Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (GNBV), những năm qua, huyện Trạm Tấu đã triển khai các chương trình, dự án được đầu tư về xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm… góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, từng bước GNBV.
Người dân huyện Trạm Tấu tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Hàng năm, huyện kiện toàn Ban Chỉ đạo Giảm nghèo do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, cùng các ngành thành viên và chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
Nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo là đẩy mạnh tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết về chương trình hỗ trợ giảm nghèo; phối hợp với các xã, thị trấn xác định nhu cầu kinh phí và hạng mục cần đầu tư; rà soát hộ nghèo, cận nghèo; triển khai các chính sách hỗ trợ để đối tượng được hưởng lợi đầy đủ chính sách an sinh xã hội…
Năm 2020, tổng kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện là 37 tỷ 168 triệu đồng để xây dựng 7 công trình giao thông và 3 công trình thủy lợi. Các công trình có vốn đầu tư lớn như: đường trung tâm xã Tà Xi Láng, đường xã Pá Hu, đường xã Bản Công…; công trình thủy lợi xã Tà Xi Láng, thủy lợi xã Trạm Tấu, thủy lợi xã Bản Mù…
Các công trình được đầu tư đều được triển khai khá đồng bộ, chất lượng công trình được đảm bảo và đúng tiến độ.
Huyện đặc biệt quan tâm ưu tiên các hạng mục như: đường, thủy lợi, nước sinh hoạt… phục vụ nhu cầu cần thiết trước mắt của người dân. Các công trình thủy lợi đã phát huy hiệu quả, cơ bản chủ động cung ứng đủ nguồn nước tưới tiêu cho 1.520 ha lúa cấy 2 vụ/năm.
Các công trình giao thông từ huyện đến trung tâm các cụm xã đã cơ bản được bê tông hóa; các tuyến đường liên thôn, bản được mở rộng nâng cấp và bê tông hóa đạt gần 50%, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa của người dân.
Thực hiện Quyết định số 806 ngày 24/4/2020 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công (NCC) với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn (ĐBKK), qua rà soát, toàn huyện có 46 hộ được hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở. Trong đó, 6 hộ NCC (làm mới 1 hộ, sửa chữa 5 hộ), 40 hộ nghèo ĐBKK làm mới với tổng kinh phí thực hiện 1 tỷ 740 triệu đồng (trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 620 triệu đồng, vận động xã hội hóa 920 triệu đồng, Quỹ "Vì người nghèo”, Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh 200 triệu đồng).
Với sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể, đến hết tháng 10/2020, 100% hộ gia đình sửa chữa, làm mới nhà đều hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Một số xã hoàn thành sớm so với kế hoạch như: Bản Công, Pá Hu, Pá Lau…
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, năm 2020, huyện triển khai 32 dự án với kinh phí gần 700 triệu đồng gồm: mô hình trồng dưa bở diện tích 3,5 ha cho 12 hộ ở các xã: Xà Hồ, Trạm Tấu, Pá Hu; hỗ trợ trồng rau vụ đông diện tích 6 ha tại xã Hát Lừu; hỗ trợ giống lúa mới diện tích 200 ha cho 1.033 hộ ở các xã: Túc Đán, Phình Hồ, Trạm Tấu, Pá Hu; hỗ trợ phát triển gà đen đặc sản cho 100 hộ tại các xã: Bản Công, Bản Mù, Phình Hồ…
Để giúp hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo phát triển sản xuất, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện còn triển khai 12 chương trình tín dụng chính sách, tạo điều kiện cho 4.600 hộ vay vốn để phát triển sản xuất, tổng dư nợ đạt trên 188 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, người nghèo, người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh ĐBKK còn được hưởng các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện, lao động nông thôn được hưởng chính sách đào tạo nghề theo Đề án 1956 của Chính phủ…
Ông Khang A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV triển khai trên địa bàn huyện những năm qua đã tạo bước chuyển biến rõ nét làm thay đổi nhận thức từ cán bộ đến người dân, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cơ chế chính sách của Nhà nước. Đặc biệt, những năm gần đây, trên địa bàn huyện còn có nhiều hộ viết đơn tự nguyện xin thoát nghèo. Ước tính năm 2020, toàn huyện giảm 7,9% hộ nghèo, tương đương với 580 hộ thoát nghèo bền vững”.
Thời gian tới, Ban Chỉ đạo Giảm nghèo từ huyện đến cơ sở tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát và sử dụng hiệu quả các dự án được đầu tư; tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân; nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng… giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
1147 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (GNBV), những năm qua, huyện Trạm Tấu đã triển khai các chương trình, dự án được đầu tư về xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm… góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, từng bước GNBV.Hàng năm, huyện kiện toàn Ban Chỉ đạo Giảm nghèo do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, cùng các ngành thành viên và chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
Nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo là đẩy mạnh tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết về chương trình hỗ trợ giảm nghèo; phối hợp với các xã, thị trấn xác định nhu cầu kinh phí và hạng mục cần đầu tư; rà soát hộ nghèo, cận nghèo; triển khai các chính sách hỗ trợ để đối tượng được hưởng lợi đầy đủ chính sách an sinh xã hội…
Năm 2020, tổng kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện là 37 tỷ 168 triệu đồng để xây dựng 7 công trình giao thông và 3 công trình thủy lợi. Các công trình có vốn đầu tư lớn như: đường trung tâm xã Tà Xi Láng, đường xã Pá Hu, đường xã Bản Công…; công trình thủy lợi xã Tà Xi Láng, thủy lợi xã Trạm Tấu, thủy lợi xã Bản Mù…
Các công trình được đầu tư đều được triển khai khá đồng bộ, chất lượng công trình được đảm bảo và đúng tiến độ.
Huyện đặc biệt quan tâm ưu tiên các hạng mục như: đường, thủy lợi, nước sinh hoạt… phục vụ nhu cầu cần thiết trước mắt của người dân. Các công trình thủy lợi đã phát huy hiệu quả, cơ bản chủ động cung ứng đủ nguồn nước tưới tiêu cho 1.520 ha lúa cấy 2 vụ/năm.
Các công trình giao thông từ huyện đến trung tâm các cụm xã đã cơ bản được bê tông hóa; các tuyến đường liên thôn, bản được mở rộng nâng cấp và bê tông hóa đạt gần 50%, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa của người dân.
Thực hiện Quyết định số 806 ngày 24/4/2020 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công (NCC) với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn (ĐBKK), qua rà soát, toàn huyện có 46 hộ được hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở. Trong đó, 6 hộ NCC (làm mới 1 hộ, sửa chữa 5 hộ), 40 hộ nghèo ĐBKK làm mới với tổng kinh phí thực hiện 1 tỷ 740 triệu đồng (trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 620 triệu đồng, vận động xã hội hóa 920 triệu đồng, Quỹ "Vì người nghèo”, Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh 200 triệu đồng).
Với sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể, đến hết tháng 10/2020, 100% hộ gia đình sửa chữa, làm mới nhà đều hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Một số xã hoàn thành sớm so với kế hoạch như: Bản Công, Pá Hu, Pá Lau…
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, năm 2020, huyện triển khai 32 dự án với kinh phí gần 700 triệu đồng gồm: mô hình trồng dưa bở diện tích 3,5 ha cho 12 hộ ở các xã: Xà Hồ, Trạm Tấu, Pá Hu; hỗ trợ trồng rau vụ đông diện tích 6 ha tại xã Hát Lừu; hỗ trợ giống lúa mới diện tích 200 ha cho 1.033 hộ ở các xã: Túc Đán, Phình Hồ, Trạm Tấu, Pá Hu; hỗ trợ phát triển gà đen đặc sản cho 100 hộ tại các xã: Bản Công, Bản Mù, Phình Hồ…
Để giúp hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo phát triển sản xuất, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện còn triển khai 12 chương trình tín dụng chính sách, tạo điều kiện cho 4.600 hộ vay vốn để phát triển sản xuất, tổng dư nợ đạt trên 188 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, người nghèo, người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh ĐBKK còn được hưởng các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện, lao động nông thôn được hưởng chính sách đào tạo nghề theo Đề án 1956 của Chính phủ…
Ông Khang A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV triển khai trên địa bàn huyện những năm qua đã tạo bước chuyển biến rõ nét làm thay đổi nhận thức từ cán bộ đến người dân, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cơ chế chính sách của Nhà nước. Đặc biệt, những năm gần đây, trên địa bàn huyện còn có nhiều hộ viết đơn tự nguyện xin thoát nghèo. Ước tính năm 2020, toàn huyện giảm 7,9% hộ nghèo, tương đương với 580 hộ thoát nghèo bền vững”.
Thời gian tới, Ban Chỉ đạo Giảm nghèo từ huyện đến cơ sở tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát và sử dụng hiệu quả các dự án được đầu tư; tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân; nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng… giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.