cơm mới,... Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập sâu rộng hiện nay, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang đặt ra nhiều thách thức; một số phong tục, nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc ít người đang có nguy cơ mai một.
Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nhất là các dân tộc ít người, huyện Văn Yên đang tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; phát huy sự chủ động, tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện. Đồng thời, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức của mỗi người dân, của cộng đồng, nhất là cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác của mỗi người dân. Giữ gìn, giáo dục nét đẹp văn hoá, những thuần phong mỹ tục và bài trừ những hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan.
Cùng với đó, huyện Văn Yên cũng nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa thông tin ở cơ sở; phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật; sưu tầm, khai thác các vốn văn hóa dân tộc, chú trọng bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết, các lễ hội truyền thống, nhạc cụ dân tộc, trang phục dân tộc… ; phục dựng các lễ hội dân gian truyền thống; tổ chức thực hiện hiệu quả Dự án “Bảo tồn làng truyền thống dân tộc Phù Lá, xã Châu Quế Thượng” huyện Văn Yên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ dân gian thu hút sự tham gia của quần chúng nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò tích cực của các nghệ nhân dân gian, các già làng trưởng bản trong việc truyền đạt lại những phong tục truyền thống, nét đẹp văn hóa của dân tộc. Kịp thời biểu dương, động viên, khích lệ địa phương quan tâm đến công tác lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc, những nghệ nhân có tâm huyết và những tài năng trẻ đam mê nghệ thuật văn hóa dân gian.
Huyện cũng có chính sách đầu tư hợp lý, chính sách bồi dưỡng cán bộ làm văn hoá và những nghệ nhân văn hoá dân gian. Quan tâm đào tạo cán bộ người dân tộc về chuyên môn và có tâm huyết về công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn văn hóa dân gian. Có chính sách thỏa đáng đối với người quản lý, nghiên cứu, sưu tầm và các nghệ nhân truyền đạt, lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể.
Đặc biệt, huyện Văn Yên còn huy động mọi nguồn lực xã hội hóa, cộng đồng dân cư, nguồn hỗ trợ để đầu tư bảo tồn bản sắc văn hóa, kêu gọi các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư hoạt động kinh doanh các điểm thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn. Gắn bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cộng đồng các dân tộc với phát triển kinh tế, xã hội. Khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc biệt là dân tộc ít người gắn với việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ và thương mại. Quan tâm chăm lo đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt các chương trình, chính sách ưu đãi, xóa đói giảm nghèo; hướng dẫn việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi, góp phần giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, một xã hội trở thành văn minh hiện đại không chỉ là kinh tế, là khoa học - công nghệ… mà còn là văn hóa. “Một dân tộc khi mất độc lập về chính trị thì còn có thể giành lại được, còn khi đã đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc thì sẽ mất hết”. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc ở huyện Văn Yên vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; tạo sức mạnh nội sinh hun đúc nên phẩm chất, cốt cách con người Văn Yên; đồng thời là quyết tâm chính trị của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, nhất là việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”./.
1802 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Văn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh tại địa phương, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Yên luôn quan tâm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Yên có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50%. Những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán rất riêng tạo nên bản sắc vùng miền độc đáo đã thu hút được nhân dân trong tỉnh, du khách thập phương, góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch và các nét đẹp văn hóa của huyện, tiêu biểu như: Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn, Lễ hội Đền Đông Cuông, Đền Nhược Sơn, Lễ hội Quế, Tết rừng của dân tộc Mông, Lễ hội cơm mới,... Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập sâu rộng hiện nay, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang đặt ra nhiều thách thức; một số phong tục, nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc ít người đang có nguy cơ mai một.
Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nhất là các dân tộc ít người, huyện Văn Yên đang tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; phát huy sự chủ động, tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện. Đồng thời, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức của mỗi người dân, của cộng đồng, nhất là cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác của mỗi người dân. Giữ gìn, giáo dục nét đẹp văn hoá, những thuần phong mỹ tục và bài trừ những hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan.
Cùng với đó, huyện Văn Yên cũng nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa thông tin ở cơ sở; phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật; sưu tầm, khai thác các vốn văn hóa dân tộc, chú trọng bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết, các lễ hội truyền thống, nhạc cụ dân tộc, trang phục dân tộc… ; phục dựng các lễ hội dân gian truyền thống; tổ chức thực hiện hiệu quả Dự án “Bảo tồn làng truyền thống dân tộc Phù Lá, xã Châu Quế Thượng” huyện Văn Yên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ dân gian thu hút sự tham gia của quần chúng nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò tích cực của các nghệ nhân dân gian, các già làng trưởng bản trong việc truyền đạt lại những phong tục truyền thống, nét đẹp văn hóa của dân tộc. Kịp thời biểu dương, động viên, khích lệ địa phương quan tâm đến công tác lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc, những nghệ nhân có tâm huyết và những tài năng trẻ đam mê nghệ thuật văn hóa dân gian.
Huyện cũng có chính sách đầu tư hợp lý, chính sách bồi dưỡng cán bộ làm văn hoá và những nghệ nhân văn hoá dân gian. Quan tâm đào tạo cán bộ người dân tộc về chuyên môn và có tâm huyết về công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn văn hóa dân gian. Có chính sách thỏa đáng đối với người quản lý, nghiên cứu, sưu tầm và các nghệ nhân truyền đạt, lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể.
Đặc biệt, huyện Văn Yên còn huy động mọi nguồn lực xã hội hóa, cộng đồng dân cư, nguồn hỗ trợ để đầu tư bảo tồn bản sắc văn hóa, kêu gọi các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư hoạt động kinh doanh các điểm thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn. Gắn bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cộng đồng các dân tộc với phát triển kinh tế, xã hội. Khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc biệt là dân tộc ít người gắn với việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ và thương mại. Quan tâm chăm lo đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt các chương trình, chính sách ưu đãi, xóa đói giảm nghèo; hướng dẫn việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi, góp phần giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, một xã hội trở thành văn minh hiện đại không chỉ là kinh tế, là khoa học - công nghệ… mà còn là văn hóa. “Một dân tộc khi mất độc lập về chính trị thì còn có thể giành lại được, còn khi đã đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc thì sẽ mất hết”. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc ở huyện Văn Yên vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; tạo sức mạnh nội sinh hun đúc nên phẩm chất, cốt cách con người Văn Yên; đồng thời là quyết tâm chính trị của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, nhất là việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”./.