CTTĐT - Chiều 14/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 10 điểm cầu triển khai nhiệm vụ năm học 2021- 2022.
Đồng chí Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội nghị
Nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2021 - 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở Giáo dục Mầm non đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục Mầm non trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tập trung phát triển mạng lưới trường lớp Mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện chương trình giáo dục Mầm non sau sửa đổi... Phấn đấu năm học 2021 - 2022 tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 22%, mẫu giáo đạt 94%; đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới. Đồng thời thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt trong trường mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh...
Đối với Giáo dục phổ thông cần tích cực triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện nghiêm túc việc cam kết chất lượng, ứng dụng CNTT, bồi dưỡng đội ngũ, tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục phổ thông... Tranh thủ tình hình dịch Covid trên địa bàn tỉnh ổn định, ngành yêu cầu các nhà trường tổ chức học trên 6 buổi/tuần, dạy 2 buổi/ngày kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến; dạy các môn cơ bản và nội dung cốt lõi trước, bổ sung, mở rộng củng cố sau... Đối với cấp Tiểu học, đặc biệt là các trường vùng cao chỉ đạo dạy tăng cường tiếng Việt. Với cấp THCS, tăng cường dạy bổ trợ tiếng Anh cho lớp 6; bổ sung, điều chỉnh kiến thức lớp 9 sát với chương trình lớp 10. Với bậc THPT tổ chức phân loại học sinh, định hướng, tư vấn, đồng thời có kế hoạch phù hợp với từng đối tượng; đối với lớp 12 cần xây dựng kế hoạch ôn tập sớm, có thể dạy nhiều hơn 6 buổi/tuần. Giáo dục dân tộc cần chú trọng xây dựng môi trường tiếng Việt, tổ chức các cuộc thi, giao lưu văn nghệ, thể thao..., tăng cường phụ đạo; đổi mới công tác quản lý học sinh bán trú, nội trú, phối hợp quản lý học sinh không ở trong trường. Tăng buổi học ở những đơn vị có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ và có những giải pháp giao bài, hướng dẫn học sinh tự học tại khu nội trú. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm; xây dựng trường học hạnh phúc...
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; không chủ quan lơ là, mất cảnh giác nhưng không hoang mang, lo sợ trước dịch bệnh. Các cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi đón học sinh tựu trường.
1410 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 14/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 10 điểm cầu triển khai nhiệm vụ năm học 2021- 2022.Nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2021 - 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở Giáo dục Mầm non đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục Mầm non trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tập trung phát triển mạng lưới trường lớp Mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện chương trình giáo dục Mầm non sau sửa đổi... Phấn đấu năm học 2021 - 2022 tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 22%, mẫu giáo đạt 94%; đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới. Đồng thời thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt trong trường mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh...
Đối với Giáo dục phổ thông cần tích cực triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện nghiêm túc việc cam kết chất lượng, ứng dụng CNTT, bồi dưỡng đội ngũ, tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục phổ thông... Tranh thủ tình hình dịch Covid trên địa bàn tỉnh ổn định, ngành yêu cầu các nhà trường tổ chức học trên 6 buổi/tuần, dạy 2 buổi/ngày kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến; dạy các môn cơ bản và nội dung cốt lõi trước, bổ sung, mở rộng củng cố sau... Đối với cấp Tiểu học, đặc biệt là các trường vùng cao chỉ đạo dạy tăng cường tiếng Việt. Với cấp THCS, tăng cường dạy bổ trợ tiếng Anh cho lớp 6; bổ sung, điều chỉnh kiến thức lớp 9 sát với chương trình lớp 10. Với bậc THPT tổ chức phân loại học sinh, định hướng, tư vấn, đồng thời có kế hoạch phù hợp với từng đối tượng; đối với lớp 12 cần xây dựng kế hoạch ôn tập sớm, có thể dạy nhiều hơn 6 buổi/tuần. Giáo dục dân tộc cần chú trọng xây dựng môi trường tiếng Việt, tổ chức các cuộc thi, giao lưu văn nghệ, thể thao..., tăng cường phụ đạo; đổi mới công tác quản lý học sinh bán trú, nội trú, phối hợp quản lý học sinh không ở trong trường. Tăng buổi học ở những đơn vị có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ và có những giải pháp giao bài, hướng dẫn học sinh tự học tại khu nội trú. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm; xây dựng trường học hạnh phúc...
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; không chủ quan lơ là, mất cảnh giác nhưng không hoang mang, lo sợ trước dịch bệnh. Các cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi đón học sinh tựu trường.