Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 18/CT-TTg về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 – 2030.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 – 2030
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (bộ, cơ quan trung ương), các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các địa phương) triển khai công tác xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 – 2030.
Đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan, bài học kinh nghiệm
Chỉ thị nêu rõ, việc đánh giá tình hình thực hiện 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 phải làm rõ những kết quả đạt được gắn với mục tiêu đã đề ra trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương khóa XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; các Nghị quyết của Quốc hội về các kế hoạch 5 năm; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về các kế hoạch 05 năm địa phương; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chiến lược trong lĩnh vực tài chính, nợ công, thuế, hải quan, dự trữ quốc gia, phát triển các thị trường tài chính (chứng khoán, bảo hiểm,...) đến năm 2030; những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan, bài học kinh nghiệm rút ra trong bối cảnh thực hiện giai đoạn 2021 - 2025.
Xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026 – 2030
Về Xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026-2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1- Dự báo bối cảnh, tình hình chính trị, kinh tế, tài chính thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước trong 5 năm giai đoạn 2026 - 2030.
2- Phân tích những khó khăn, thách thức, các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2026 - 2030.
3- Xây dựng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước, gồm: Thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách; bội chi ngân sách nhà nước; nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; huy động và phân phối các nguồn lực, cơ cấu ngân sách nhà nước trong 05 năm giai đoạn 2026 - 2030.
4- Xác định khung cân đối ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2026 - 2030, bao gồm:
- Tổng thu ngân sách nhà nước, chi tiết cơ cấu thu theo lĩnh vực.
- Tổng chi ngân sách nhà nước, chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước, trong đó có việc thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương và các chính sách về lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội.
- Cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách trung ương; tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc.
5- Các chỉ tiêu về quản lý nợ theo quy định của Luật Quản lý nợ công trong giai đoạn 2026 - 2030, gắn với định hướng thu hút vốn ODA thế hệ mới.
6- Các nhiệm vụ giải pháp tài chính nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, gồm giải pháp đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; giải pháp thu ngân sách nhà nước; giải pháp quản lý đảm bảo cơ cấu chi, hiệu quả chi ngân sách nhà nước; giải pháp quản lý đảm bảo an toàn, bền vững nợ công; giải pháp về phát triển thị trường, dịch vụ tài chính, huy động các nguồn lực quốc tế trong các lĩnh vực mới nổi; quản lý tài sản công, doanh nghiệp nhà nước, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, khu vực quản lý nhà nước.
Xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2026 – 2030
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2026 – 2030 cần:
1- Dự báo tình hình kinh tế, tài chính, chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu tại địa phương (tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn - GRDP), chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng của các lĩnh vực sản xuất, ngành hàng và giá các sản phẩm, hàng hóa chủ chốt) có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách địa phương trong 05 năm giai đoạn 2026 - 2030.
2- Xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương; mục tiêu, định hướng huy động và phân phối các nguồn lực của địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch.
3- Xác định mục tiêu cụ thể, chủ yếu; khung cân đối về tài chính - ngân sách của địa phương trên cơ sở các chính sách, chế độ hiện hành; bao gồm:
- Thu và cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn phù hợp với các dự kiến trình cấp thẩm quyền về định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong cùng kỳ; thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp (chi tiết thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế); các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm huy động nguồn thu ngân sách nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp, lĩnh vực có nguồn thu lớn.
Dự kiến các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế thuộc phạm vi quản lý của địa phương 05 năm 2026 - 2030.
- Chi ngân sách địa phương, gồm: Tổng chi và cơ cấu chi ngân sách trên cơ sở các cơ chế, chính sách năm 2025, chi tiết theo chi đầu tư phát triển (trong đó làm rõ cơ cấu chi đầu tư phát triển theo tính chất nguồn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn sử dụng đất, nguồn xổ số kiến thiết, nguồn bội chi ngân sách địa phương), chi thường xuyên, chi trả nợ lãi và tổng chi quỹ lương của địa phương; các yếu tố tác động đến chi ngân sách địa phương; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo cơ cấu chi hợp lý, bền vững, nâng cao hiệu quả chi ngân sách địa phương.
Dự kiến nguồn thực hiện chính sách mới theo quy định và nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, nguồn dành ra từ việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế (nếu có).
- Cân đối ngân sách địa phương: Bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương; tăng mức vay của ngân sách địa phương, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương.
4- Các chỉ tiêu về quản lý nợ của địa phương, gồm: Hạn mức vay, dư nợ vay của chính quyền địa phương; dự kiến vay, trả nợ.
5- Dự báo những rủi ro tác động đến khung cân đối ngân sách địa phương và các chỉ tiêu quản lý về nợ của chính quyền địa phương.
6- Các giải pháp tài chính khác nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan trung ương có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026 - 2030 trình cấp thẩm quyền xem xét quyết định, đảm bảo tiến độ theo quy định tại Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14, Nghị quyết số 974/2020/UBTVQH14 và Nghị định số 45/2017/NĐ-CP.
1307 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 18/CT-TTg về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 – 2030.Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (bộ, cơ quan trung ương), các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các địa phương) triển khai công tác xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 – 2030.
Đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan, bài học kinh nghiệm
Chỉ thị nêu rõ, việc đánh giá tình hình thực hiện 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 phải làm rõ những kết quả đạt được gắn với mục tiêu đã đề ra trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương khóa XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; các Nghị quyết của Quốc hội về các kế hoạch 5 năm; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về các kế hoạch 05 năm địa phương; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chiến lược trong lĩnh vực tài chính, nợ công, thuế, hải quan, dự trữ quốc gia, phát triển các thị trường tài chính (chứng khoán, bảo hiểm,...) đến năm 2030; những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan, bài học kinh nghiệm rút ra trong bối cảnh thực hiện giai đoạn 2021 - 2025.
Xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026 – 2030
Về Xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026-2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1- Dự báo bối cảnh, tình hình chính trị, kinh tế, tài chính thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước trong 5 năm giai đoạn 2026 - 2030.
2- Phân tích những khó khăn, thách thức, các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2026 - 2030.
3- Xây dựng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước, gồm: Thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách; bội chi ngân sách nhà nước; nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; huy động và phân phối các nguồn lực, cơ cấu ngân sách nhà nước trong 05 năm giai đoạn 2026 - 2030.
4- Xác định khung cân đối ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2026 - 2030, bao gồm:
- Tổng thu ngân sách nhà nước, chi tiết cơ cấu thu theo lĩnh vực.
- Tổng chi ngân sách nhà nước, chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước, trong đó có việc thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương và các chính sách về lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội.
- Cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách trung ương; tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc.
5- Các chỉ tiêu về quản lý nợ theo quy định của Luật Quản lý nợ công trong giai đoạn 2026 - 2030, gắn với định hướng thu hút vốn ODA thế hệ mới.
6- Các nhiệm vụ giải pháp tài chính nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, gồm giải pháp đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; giải pháp thu ngân sách nhà nước; giải pháp quản lý đảm bảo cơ cấu chi, hiệu quả chi ngân sách nhà nước; giải pháp quản lý đảm bảo an toàn, bền vững nợ công; giải pháp về phát triển thị trường, dịch vụ tài chính, huy động các nguồn lực quốc tế trong các lĩnh vực mới nổi; quản lý tài sản công, doanh nghiệp nhà nước, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, khu vực quản lý nhà nước.
Xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2026 – 2030
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2026 – 2030 cần:
1- Dự báo tình hình kinh tế, tài chính, chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu tại địa phương (tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn - GRDP), chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng của các lĩnh vực sản xuất, ngành hàng và giá các sản phẩm, hàng hóa chủ chốt) có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách địa phương trong 05 năm giai đoạn 2026 - 2030.
2- Xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương; mục tiêu, định hướng huy động và phân phối các nguồn lực của địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch.
3- Xác định mục tiêu cụ thể, chủ yếu; khung cân đối về tài chính - ngân sách của địa phương trên cơ sở các chính sách, chế độ hiện hành; bao gồm:
- Thu và cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn phù hợp với các dự kiến trình cấp thẩm quyền về định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong cùng kỳ; thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp (chi tiết thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế); các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm huy động nguồn thu ngân sách nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp, lĩnh vực có nguồn thu lớn.
Dự kiến các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế thuộc phạm vi quản lý của địa phương 05 năm 2026 - 2030.
- Chi ngân sách địa phương, gồm: Tổng chi và cơ cấu chi ngân sách trên cơ sở các cơ chế, chính sách năm 2025, chi tiết theo chi đầu tư phát triển (trong đó làm rõ cơ cấu chi đầu tư phát triển theo tính chất nguồn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn sử dụng đất, nguồn xổ số kiến thiết, nguồn bội chi ngân sách địa phương), chi thường xuyên, chi trả nợ lãi và tổng chi quỹ lương của địa phương; các yếu tố tác động đến chi ngân sách địa phương; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo cơ cấu chi hợp lý, bền vững, nâng cao hiệu quả chi ngân sách địa phương.
Dự kiến nguồn thực hiện chính sách mới theo quy định và nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, nguồn dành ra từ việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế (nếu có).
- Cân đối ngân sách địa phương: Bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương; tăng mức vay của ngân sách địa phương, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương.
4- Các chỉ tiêu về quản lý nợ của địa phương, gồm: Hạn mức vay, dư nợ vay của chính quyền địa phương; dự kiến vay, trả nợ.
5- Dự báo những rủi ro tác động đến khung cân đối ngân sách địa phương và các chỉ tiêu quản lý về nợ của chính quyền địa phương.
6- Các giải pháp tài chính khác nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan trung ương có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026 - 2030 trình cấp thẩm quyền xem xét quyết định, đảm bảo tiến độ theo quy định tại Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14, Nghị quyết số 974/2020/UBTVQH14 và Nghị định số 45/2017/NĐ-CP.