Sau 1 năm triển khai đồng bộ các giải pháp theo 3 tiêu chí cấu thành nên chỉ số hạnh phúc, vừa qua, huyện đã tổ chức điều tra xã hội học với 780 người. Từ đó, huyện cũng đánh giá được mức độ hài lòng của người dân về cuộc sống, tuổi thọ trung bình, môi trường sống lần lượt là 37,82%, 47,1%, 36,3%.
Một giờ học ứng dụng thiết bị phòng học thông minh của học sinh huyện Mù Cang Chải.
Hạnh phúc là triết lý mới hướng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Với người dân vùng cao vốn không cần chi tiêu gì lớn, các gia đình chỉ cần một cuộc sống an toàn, sống được nhờ phát triển chăn nuôi, đồi rừng; ốm đau được chăm sóc, trẻ em được học tập, hay đơn giản là có được một con đường đi được xe máy… đã là hạnh phúc.
Với tư tưởng ấy, huyện Mù Cang Chải đã triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc một cách cụ thể, rõ ràng, mang ý nghĩa nền tảng cốt lõi trong triển khai các nhiệm vụ kinh tế -xã hội của huyện; từng ngành, từng địa phương bước đầu đã có những sản phẩm cụ thể, thể hiện đặc trưng của ngành, địa phương mình.
Là ngành đi đầu trong việc nâng cao chỉ số hạnh phúc, ngành giáo dục đã triển khai và nhân rộng Mô hình "Trường học hạnh phúc” tại 11/37 trường học. "Trường học hạnh phúc” chính là sự thay đổi của giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Sau 1 năm triển khai, giáo viên đã nỗ lực tự làm mới mình, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học, chủ động trong mọi tình huống giáo dục, tích cực lắng nghe, tôn trọng ý kiến của học sinh để từ đó tự điều chỉnh bản thân và phối hợp với phụ huynh giúp học sinh ngày càng tiến bộ. Học sinh vui vẻ, tự tin, hứng thú học tập và tham gia các hoạt động một cách tích cực. Phụ huynh hài lòng, tin tưởng, yên tâm khi con được vui vẻ, mạnh dạn, nhận được sự yêu thương từ thầy cô giáo và các bạn.
Các trường học cũng đã xây dựng bộ giá trị cốt lõi "Trường học hạnh phúc” phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, trong đó có các tiêu chí về môi trường nhà trường, về tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, tiêu chí về mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra, 100% trường học có nhà bán trú, trẻ em vừa được đi học, vừa được quan tâm, chăm sóc, vui chơi.
Huyện cũng đã hình thành được 98 câu lạc bộ "Gia đình hạnh phúc” với trên 1.400 hộ tham gia, 14 "thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”. Đây là hạt nhân nuôi dưỡng cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người. Từ đó, tạo nên diện mạo mới, sức sống mới cũng như xác định vai trò của gia đình trong sự hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Nhờ đó, năm 2021, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa” là 78,7%, tỷ lệ thôn, tổ dân phố văn hóa là 84,7%, tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa là 89%.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên đáng kể. Việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm y tế luôn được đảm bảo, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong thụ hưởng dịch vụ y tế. Đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, chiến dịch tiêm vắc-xin được triển khai an toàn, hiệu quả, đúng đối tượng. Người trên 18 tuổi được tiêm mũi 1 đạt tỷ lệ 96,2%, người tiêm đủ 2 mũi là 87,6%; 93,8% trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm mũi 1.
Thực hiện các giải pháp nâng cao môi trường sống, trong năm 2021, huyện Mù Cang Chải đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nhằm thay đổi căn bản nhận thức, thói quen, tập quán của cộng đồng về xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
Những con đường hoa, con đường "thắp sáng đường quê”, đường tự quản bảo vệ môi trường xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã, thị trấn. Nhiều phong trào, mô hình về bảo vệ môi trường được duy trì có hiệu quả như: "Vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm”, Phong trào "5 không, 3 sạch”; "Ngày thứ Bảy cùng dân”, "Ngày Chủ nhật xanh”; "Xanh - sạch - đẹp trong các trường học”... đã từng bước cải thiện chất lượng môi trường sống.
Sau 1 năm triển khai đồng bộ các giải pháp theo 3 tiêu chí cấu thành nên chỉ số hạnh phúc, vừa qua, huyện đã tổ chức điều tra xã hội học với 780 người. Từ đó, huyện cũng đánh giá được mức độ hài lòng của người dân về cuộc sống, tuổi thọ trung bình, môi trường sống lần lượt là 37,82%, 47,1%, 36,3%.
Theo công thức tính chỉ số hạnh phúc của tổ chức NEF - Tổ chức Nghiên cứu kinh tế, xã hội, chỉ số hạnh phúc của người dân huyện Mù Cang Chải năm 2021 là 48,33%, đạt 112,8% so với kế hoạch giao, tăng 9,15% so với năm 2020.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhất là sự hài lòng về điều kiện kinh tế - vật chất do tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn ở mức cao. Song, với quyết tâm của hệ thống chính trị cùng với những quyết sách phủ kín các lĩnh vực, sự quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội từ trung ương đến địa phương, tin rằng, hạnh phúc sẽ đến đúng nghĩa với đồng bào huyện vùng cao này.
1339 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sau 1 năm triển khai đồng bộ các giải pháp theo 3 tiêu chí cấu thành nên chỉ số hạnh phúc, vừa qua, huyện đã tổ chức điều tra xã hội học với 780 người. Từ đó, huyện cũng đánh giá được mức độ hài lòng của người dân về cuộc sống, tuổi thọ trung bình, môi trường sống lần lượt là 37,82%, 47,1%, 36,3%.Hạnh phúc là triết lý mới hướng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Với người dân vùng cao vốn không cần chi tiêu gì lớn, các gia đình chỉ cần một cuộc sống an toàn, sống được nhờ phát triển chăn nuôi, đồi rừng; ốm đau được chăm sóc, trẻ em được học tập, hay đơn giản là có được một con đường đi được xe máy… đã là hạnh phúc.
Với tư tưởng ấy, huyện Mù Cang Chải đã triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc một cách cụ thể, rõ ràng, mang ý nghĩa nền tảng cốt lõi trong triển khai các nhiệm vụ kinh tế -xã hội của huyện; từng ngành, từng địa phương bước đầu đã có những sản phẩm cụ thể, thể hiện đặc trưng của ngành, địa phương mình.
Là ngành đi đầu trong việc nâng cao chỉ số hạnh phúc, ngành giáo dục đã triển khai và nhân rộng Mô hình "Trường học hạnh phúc” tại 11/37 trường học. "Trường học hạnh phúc” chính là sự thay đổi của giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Sau 1 năm triển khai, giáo viên đã nỗ lực tự làm mới mình, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học, chủ động trong mọi tình huống giáo dục, tích cực lắng nghe, tôn trọng ý kiến của học sinh để từ đó tự điều chỉnh bản thân và phối hợp với phụ huynh giúp học sinh ngày càng tiến bộ. Học sinh vui vẻ, tự tin, hứng thú học tập và tham gia các hoạt động một cách tích cực. Phụ huynh hài lòng, tin tưởng, yên tâm khi con được vui vẻ, mạnh dạn, nhận được sự yêu thương từ thầy cô giáo và các bạn.
Các trường học cũng đã xây dựng bộ giá trị cốt lõi "Trường học hạnh phúc” phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, trong đó có các tiêu chí về môi trường nhà trường, về tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, tiêu chí về mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra, 100% trường học có nhà bán trú, trẻ em vừa được đi học, vừa được quan tâm, chăm sóc, vui chơi.
Huyện cũng đã hình thành được 98 câu lạc bộ "Gia đình hạnh phúc” với trên 1.400 hộ tham gia, 14 "thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”. Đây là hạt nhân nuôi dưỡng cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người. Từ đó, tạo nên diện mạo mới, sức sống mới cũng như xác định vai trò của gia đình trong sự hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Nhờ đó, năm 2021, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa” là 78,7%, tỷ lệ thôn, tổ dân phố văn hóa là 84,7%, tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa là 89%.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên đáng kể. Việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm y tế luôn được đảm bảo, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong thụ hưởng dịch vụ y tế. Đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, chiến dịch tiêm vắc-xin được triển khai an toàn, hiệu quả, đúng đối tượng. Người trên 18 tuổi được tiêm mũi 1 đạt tỷ lệ 96,2%, người tiêm đủ 2 mũi là 87,6%; 93,8% trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm mũi 1.
Thực hiện các giải pháp nâng cao môi trường sống, trong năm 2021, huyện Mù Cang Chải đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nhằm thay đổi căn bản nhận thức, thói quen, tập quán của cộng đồng về xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
Những con đường hoa, con đường "thắp sáng đường quê”, đường tự quản bảo vệ môi trường xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã, thị trấn. Nhiều phong trào, mô hình về bảo vệ môi trường được duy trì có hiệu quả như: "Vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm”, Phong trào "5 không, 3 sạch”; "Ngày thứ Bảy cùng dân”, "Ngày Chủ nhật xanh”; "Xanh - sạch - đẹp trong các trường học”... đã từng bước cải thiện chất lượng môi trường sống.
Sau 1 năm triển khai đồng bộ các giải pháp theo 3 tiêu chí cấu thành nên chỉ số hạnh phúc, vừa qua, huyện đã tổ chức điều tra xã hội học với 780 người. Từ đó, huyện cũng đánh giá được mức độ hài lòng của người dân về cuộc sống, tuổi thọ trung bình, môi trường sống lần lượt là 37,82%, 47,1%, 36,3%.
Theo công thức tính chỉ số hạnh phúc của tổ chức NEF - Tổ chức Nghiên cứu kinh tế, xã hội, chỉ số hạnh phúc của người dân huyện Mù Cang Chải năm 2021 là 48,33%, đạt 112,8% so với kế hoạch giao, tăng 9,15% so với năm 2020.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhất là sự hài lòng về điều kiện kinh tế - vật chất do tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn ở mức cao. Song, với quyết tâm của hệ thống chính trị cùng với những quyết sách phủ kín các lĩnh vực, sự quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội từ trung ương đến địa phương, tin rằng, hạnh phúc sẽ đến đúng nghĩa với đồng bào huyện vùng cao này.