Thành công của Cách mạng tháng Tám mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng trong vòng 15 ngày (từ ngày 14/8 đến ngày 28/8/1945), trong đó, thắng lợi ở Hà Nội (19/8), Huế (23/8), Sài Gòn (25/8) có ý nghĩa quyết định.
Nhìn lại lịch sử 79 năm qua, có thể khẳng định thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, là thành quả của sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh của dân tộc. Thành công của Cách mạng tháng Tám mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của Đảng ta trong suốt 15 năm (1930 - 1945). Trong ảnh: Từ ngày 6/1 - 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. Tranh: Tư liệu TTXVN
Ngày 23/11/1940, cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ ở nhiều tỉnh Nam bộ. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ là "những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc”, là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, thể hiện sức mạnh quật khởi, lòng tin tưởng và sẵn sàng hy sinh của nhân dân các tỉnh Nam Bộ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, trực tiếp tham gia chiến đấu bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương, đóng vai trò nòng cốt, quyết định sự thành công của Cách mạng tháng Tám. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Thực hiện Chỉ thị, một cao trào cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nơi; khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh được thành lập kêu gọi đồng bào dũng cảm tiến lên dưới ngọn cờ của Việt Minh hãy “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Trong ảnh: Nhân dân ở nhiều địa phương nổi dậy đánh chiếm kho thóc Nhật để cứu đói. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng trong vòng 15 ngày (từ ngày 14/8 đến ngày 28/8/1945), trong đó, thắng lợi ở Hà Nội (19/8), Huế (23/8), Sài Gòn (25/8) có ý nghĩa quyết định. Trong ảnh: Đồng bào Sài Gòn hưởng ứng Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của Đảng ta trong suốt 15 năm (1930 - 1945), từ chủ trương, đường lối, tổ chức thực hiện đến xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng. Trong ảnh: Ngày 14/8/1945, đội du kích Ba Tơ tiến về thị xã Quảng Ngãi, cùng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn, quần chúng nhân dân Thủ đô đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Cách mạng tháng Tám là một bài học lịch sử, mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sau Cách mạng Tháng Tám, trước dã tâm của thực dân Pháp quay trở lại, dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến ở Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sau Cách mạng Tháng Tám, trước dã tâm của thực dân Pháp quay trở lại, dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Các chiến sỹ Vệ Quốc đoàn chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Thành công của Cách mạng Tháng Tám mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Trong ảnh: Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Thành công của Cách mạng tháng Tám mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Trong ảnh: Sáng 10/10/1954, đại quân ta từ 5 cửa ô tiến vào giải phóng Thủ đô, kết thúc oanh liệt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy hy sinh, gian khổ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 30/4/1975, xe tăng quân Giải phóng băng qua cánh cổng sắt, đánh chiếm Phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn, kết thúc oanh liệt cuộc trường chinh 30 năm chống ngoại xâm của dân tộc, thống nhất hoàn toàn đất nước.
1628 lượt xem
Theo TTXVN
Thành công của Cách mạng tháng Tám mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.Nhìn lại lịch sử 79 năm qua, có thể khẳng định thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, là thành quả của sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh của dân tộc. Thành công của Cách mạng tháng Tám mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của Đảng ta trong suốt 15 năm (1930 - 1945). Trong ảnh: Từ ngày 6/1 - 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. Tranh: Tư liệu TTXVN
Ngày 23/11/1940, cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ ở nhiều tỉnh Nam bộ. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ là "những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc”, là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, thể hiện sức mạnh quật khởi, lòng tin tưởng và sẵn sàng hy sinh của nhân dân các tỉnh Nam Bộ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, trực tiếp tham gia chiến đấu bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương, đóng vai trò nòng cốt, quyết định sự thành công của Cách mạng tháng Tám. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Thực hiện Chỉ thị, một cao trào cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nơi; khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh được thành lập kêu gọi đồng bào dũng cảm tiến lên dưới ngọn cờ của Việt Minh hãy “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Trong ảnh: Nhân dân ở nhiều địa phương nổi dậy đánh chiếm kho thóc Nhật để cứu đói. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng trong vòng 15 ngày (từ ngày 14/8 đến ngày 28/8/1945), trong đó, thắng lợi ở Hà Nội (19/8), Huế (23/8), Sài Gòn (25/8) có ý nghĩa quyết định. Trong ảnh: Đồng bào Sài Gòn hưởng ứng Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của Đảng ta trong suốt 15 năm (1930 - 1945), từ chủ trương, đường lối, tổ chức thực hiện đến xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng. Trong ảnh: Ngày 14/8/1945, đội du kích Ba Tơ tiến về thị xã Quảng Ngãi, cùng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn, quần chúng nhân dân Thủ đô đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Cách mạng tháng Tám là một bài học lịch sử, mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sau Cách mạng Tháng Tám, trước dã tâm của thực dân Pháp quay trở lại, dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến ở Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sau Cách mạng Tháng Tám, trước dã tâm của thực dân Pháp quay trở lại, dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Các chiến sỹ Vệ Quốc đoàn chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Thành công của Cách mạng Tháng Tám mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Trong ảnh: Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Thành công của Cách mạng tháng Tám mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Trong ảnh: Sáng 10/10/1954, đại quân ta từ 5 cửa ô tiến vào giải phóng Thủ đô, kết thúc oanh liệt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy hy sinh, gian khổ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 30/4/1975, xe tăng quân Giải phóng băng qua cánh cổng sắt, đánh chiếm Phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn, kết thúc oanh liệt cuộc trường chinh 30 năm chống ngoại xâm của dân tộc, thống nhất hoàn toàn đất nước.