CTTĐT - Chiều 22/10, Hội nghị Halal toàn quốc “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam” đã khai mạc tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Hội nghị do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức.
Quang cảnh Hội nghị.
Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái do đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương dự Hội nghị.
Ngành công nghiệp Halal (gọi tắt là ngành Halal) là tổng thể các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Hồi giáo như thực phẩm và đồ uống Halal, dược phẩm Halal, mỹ phẩm Halal, thời trang và nghệ thuật, kinh tế số Hồi giáo, y tế và chăm sóc sức khỏe, du lịch thân thiện với người Hồi giáo, chuỗi cung ứng, vận tải và hậu cần Halal, tài chính Hồi giáo…, trong đó có 7 lĩnh vực phổ biến nhất là thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang, du lịch, truyền thông giải trí và tài chính. |
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (người ngồi giữa) dự Hội nghị.
Hội nghị Halal toàn quốc diễn ra trong bối cảnh thị trường Halal toàn cầu có tiềm năng phát triển lớn, quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến tăng lên khoảng 10.000 tỷ USD năm 2028. Nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo hiện đang tham gia tích cực vào thị trường Halal toàn cầu.
Hội nghị Halal toàn quốc với chủ đề “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam” được tổ chức nhằm xác định các khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thúc đẩy xây dựng, phát triển ngành Halal Việt Nam bài bản, chuyên nghiệp và toàn diện.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng giúp nâng cao nhận thức của các quốc gia, tổ chức trong khu vực và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội hợp tác trong lĩnh vực Halal với Việt Nam; đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền về Halal cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân Việt Nam; tăng cường kết nối các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác tiềm năng của khu vực và quốc tế.
Với hai phiên thảo luận chính, hội nghị tập trung vào các nội dung: Tiềm năng, kết quả, định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam từ góc độ cơ quan quản lý và địa phương Việt Nam; các thuận lợi và khó khăn cần tháo gỡ của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường Halal toàn cầu; vai trò và việc phát huy các nguồn lực nội bộ, trong đó có cộng đồng Hồi giáo tại Việt Nam trong phát triển ngành Halal Việt Nam; cơ hội, sự cần thiết tăng cường hợp tác quốc tế phát triển ngành Halal; tiềm năng, lĩnh vực hợp tác về Halal giữa Việt Nam với một số quốc gia Hồi giáo/thị trường Halal trọng điểm trên thế giới; nhu cầu, kinh nghiệm tăng cường hợp tác quốc tế của các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam.
Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái dự Hội nghị.
Tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030", trong đó đánh giá các sản phẩm nông lâm sản của tỉnh có tiềm năng để tham gia vào thị trường Halal. Từ đó, tỉnh ưu tiên tập trung vào các sản phẩm từ cây chè và cây quế có khả năng đạt tiêu chuẩn để cấp chứng nhận thực phẩm Halal và tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm Halal.
Qua rà soát cho thấy hiện tỉnh có 7.443 ha chè, tập trung nhiều ở các huyện: Trấn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Sản lượng hàng năm đạt trên 69 nghìn tấn. Nhiều sản phẩm chè đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Với 82 nghìn ha quế, Yên Bái là tỉnh có vùng quế lớn nhất cả nước; sản lượng khai thác từ quế khoảng 18.061 tấn quế vỏ khô, khoảng 85.508 tấn cành lá quế cung cấp nguyên liệu để chế biến dược phẩm, thực phẩm, tinh dầu quế…phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Kết quả xuất khẩu chè và các sản phẩm từ cây quế những năm qua thấy rằng thị trường các nước Hồi giáo là những thị trường tiềm năng lớn đối với các sản phẩm chè và các sản phẩm từ cây quế của tỉnh Yên Bái...
1073 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 22/10, Hội nghị Halal toàn quốc “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam” đã khai mạc tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Hội nghị do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức.Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái do đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương dự Hội nghị.
Ngành công nghiệp Halal (gọi tắt là ngành Halal) là tổng thể các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Hồi giáo như thực phẩm và đồ uống Halal, dược phẩm Halal, mỹ phẩm Halal, thời trang và nghệ thuật, kinh tế số Hồi giáo, y tế và chăm sóc sức khỏe, du lịch thân thiện với người Hồi giáo, chuỗi cung ứng, vận tải và hậu cần Halal, tài chính Hồi giáo…, trong đó có 7 lĩnh vực phổ biến nhất là thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang, du lịch, truyền thông giải trí và tài chính.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (người ngồi giữa) dự Hội nghị.
Hội nghị Halal toàn quốc diễn ra trong bối cảnh thị trường Halal toàn cầu có tiềm năng phát triển lớn, quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến tăng lên khoảng 10.000 tỷ USD năm 2028. Nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo hiện đang tham gia tích cực vào thị trường Halal toàn cầu.
Hội nghị Halal toàn quốc với chủ đề “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam” được tổ chức nhằm xác định các khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thúc đẩy xây dựng, phát triển ngành Halal Việt Nam bài bản, chuyên nghiệp và toàn diện.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng giúp nâng cao nhận thức của các quốc gia, tổ chức trong khu vực và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội hợp tác trong lĩnh vực Halal với Việt Nam; đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền về Halal cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân Việt Nam; tăng cường kết nối các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác tiềm năng của khu vực và quốc tế.
Với hai phiên thảo luận chính, hội nghị tập trung vào các nội dung: Tiềm năng, kết quả, định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam từ góc độ cơ quan quản lý và địa phương Việt Nam; các thuận lợi và khó khăn cần tháo gỡ của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường Halal toàn cầu; vai trò và việc phát huy các nguồn lực nội bộ, trong đó có cộng đồng Hồi giáo tại Việt Nam trong phát triển ngành Halal Việt Nam; cơ hội, sự cần thiết tăng cường hợp tác quốc tế phát triển ngành Halal; tiềm năng, lĩnh vực hợp tác về Halal giữa Việt Nam với một số quốc gia Hồi giáo/thị trường Halal trọng điểm trên thế giới; nhu cầu, kinh nghiệm tăng cường hợp tác quốc tế của các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam.
Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái dự Hội nghị.
Tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030", trong đó đánh giá các sản phẩm nông lâm sản của tỉnh có tiềm năng để tham gia vào thị trường Halal. Từ đó, tỉnh ưu tiên tập trung vào các sản phẩm từ cây chè và cây quế có khả năng đạt tiêu chuẩn để cấp chứng nhận thực phẩm Halal và tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm Halal.
Qua rà soát cho thấy hiện tỉnh có 7.443 ha chè, tập trung nhiều ở các huyện: Trấn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Sản lượng hàng năm đạt trên 69 nghìn tấn. Nhiều sản phẩm chè đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Với 82 nghìn ha quế, Yên Bái là tỉnh có vùng quế lớn nhất cả nước; sản lượng khai thác từ quế khoảng 18.061 tấn quế vỏ khô, khoảng 85.508 tấn cành lá quế cung cấp nguyên liệu để chế biến dược phẩm, thực phẩm, tinh dầu quế…phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Kết quả xuất khẩu chè và các sản phẩm từ cây quế những năm qua thấy rằng thị trường các nước Hồi giáo là những thị trường tiềm năng lớn đối với các sản phẩm chè và các sản phẩm từ cây quế của tỉnh Yên Bái...