CTTĐT - UBND huyện Văn Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt kịch bản tăng trưởng kinh tế huyện Văn Yên Năm 2022.
Ảnh minh họa
Kịch bản tăng trưởng kinh tế huyện Văn Yên Năm 2022 được phê duyệt với phương châm chỉ đạo, điều hành là quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022; Kế hoạch số 88-KH/HU ngày18/01/2022 của Huyện ủy Văn Yên thực hiện Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy; các Nghị quyết của HĐND tỉnh, HĐND huyện về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 tới các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị để tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
Đồng thời tập trung mọi nguồn lực, khai thác tối đa các lợi thế, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra với phương châm hành động “Đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả”. Thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chủ động thực hiện quyết liệt, kịp thời các giải pháp phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh, giữ vững ổn định xã hội; vừa phải tích cực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, với quan điểm không thay đổi mục tiêu tổng thể, mà chủ động điều chỉnh linh hoạt về giải pháp, bảo đảm thực hiện thắng lợi toàn diện kể hoạch phát triển kinh tể - xã hội năm 2022 đã đề ra.
Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và từng đồng chí lãnh đạo để chỉ đạo, gắn với mốc thời gian hoàn thành từng nội dung công việc. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của UBND huyện. Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân, cán bộ công chức, viên chức cố tình gây khó khăn, làm chậm thời gian, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kỷ luật, thay thế những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trình độ hoặc suy thoái về tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, gây nhũng nhiễu khi thực thi công vụ, vi phạm quy định của pháp luật.
Tại Quyết định, UBND huyện Văn Yên đã phê duyệt kịch bản tăng trưởng cho từng quý và cả năm đối với một số chỉ tiêu kinh tế; các chỉ tiêu chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp; các chỉ tiêu dịch vụ; phát triển doanh nghiệp, HTX,THT; xuất khẩu; tỷ lệ đô thị hóa; lĩnh vực văn hóa- xã hội.
Năm 2022, huyện Văn Yên đạt ra mục tiêu về cơ cấu kinh tế là nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 23,9%, công nghiệp và xây dựng đạt 37,2%, dịch vụ đạt 38,9%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (không bao gồm số bổ sung từ NSTW) đạt 300 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 2.620 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2.602 tỷ đồng; 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 6 sản phẩm OCOP; thành lập mới 30 doanh nghiệp, 13 HTX, 50 THT; giá trị xuất khẩu đạt 6,4 triệu USD; tỷ lệ đô thị hóa đạt 13%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.80 tỷ đồng; số lượt khách du lịch đạt 123 nghìn lượt; doanh thu từ du lịch đạt 150 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.405 tỷ đồng; 2.700 lao động được tạo việc làm mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,2% so với năm trước; chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 65,5%; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95%...
Để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, điều kiện tiên quyết là kiểm soát tốt, không để xảy ra dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện, bảo đảm sản xuất, kinh doanh cho các ngành, lĩnh vực có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng. Ngoài việc thực hiện hiệu quả, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022; Kế hoạch của Huyện ủy Văn Yên thực hiện Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 14/12/2021 của HĐND huyện về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, UBND huyện đề nghị các cấp, các ngành, địa phương cần đặc biệt quan tâm, thực hiện một số nhóm giải pháp sau:
Về công tác phòng chống dịch Covid-19: Tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo của tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19; chú trọng công tác phòng, chống dịch từ xa, từ sớm. Chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện, ứng phó hiệu quả với mọi tình huống dịch bệnh xâm nhập trên địa bàn huyện. Các ngành, các cấp, UBND các xã, thị trấn quyết liệt thực hiện các biện pháp kiểm soát, nỗ lực không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn huyện.
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng: Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng nhằm cắt giảm tối đa chi phí cho doanh nghiệp.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội; kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2022; chính sách thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn.
Tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để tạo nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu; cắt giảm những khoản chi không cần thiết, tăng tỷ lệ tiết kiệm chi thường xuyên để bảo đảm cân đối thu, chi và dành nguồn lực cho các nhiệm vụ chi tăng thêm (phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ an sinh xã hội và các nhiệm vụ phát sình khác).
Tiếp tục triển khai các chính sách, giải pháp hồ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh do tác động của dịch Covid-19 theo các chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh. Tập trung ưu tiên hỗ trợ tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; tháo gỡ khó khăn cho người vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Bảo đảm nguồn cung nguyên liệu đầu vào đối với một số mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có biến động tăng giá cao; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, trục lợi, găm hàng gây khan hiếm hàng hóa.
Chủ động các giải pháp bảo đảm lưu thông hàng hóa; thúc đẩy công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP; đẩy mạnh các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; xây dựng các kịch bản săn sàng ứng phó khi mùa mưa bão sắp tới.
Giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý, đất đai, giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác và phát huy hiệu quả đầu tư đổi với các dự án của các nhà đầu tư, trọng tâm là các dự án thủy điện, năng lượng tái tạo, chế biến nông lâm sản... góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp.
Thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình “Ngày thứ 7 cùng dân và doanh nghiệp”, thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, phấn đấu năm 2022 có trên 30 doanh nghiệp được thành lập mới.
Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và các chương trình du lịch Văn Yên đến với du khách trong và ngoài nước.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại; khảo sát, tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Rà soát tổng thể các mặt hàng, sản phẩm hiện đang có mức độ phụ thuộc nhiều vào một thị trường (bao gồm cả thị trường xuất khẩu và thị trường đầu vào, nguồn cung nguyên liệu), xây dựng, triển khai phương án, lộ trình phù hợp chuyển sang thị trường sản xuất trong nước hoặc thị trường, nguồn cung từ các đối tác khác để giảm dần phụ thuộc vào một thị trường, đối tác. Chú trọng phát triển các sản phẩm xuất khẩu mới, sản phẩm sáng tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường.
Giải pháp về đầu tư phát triển: Tập trung nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự án; thẩm định thiết kế, dự toán bảo đảm việc tổ chức thẩm định không quá 5 ngày/dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành các dự án, sớm có thêm các công trình hạ tầng thiết yếu, tạo tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội.
Các cơ quan đơn vị, UBND các xã, thị trấn, chủ đầu tư khẩn trương hoàn tất thủ tục đầu tư, thanh lý tài sản và thực hiện GPMB để có mặt bằng sạch giao cho các đơn vị nhà thầu thi công để sớm khởi công mới các dự án theo kế hoạch; đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng các công trình, bảo đảm các dự án hoàn thành đúng tiến độ, đặc biệt là các dự án quan trọng, trọng điểm, các dự án chuyển tiếp; việc tổ chức triển khai thực hiện phải kết hợp với các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động theo đúng quy định về phòng, chống dịch Covid - 19.
Các đơn vị chủ đầu tư xây dựng kế hoạch và cam kết tiến độ giải ngân cho từng dự án bảo đảm đến hết quý I/2022 đạt tối thiểu 25%, quý II/2022 là 50%, quý III/2022 là 75%, quý IV/2022 là 95% và đến hết ngày 31/01/2023 đạt 100% kế hoạch vốn. Xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ hợp đồng, chủ đầu tư không làm thủ tục thanh toán khi có khối lượng.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai thực hiện các dự án để kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền; xây dựng kế hoạch chi tiết công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và đề xuất giải pháp cụ thể cho từng dự án nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn được giao. Thực hiện điều chỉnh nguồn vốn các dự án, công trình có tiến độ thực hiện giải ngân chậm cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Thủ trưởng cơ quan, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị chủ đầu tư phân công trách nhiệm từng đồng chí lãnh đạo cơ quan, đom vị phụ trách trực tiếp từng lĩnh vực đầu tư, theo dõi tiến độ thực hiện, giải ngân của từng dự án, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; kiên quyết không để chậm những việc thuộc thẩm quyền được giao. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân, đây là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2022, là căn cứ để đánh giá cán bộ, bình xét thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ. Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan; kiên quyết chống trì trệ, tiêu cực trong đầu tư công.
Tiếp tục rà soát, cắt giảm những khoản chi không càn thiết để dành nguồn lực cho các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ an sinh xã hội và tăng chi cho đầu tư. Rà soát các nguồn sự nghiệp có tính chất đầu tư đối với các nhiệm vụ, dự án không có khả năng giải ngân trong năm 2022 để điều chỉnh, bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án có khả năng giải ngân, hạn chế đến mức thấp nhất chuyển nguồn sang năm 2023.
Tích cực huy động các nguồn vổn cho đầu tư phát triển, quan tâm hướng dẫn các nhà đầu tư về các thủ tục liên quan đến cấp quyết định chủ trương đầu tư; rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án sau khi được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành, các địa phương phụ trách, giúp đỡ các nhà đầu tư trong việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng, môi trường, xây dựng.
1904 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND huyện Văn Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt kịch bản tăng trưởng kinh tế huyện Văn Yên Năm 2022. Kịch bản tăng trưởng kinh tế huyện Văn Yên Năm 2022 được phê duyệt với phương châm chỉ đạo, điều hành là quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022; Kế hoạch số 88-KH/HU ngày18/01/2022 của Huyện ủy Văn Yên thực hiện Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy; các Nghị quyết của HĐND tỉnh, HĐND huyện về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 tới các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị để tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
Đồng thời tập trung mọi nguồn lực, khai thác tối đa các lợi thế, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra với phương châm hành động “Đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả”. Thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chủ động thực hiện quyết liệt, kịp thời các giải pháp phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh, giữ vững ổn định xã hội; vừa phải tích cực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, với quan điểm không thay đổi mục tiêu tổng thể, mà chủ động điều chỉnh linh hoạt về giải pháp, bảo đảm thực hiện thắng lợi toàn diện kể hoạch phát triển kinh tể - xã hội năm 2022 đã đề ra.
Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và từng đồng chí lãnh đạo để chỉ đạo, gắn với mốc thời gian hoàn thành từng nội dung công việc. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của UBND huyện. Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân, cán bộ công chức, viên chức cố tình gây khó khăn, làm chậm thời gian, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kỷ luật, thay thế những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trình độ hoặc suy thoái về tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, gây nhũng nhiễu khi thực thi công vụ, vi phạm quy định của pháp luật.
Tại Quyết định, UBND huyện Văn Yên đã phê duyệt kịch bản tăng trưởng cho từng quý và cả năm đối với một số chỉ tiêu kinh tế; các chỉ tiêu chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp; các chỉ tiêu dịch vụ; phát triển doanh nghiệp, HTX,THT; xuất khẩu; tỷ lệ đô thị hóa; lĩnh vực văn hóa- xã hội.
Năm 2022, huyện Văn Yên đạt ra mục tiêu về cơ cấu kinh tế là nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 23,9%, công nghiệp và xây dựng đạt 37,2%, dịch vụ đạt 38,9%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (không bao gồm số bổ sung từ NSTW) đạt 300 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 2.620 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2.602 tỷ đồng; 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 6 sản phẩm OCOP; thành lập mới 30 doanh nghiệp, 13 HTX, 50 THT; giá trị xuất khẩu đạt 6,4 triệu USD; tỷ lệ đô thị hóa đạt 13%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.80 tỷ đồng; số lượt khách du lịch đạt 123 nghìn lượt; doanh thu từ du lịch đạt 150 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.405 tỷ đồng; 2.700 lao động được tạo việc làm mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,2% so với năm trước; chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 65,5%; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95%...
Để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, điều kiện tiên quyết là kiểm soát tốt, không để xảy ra dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện, bảo đảm sản xuất, kinh doanh cho các ngành, lĩnh vực có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng. Ngoài việc thực hiện hiệu quả, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022; Kế hoạch của Huyện ủy Văn Yên thực hiện Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 14/12/2021 của HĐND huyện về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, UBND huyện đề nghị các cấp, các ngành, địa phương cần đặc biệt quan tâm, thực hiện một số nhóm giải pháp sau:
Về công tác phòng chống dịch Covid-19: Tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo của tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19; chú trọng công tác phòng, chống dịch từ xa, từ sớm. Chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện, ứng phó hiệu quả với mọi tình huống dịch bệnh xâm nhập trên địa bàn huyện. Các ngành, các cấp, UBND các xã, thị trấn quyết liệt thực hiện các biện pháp kiểm soát, nỗ lực không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn huyện.
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng: Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng nhằm cắt giảm tối đa chi phí cho doanh nghiệp.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội; kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2022; chính sách thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn.
Tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để tạo nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu; cắt giảm những khoản chi không cần thiết, tăng tỷ lệ tiết kiệm chi thường xuyên để bảo đảm cân đối thu, chi và dành nguồn lực cho các nhiệm vụ chi tăng thêm (phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ an sinh xã hội và các nhiệm vụ phát sình khác).
Tiếp tục triển khai các chính sách, giải pháp hồ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh do tác động của dịch Covid-19 theo các chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh. Tập trung ưu tiên hỗ trợ tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; tháo gỡ khó khăn cho người vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Bảo đảm nguồn cung nguyên liệu đầu vào đối với một số mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có biến động tăng giá cao; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, trục lợi, găm hàng gây khan hiếm hàng hóa.
Chủ động các giải pháp bảo đảm lưu thông hàng hóa; thúc đẩy công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP; đẩy mạnh các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; xây dựng các kịch bản săn sàng ứng phó khi mùa mưa bão sắp tới.
Giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý, đất đai, giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác và phát huy hiệu quả đầu tư đổi với các dự án của các nhà đầu tư, trọng tâm là các dự án thủy điện, năng lượng tái tạo, chế biến nông lâm sản... góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp.
Thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình “Ngày thứ 7 cùng dân và doanh nghiệp”, thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, phấn đấu năm 2022 có trên 30 doanh nghiệp được thành lập mới.
Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và các chương trình du lịch Văn Yên đến với du khách trong và ngoài nước.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại; khảo sát, tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Rà soát tổng thể các mặt hàng, sản phẩm hiện đang có mức độ phụ thuộc nhiều vào một thị trường (bao gồm cả thị trường xuất khẩu và thị trường đầu vào, nguồn cung nguyên liệu), xây dựng, triển khai phương án, lộ trình phù hợp chuyển sang thị trường sản xuất trong nước hoặc thị trường, nguồn cung từ các đối tác khác để giảm dần phụ thuộc vào một thị trường, đối tác. Chú trọng phát triển các sản phẩm xuất khẩu mới, sản phẩm sáng tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường.
Giải pháp về đầu tư phát triển: Tập trung nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự án; thẩm định thiết kế, dự toán bảo đảm việc tổ chức thẩm định không quá 5 ngày/dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành các dự án, sớm có thêm các công trình hạ tầng thiết yếu, tạo tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội.
Các cơ quan đơn vị, UBND các xã, thị trấn, chủ đầu tư khẩn trương hoàn tất thủ tục đầu tư, thanh lý tài sản và thực hiện GPMB để có mặt bằng sạch giao cho các đơn vị nhà thầu thi công để sớm khởi công mới các dự án theo kế hoạch; đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng các công trình, bảo đảm các dự án hoàn thành đúng tiến độ, đặc biệt là các dự án quan trọng, trọng điểm, các dự án chuyển tiếp; việc tổ chức triển khai thực hiện phải kết hợp với các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động theo đúng quy định về phòng, chống dịch Covid - 19.
Các đơn vị chủ đầu tư xây dựng kế hoạch và cam kết tiến độ giải ngân cho từng dự án bảo đảm đến hết quý I/2022 đạt tối thiểu 25%, quý II/2022 là 50%, quý III/2022 là 75%, quý IV/2022 là 95% và đến hết ngày 31/01/2023 đạt 100% kế hoạch vốn. Xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ hợp đồng, chủ đầu tư không làm thủ tục thanh toán khi có khối lượng.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai thực hiện các dự án để kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền; xây dựng kế hoạch chi tiết công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và đề xuất giải pháp cụ thể cho từng dự án nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn được giao. Thực hiện điều chỉnh nguồn vốn các dự án, công trình có tiến độ thực hiện giải ngân chậm cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Thủ trưởng cơ quan, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị chủ đầu tư phân công trách nhiệm từng đồng chí lãnh đạo cơ quan, đom vị phụ trách trực tiếp từng lĩnh vực đầu tư, theo dõi tiến độ thực hiện, giải ngân của từng dự án, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; kiên quyết không để chậm những việc thuộc thẩm quyền được giao. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân, đây là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2022, là căn cứ để đánh giá cán bộ, bình xét thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ. Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan; kiên quyết chống trì trệ, tiêu cực trong đầu tư công.
Tiếp tục rà soát, cắt giảm những khoản chi không càn thiết để dành nguồn lực cho các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ an sinh xã hội và tăng chi cho đầu tư. Rà soát các nguồn sự nghiệp có tính chất đầu tư đối với các nhiệm vụ, dự án không có khả năng giải ngân trong năm 2022 để điều chỉnh, bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án có khả năng giải ngân, hạn chế đến mức thấp nhất chuyển nguồn sang năm 2023.
Tích cực huy động các nguồn vổn cho đầu tư phát triển, quan tâm hướng dẫn các nhà đầu tư về các thủ tục liên quan đến cấp quyết định chủ trương đầu tư; rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án sau khi được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành, các địa phương phụ trách, giúp đỡ các nhà đầu tư trong việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng, môi trường, xây dựng.