CTTĐT - Vừa qua, Sở Tư pháp tổ chức tọa đàm “Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và thực hiện trình tự thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” với sự tham dự của đại diện lãnh đạo và pháp chế các sở, ban, ngành; đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội nữ doanh nhân tỉnh.
Quang cảnh buổi tọa đàm
Đối với công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ năm 2018 đến năm 2020, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh đã tổ chức 03 Hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ về tăng cường năng lực và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đồng thời phổ biến, trao đổi việc thực hiện một số quy định của pháp luật về đầu tư kinh doanh được quy định tại Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho các cơ quan, tổ chức và người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đối với việc thực hiện quy trình, thủ tục xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, từ tháng 7 năm 2016 đến nay, các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện lập đề nghị xây dựng 28 nghị quyết của HĐND tỉnh và 83 đề nghị xây dựng quyết định của UBND tỉnh, công tác lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND tỉnh của các cơ quan đã cơ bản đi vào nền nếp, tuân thủ đầy đủ quy trình luật định, bảo đảm chất lượng. Vì vậy, năm 2019, tỉnh Yên Bái nằm trong TOP đầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về thực hiện “Chỉ số xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật”.
Tại buổi tọa đàm, đại diện một số sở, ban, ngành đã có những trao đổi về thực trạng cũng như những đánh giá kết quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng và triển khai có hiệu quả đối với các công tác này.
Thông qua buổi tọa đàm đã góp phần giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm đúng quy trình theo luật định./.
945 lượt xem
CTV: Thu Hằng (Sở Tư pháp)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vừa qua, Sở Tư pháp tổ chức tọa đàm “Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và thực hiện trình tự thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” với sự tham dự của đại diện lãnh đạo và pháp chế các sở, ban, ngành; đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội nữ doanh nhân tỉnh.Đối với công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ năm 2018 đến năm 2020, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh đã tổ chức 03 Hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ về tăng cường năng lực và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đồng thời phổ biến, trao đổi việc thực hiện một số quy định của pháp luật về đầu tư kinh doanh được quy định tại Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho các cơ quan, tổ chức và người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đối với việc thực hiện quy trình, thủ tục xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, từ tháng 7 năm 2016 đến nay, các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện lập đề nghị xây dựng 28 nghị quyết của HĐND tỉnh và 83 đề nghị xây dựng quyết định của UBND tỉnh, công tác lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND tỉnh của các cơ quan đã cơ bản đi vào nền nếp, tuân thủ đầy đủ quy trình luật định, bảo đảm chất lượng. Vì vậy, năm 2019, tỉnh Yên Bái nằm trong TOP đầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về thực hiện “Chỉ số xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật”.
Tại buổi tọa đàm, đại diện một số sở, ban, ngành đã có những trao đổi về thực trạng cũng như những đánh giá kết quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng và triển khai có hiệu quả đối với các công tác này.
Thông qua buổi tọa đàm đã góp phần giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm đúng quy trình theo luật định./.