CTTĐT - Xuất phát từ nhận thức: Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội; Đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt là ngành Y tế tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nhất là ở vùng cao vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đạt được những kết quả quan trọng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân, xây dựng một Yên Bái hạnh phúc.
Cán bộ Trạm Y tế xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu tư vấn sức khoẻ cho người dân
Xuất phát từ nhận thức: Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội; Đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt là ngành Y tế tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nhất là ở vùng cao vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đạt được những kết quả quan trọng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân, xây dựng một Yên Bái hạnh phúc.
Đã nhiều năm rồi, đồng bào dân tộc thiểu số tại xã vùng cao Hát Lừu, huyện Trạm Tấu không còn tìm đến thầy cúng để nhờ bắt “con ma” mỗi khi trong nhà có người đau ốm. Thay vào đó, người dân đã tự giác đến trạm y tế hoặc tìm nhân viên y tế thôn bản để được khám, chữa bệnh. Sự chuyển biến tích cực đó có được chính nhờ sự quan tâm, đầu tư của chính quyền và ngành Y tế đối với mạng lưới y tế cơ sở, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời có sự đóng góp không nhỏ của những người cán bộ y tế xã - “trạm gác” đầu tiên trong công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho đồng bào từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hướng tới xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho người dân. Ông Lò Văn Tiếp - Chủ tịch UBND xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu cho biết “Để nâng cao đời sống và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, lãnh đạo và các ban ngành, đoàn thể trong xã đã tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước, luôn luôn lắng nghe và chăm lo tới đời sống sức khỏe, tâm tư nguyện vọng của người dân”.
Chuyển biến tích cực nhất trong chăm sóc sức khỏe tại xã Hát Lừu được thể hiện ở những thay đổi trong nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân. Là người con sinh ra tại địa phương, y sỹ Nguyễn Thị Kim Hương - Trưởng Trạm Y tế xã là người chứng kiến rõ nhất sự đổi thay trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân tại xã Hát Lừu. Trước đây, Trạm y tế thiếu thốn rất nhiều về nhân lực, cơ sở vật chất; địa bàn núi rừng, trình độ dân trí thấp, hễ có bệnh là người dân gọi thầy cúng chứ không đến trạm y tế bao giờ. Vì vậy, cán bộ y tế phải chia nhau xuống từng thôn bản vận động, không kể ngày đêm, cứ nghe có người bị đau ốm là đến tận nhà. Thời điểm đó, do tập quán sinh hoạt của bà con nên có rất nhiều bệnh lây nhiễm trong cộng đồng như bệnh sốt rét, lao, hoa liễu…, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ và phụ nữ mang thai cũng không cao. Nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, điều kiện kinh tế - xã hội của xã được nâng lên, trạm cũng được đầu tư khang trang, đầy đủ hơn so với trước. Trạm đã có điện, nước hợp vệ sinh, phòng ốc, trang, thiết bị cơ bản phục vụ công tác khám chữa bệnh ban đầu. Nhiều kỹ thuật, phác đồ điều trị mới được triển khai. Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn và y đức của đội ngũ cán bộ y tế được nâng lên. Hiện nay trạm y tế xã Hát Lừu có 5 cán bộ y tế trong đó có 1 bác sỹ, đội ngũ cán bộ y tế thôn bản được củng cố và duy trì hoạt động hiệu quả, nhờ vậy số lượng người dân đến khám và điều trị tại trạm luôn tăng theo từng năm, tỷ lệ hài lòng của nười bệnh cũng ngày càng cao. Y sỹ Hương tâm sự: “Mình ở đây lâu rồi, trước đây người dân chưa biết đến trạm y tế khi ốm đau, nhưng bây giờ được nghe tuyên truyền nhiều, người dân biết quan tâm đến vệ sinh môi trường, biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình”.
Bên cạnh làm tốt công tác khám chữa bệnh tại trạm, việc tuyên truyền, thực hiện các mục tiêu, chương trình y tế khác cũng được đẩy mạnh với sự chung tay tham gia của chính quyền và các tổ chức ban ngành của địa phương. Người dân được tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, được chăm lo đời sống sức khỏe nên dần thay đổi nhận thức. Công tác y tế của xã đạt được nhiều thành tựu trong việc đẩy lùi bệnh sốt rét và cải thiện tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em và sức khỏe sinh sản. 100% sản phụ được khám thai đủ 3 lần, 100% sản phụ sinh có nhân viên y tế, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm theo từng năm…chính vậy Trạm Y tế xã Hát Lừu là 1 trong những xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã đầu tiên tại huyện Trạm Tấu và duy trì được kết quả đánh giá cao trong nhiều năm liền.
Hát Lừu chỉ là một trong nhiều xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang có sự đổi thay rõ rệt trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh. Từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách về chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tình trạng sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được nâng lên đáng kể. Đó cũng là một trong những nỗ lực của ngành Y tế Yên Bái trong việc chung tay thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân phấn đấu xây dựng tỉnh Yên Bái trở thành tỉnh hạnh phúc.
1017 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Y tế
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xuất phát từ nhận thức: Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội; Đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt là ngành Y tế tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nhất là ở vùng cao vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đạt được những kết quả quan trọng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân, xây dựng một Yên Bái hạnh phúc.Xuất phát từ nhận thức: Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội; Đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt là ngành Y tế tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nhất là ở vùng cao vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đạt được những kết quả quan trọng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân, xây dựng một Yên Bái hạnh phúc.
Đã nhiều năm rồi, đồng bào dân tộc thiểu số tại xã vùng cao Hát Lừu, huyện Trạm Tấu không còn tìm đến thầy cúng để nhờ bắt “con ma” mỗi khi trong nhà có người đau ốm. Thay vào đó, người dân đã tự giác đến trạm y tế hoặc tìm nhân viên y tế thôn bản để được khám, chữa bệnh. Sự chuyển biến tích cực đó có được chính nhờ sự quan tâm, đầu tư của chính quyền và ngành Y tế đối với mạng lưới y tế cơ sở, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời có sự đóng góp không nhỏ của những người cán bộ y tế xã - “trạm gác” đầu tiên trong công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho đồng bào từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hướng tới xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho người dân. Ông Lò Văn Tiếp - Chủ tịch UBND xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu cho biết “Để nâng cao đời sống và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, lãnh đạo và các ban ngành, đoàn thể trong xã đã tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước, luôn luôn lắng nghe và chăm lo tới đời sống sức khỏe, tâm tư nguyện vọng của người dân”.
Chuyển biến tích cực nhất trong chăm sóc sức khỏe tại xã Hát Lừu được thể hiện ở những thay đổi trong nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân. Là người con sinh ra tại địa phương, y sỹ Nguyễn Thị Kim Hương - Trưởng Trạm Y tế xã là người chứng kiến rõ nhất sự đổi thay trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân tại xã Hát Lừu. Trước đây, Trạm y tế thiếu thốn rất nhiều về nhân lực, cơ sở vật chất; địa bàn núi rừng, trình độ dân trí thấp, hễ có bệnh là người dân gọi thầy cúng chứ không đến trạm y tế bao giờ. Vì vậy, cán bộ y tế phải chia nhau xuống từng thôn bản vận động, không kể ngày đêm, cứ nghe có người bị đau ốm là đến tận nhà. Thời điểm đó, do tập quán sinh hoạt của bà con nên có rất nhiều bệnh lây nhiễm trong cộng đồng như bệnh sốt rét, lao, hoa liễu…, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ và phụ nữ mang thai cũng không cao. Nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, điều kiện kinh tế - xã hội của xã được nâng lên, trạm cũng được đầu tư khang trang, đầy đủ hơn so với trước. Trạm đã có điện, nước hợp vệ sinh, phòng ốc, trang, thiết bị cơ bản phục vụ công tác khám chữa bệnh ban đầu. Nhiều kỹ thuật, phác đồ điều trị mới được triển khai. Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn và y đức của đội ngũ cán bộ y tế được nâng lên. Hiện nay trạm y tế xã Hát Lừu có 5 cán bộ y tế trong đó có 1 bác sỹ, đội ngũ cán bộ y tế thôn bản được củng cố và duy trì hoạt động hiệu quả, nhờ vậy số lượng người dân đến khám và điều trị tại trạm luôn tăng theo từng năm, tỷ lệ hài lòng của nười bệnh cũng ngày càng cao. Y sỹ Hương tâm sự: “Mình ở đây lâu rồi, trước đây người dân chưa biết đến trạm y tế khi ốm đau, nhưng bây giờ được nghe tuyên truyền nhiều, người dân biết quan tâm đến vệ sinh môi trường, biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình”.
Bên cạnh làm tốt công tác khám chữa bệnh tại trạm, việc tuyên truyền, thực hiện các mục tiêu, chương trình y tế khác cũng được đẩy mạnh với sự chung tay tham gia của chính quyền và các tổ chức ban ngành của địa phương. Người dân được tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, được chăm lo đời sống sức khỏe nên dần thay đổi nhận thức. Công tác y tế của xã đạt được nhiều thành tựu trong việc đẩy lùi bệnh sốt rét và cải thiện tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em và sức khỏe sinh sản. 100% sản phụ được khám thai đủ 3 lần, 100% sản phụ sinh có nhân viên y tế, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm theo từng năm…chính vậy Trạm Y tế xã Hát Lừu là 1 trong những xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã đầu tiên tại huyện Trạm Tấu và duy trì được kết quả đánh giá cao trong nhiều năm liền.
Hát Lừu chỉ là một trong nhiều xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang có sự đổi thay rõ rệt trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh. Từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách về chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tình trạng sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được nâng lên đáng kể. Đó cũng là một trong những nỗ lực của ngành Y tế Yên Bái trong việc chung tay thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân phấn đấu xây dựng tỉnh Yên Bái trở thành tỉnh hạnh phúc.