Thời gian qua, Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, cùng các hoạt động tư vấn, hỗ trợ dịch vụ, đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, sáng tạo… được Hội Nông dân (HND) huyện Lục Yên đặc biệt quan tâm.
Hội viên Hội Nông dân huyện Lục Yên kiên cố hóa kênh mương nội đồng.
Theo đó, hàng năm, Hội chỉ đạo HND cấp cơ sở đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất; triển khai thực hiện một số mô hình hiệu quả như: xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa tập trung; phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện tổ chức gần 300 lớp tập huấn chuyển giao kiến thức KHKT cho trên 6.000 lượt hội viên tham gia.
Thông qua các lớp tập huấn, hội viên đã chủ động đưa các giống lúa lai, lúa thuần cho năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy trên diện tích hơn 7.300 ha lúa nước/năm, năng suất bình quân đạt 54,5 tạ/ha, sản lượng thóc đạt trên 40.000 tấn/năm; diện tích ngô gieo trồng ổn định gần 5.400 ha ngô, năng suất đạt 37,2 tạ/ha, sản lượng đạt trên 20.000 tấn.
Ngoài ra, một số loại cây trồng khác như: lạc 945 ha, sắn 986 ha, khoai lang 976 ha và rau màu các loại trên 2.000 ha… Một số vùng chuyển sang thâm canh tập trung với quy mô lớn như vùng sản xuất lúa, ngô, rau, đậu ở các xã Lâm Thượng, Yên Thắng, Minh Xuân, Liễu Đô; nuôi cá lồng ở Phan Thanh; trồng và chế biến chè ở Trúc Lâu, Động Quan; măng mai ở Lâm Thượng, Khánh Thiện, Mai Sơn, An Phú; cam sành, cam Vinh, quýt vỏ giòn, bưởi da xanh ở Khánh Hòa, An Lạc, Mường Lai… Lục Yên đã có một số sản phẩm chất lượng cao có uy tín trên thị trường như lạc đỏ, gạo nếp cái Khánh Thiện, cam sành, măng mai, cà pháo giòn, vịt bầu, cá bỗng, gà thiến…
Để liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hiện nay, HND Lục Yên duy trì hoạt động hiệu quả 123 mô hình kinh tế tập thể gồm: 14 hợp tác xã (HTX), 109 tổ hợp tác (THT) với 602 thành viên và 140 tổ nghề nghiệp với 707 thành viên.
Bà Lương Vân Hường - Chủ tịch HND huyện cho biết: Đời sống, thu nhập của hội viên những năm gần đây có những bước tăng trưởng khá mạnh. Nông dân hiện nay đã tiếp cận được với sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano vào sản xuất, bởi vậy giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác tăng gấp từ 3 đến 5 lần so với trước đây.
Điển hình như các mô hình: THT trồng rau trong nhà lưới tại tổ dân phố số 9, thị trấn Yên Thế; THT thâm canh dưa hấu, dưa lê tại thôn Khuôn Pục, xã Minh Tiến; THT nuôi cá lồng tại xã Phan Thanh, An Phú… Hiện HTX cam Lục Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ ký quyết định công nhận nhãn hiệu tập thể "Cam Lục Yên”; HTX dịch vụ cây ăn quả xã Yên Thắng đạt tiêu chuẩn VietGAP… Đây là những mô hình sẽ nhân rộng trên phạm vi toàn huyện để các tập thể, cá nhân học tập làm theo.
Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả Phong trào "Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, HND các cấp trong huyện đã tổ chức cho hội viên đăng ký thi đua SXKDG. Ngoài khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương để phát triển kinh tế làm giàu, các hộ có kinh tế khá, giàu hàng năm còn giúp hộ nghèo về đồng vốn vay không tính lãi, cây, con giống, ngày công lao động.
Hội phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thông qua 89 tổ tiết kiệm và vay vốn tạo điều kiện cho 3.038 hộ vay với số tiền trên 146 tỷ đồng; phối hợp Phòng Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thông qua 180 tổ vay vốn tạo điều kiện cho 3.573 hộ vay với số tiền trên 259 tỷ đồng; Quỹ Hỗ trợ nông dân với 123 hộ vay với số tiền 3 tỷ 340 triệu đồng để phát triển kinh tế. Từ đồng vốn vay, hội viên đã tập trung đầu tư trồng cam, quýt, nuôi trâu sinh sản, ba ba, cá bỗng thương phẩm, nuôi cá nước ngọt…
Nhiều mô hình nông dân SXKDG cho thu nhập từ 200 triệu đồng đến trên 300 triệu đồng/năm như hội viên: Hoàng Văn Chuyên, thôn Bến Muỗm, xã Vĩnh Lạc; Hoàng Văn Cao, thôn Minh Thành, xã Minh Tiến; Phạm Văn Phôn, thôn Nà Khao, xã Yên Thắng; Nông Đức Doãn, thôn Tông Luông, xã Khánh Thiện…
Hiện nay, toàn huyện có trên 9.000 hộ đạt danh hiệu SXKDG; trong đó cấp tỉnh có 23 hộ, cấp huyện 326 hộ và cấp xã, thị trấn 8.676 hộ. Đánh giá kết quả hàng năm, có trên 85% cơ sở Hội đạt loại khá trở lên; trên 50% hộ đạt danh hiệu SXKDG; trên 75% hộ được công nhận gia đình văn hóa...
1179 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thời gian qua, Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, cùng các hoạt động tư vấn, hỗ trợ dịch vụ, đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, sáng tạo… được Hội Nông dân (HND) huyện Lục Yên đặc biệt quan tâm.Theo đó, hàng năm, Hội chỉ đạo HND cấp cơ sở đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất; triển khai thực hiện một số mô hình hiệu quả như: xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa tập trung; phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện tổ chức gần 300 lớp tập huấn chuyển giao kiến thức KHKT cho trên 6.000 lượt hội viên tham gia.
Thông qua các lớp tập huấn, hội viên đã chủ động đưa các giống lúa lai, lúa thuần cho năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy trên diện tích hơn 7.300 ha lúa nước/năm, năng suất bình quân đạt 54,5 tạ/ha, sản lượng thóc đạt trên 40.000 tấn/năm; diện tích ngô gieo trồng ổn định gần 5.400 ha ngô, năng suất đạt 37,2 tạ/ha, sản lượng đạt trên 20.000 tấn.
Ngoài ra, một số loại cây trồng khác như: lạc 945 ha, sắn 986 ha, khoai lang 976 ha và rau màu các loại trên 2.000 ha… Một số vùng chuyển sang thâm canh tập trung với quy mô lớn như vùng sản xuất lúa, ngô, rau, đậu ở các xã Lâm Thượng, Yên Thắng, Minh Xuân, Liễu Đô; nuôi cá lồng ở Phan Thanh; trồng và chế biến chè ở Trúc Lâu, Động Quan; măng mai ở Lâm Thượng, Khánh Thiện, Mai Sơn, An Phú; cam sành, cam Vinh, quýt vỏ giòn, bưởi da xanh ở Khánh Hòa, An Lạc, Mường Lai… Lục Yên đã có một số sản phẩm chất lượng cao có uy tín trên thị trường như lạc đỏ, gạo nếp cái Khánh Thiện, cam sành, măng mai, cà pháo giòn, vịt bầu, cá bỗng, gà thiến…
Để liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hiện nay, HND Lục Yên duy trì hoạt động hiệu quả 123 mô hình kinh tế tập thể gồm: 14 hợp tác xã (HTX), 109 tổ hợp tác (THT) với 602 thành viên và 140 tổ nghề nghiệp với 707 thành viên.
Bà Lương Vân Hường - Chủ tịch HND huyện cho biết: Đời sống, thu nhập của hội viên những năm gần đây có những bước tăng trưởng khá mạnh. Nông dân hiện nay đã tiếp cận được với sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano vào sản xuất, bởi vậy giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác tăng gấp từ 3 đến 5 lần so với trước đây.
Điển hình như các mô hình: THT trồng rau trong nhà lưới tại tổ dân phố số 9, thị trấn Yên Thế; THT thâm canh dưa hấu, dưa lê tại thôn Khuôn Pục, xã Minh Tiến; THT nuôi cá lồng tại xã Phan Thanh, An Phú… Hiện HTX cam Lục Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ ký quyết định công nhận nhãn hiệu tập thể "Cam Lục Yên”; HTX dịch vụ cây ăn quả xã Yên Thắng đạt tiêu chuẩn VietGAP… Đây là những mô hình sẽ nhân rộng trên phạm vi toàn huyện để các tập thể, cá nhân học tập làm theo.
Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả Phong trào "Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, HND các cấp trong huyện đã tổ chức cho hội viên đăng ký thi đua SXKDG. Ngoài khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương để phát triển kinh tế làm giàu, các hộ có kinh tế khá, giàu hàng năm còn giúp hộ nghèo về đồng vốn vay không tính lãi, cây, con giống, ngày công lao động.
Hội phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thông qua 89 tổ tiết kiệm và vay vốn tạo điều kiện cho 3.038 hộ vay với số tiền trên 146 tỷ đồng; phối hợp Phòng Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thông qua 180 tổ vay vốn tạo điều kiện cho 3.573 hộ vay với số tiền trên 259 tỷ đồng; Quỹ Hỗ trợ nông dân với 123 hộ vay với số tiền 3 tỷ 340 triệu đồng để phát triển kinh tế. Từ đồng vốn vay, hội viên đã tập trung đầu tư trồng cam, quýt, nuôi trâu sinh sản, ba ba, cá bỗng thương phẩm, nuôi cá nước ngọt…
Nhiều mô hình nông dân SXKDG cho thu nhập từ 200 triệu đồng đến trên 300 triệu đồng/năm như hội viên: Hoàng Văn Chuyên, thôn Bến Muỗm, xã Vĩnh Lạc; Hoàng Văn Cao, thôn Minh Thành, xã Minh Tiến; Phạm Văn Phôn, thôn Nà Khao, xã Yên Thắng; Nông Đức Doãn, thôn Tông Luông, xã Khánh Thiện…
Hiện nay, toàn huyện có trên 9.000 hộ đạt danh hiệu SXKDG; trong đó cấp tỉnh có 23 hộ, cấp huyện 326 hộ và cấp xã, thị trấn 8.676 hộ. Đánh giá kết quả hàng năm, có trên 85% cơ sở Hội đạt loại khá trở lên; trên 50% hộ đạt danh hiệu SXKDG; trên 75% hộ được công nhận gia đình văn hóa...
Các bài khác
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái ra mắt ứng dụng quầy thuốc thông minh (E - STORE) (22/06/2022)
- Trạm Tấu phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2022 đạt 52,18% (22/06/2022)
- Thị xã Nghĩa Lộ: Truyền thanh cơ sở cánh sóng thông tin, người bạn đồng hành của người dân (21/06/2022)
- 3 năm liên tục thành phố Yên Bái dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (20/06/2022)
- Hội LHPN tỉnh Yên Bái: Tích cực tuyên truyền phổ biến, pháp luật cho hội viên (17/06/2022)
- Huyện Yên Bình khởi công xây dựng 3 cầu dân sinh tại xã Phúc An, Ngọc Chấn, Tân Nguyên chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (16/06/2022)
- Văn Yên tổ chức hội thảo khảo sát, tư vấn phát triển du lịch (16/06/2022)
- Yên Bình: Nhiều giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo (14/06/2022)
- Hội thi Tin học trẻ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, năm 2022 (13/06/2022)
- Văn Chấn: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giai đoạn 2022 - 2026 (13/06/2022)
Xem thêm »