Qua 20 năm triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ tại huyện Văn Yên - một huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Yên Bái đã khẳng định sự phù hợp giữa chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Chủ tịch HĐQT Phòng giao dịch NHCSXH huyện Văn Yên trao sổ tiết kiệm vì người nghèo cho các cá nhân xã Yên Thái.
Qua 20 năm triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Văn Yên thể hiện rõ nét sự quan tâm của Đảng đối với một chính sách thiết yếu, một kênh tín dụng quan trọng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, khẳng định sự đúng đắn, hiệu quả trong việc duy trì và phát triển mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng với tính ưu việt và đặc thù riêng có của NHCSXH. Qua đó, từng bước thay đổi cơ bản nhận thức, giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo. Bên cạnh đó là sử dụng hiệu quả, thực chất các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động, để cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi, phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cải thiện đời sống; góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.
Ông Hoàng Ngọc Giang - Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Văn Yên cho biết: “Trong 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Văn Yên đã tập trung nguồn lực tín dụng ưu đãi qua NHCSXH cho 70.782 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với số tiền là 1.524.514 tỷ đồng. Thông qua 16 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi đã và và đang triển khai thực hiện, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã, đang và sẽ trở thành nguồn lực quan trọng trong công tác giảm nghèo, là “điểm tựa” cho nhiều gia đình ổn định kinh tế và thực hiện các tiêu chí thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Văn Yên. Đến 30/06/2022, tổng nguồn vốn cho vay qua các chương trình tín dụng chính sách đạt 637.427 triệu đồng tăng 612.100 triệu đồng so với năm 2003, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11% với 12.684 hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang vay vốn. Dư nợ bình quân đạt 50,3 triệu đồng/hộ, tăng 42,6 triệu đồng/hộ so với năm 2003. Với đồng vốn tuy không lớn nhưng đã kịp thời vươn tới 100% thôn, bản và các xã trên địa bàn huyện Văn Yên thông qua việc ủy thác qua hội, đoàn thể, ủy nhiệm qua hệ thống các Tổ tiết kiệm và vay vốn để đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn tín dụng chính sách thực sự trở thành công cụ hữu hiệu góp phần giảm nghèo bền vững.”
Đàn bò của các hộ dân thôn Bản Lùng (Phong Dụ Thượng)
Với nguồn vốn cho vay từ các chương trình tín dụng ưu đãi được triển khai trong 20 năm vừa qua, các đối tượng được vay vốn, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo đã đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 10.605 ha rừng, 1.115 ha cây ăn quả, mua 10.112 con trâu bò, 2.320 con lợn, dê và hàng trăm con giống gia súc, gia cầm khác; Đồng thời mở rộng hàng ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; làm mới và cải tạo 9.143 công trình nước sạch, 9.110 công trình vệ sinh, Bên cạnh đó 2.122 em học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập, hỗ trợ 1.561 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm được 3.745 việc làm mới cho người lao động, 31 người được vay vốn đi xuất khẩu lao động, 06 hộ vay vốn nhà nhà ở xã hội, 01 doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động, 01 cơ sở mầm non vay vốn phục vụ chi phí sửa chữa cơ sở, mua sắm vật tư y tế phòng chống dịch, mua sắm thiết bị dậy học…
Lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo
Với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là phòng giao dịch NHCSXH huyện, trong 20 năm qua các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đã tới được tay các hộ nghèo, đối tượng chính sách khác. Vốn tín dụng ưu đãi đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo. Đến nay, toàn huyện Văn Yên đã có 15.784 lượt hộ vay vốn thoát nghèo, 3.745 hộ được tạo việc làm mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện mỗi năm từ 4-5%. Điều này đã góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, hạn chế tín dụng đen trên địa bàn, đặc biệt là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nghèo.
Với phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, đội ngũ cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Văn Yên có nhiều cách làm sáng tạo trong thực hiện các chính sách tín dụng để nguồn vốn được quản lý và sử dụng hiệu quả. Hiện tại, việc giải ngân vốn vay được thực hiện thông qua ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội, đến 30/6/2022, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Văn Yên đang quản lý dư nợ nhận ủy thác là 633.748 triệu đồng, chiếm 99,42% tổng dư nợ, tăng 620.325 triệu đồng so với năm 2003 với 374 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động tại 172 thôn, bản trên toàn huyện.
Người dân Lang Thíp sử dụng hiệu quả vốn vay từ NHCSXH huyện để phát triển kinh tế
Bên cạnh đó, huyện Văn Yên đã tập trung huy động được các nguồn lực tài chính đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác với nguồn vốn do NHCSXH TW cấp là 575.678 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 89%, tăng 540.541 triệu đồng so với năm 2003. Nguồn vốn huy động tại địa phương thông qua tiền gửi từ tổ chức, cá nhân và huy động tiết kiệm thông qua tổ TK&VV đạt 75.089 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11%, tăng 75.089 triệu đồng cho với năm 2003. Đặc biệt, UBND huyện đã phát động “Gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo” nhằm vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chung tay góp sức, tạo nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đến nay "Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo" đã có 677 cán bộ giáo viên và người dân của tham gia với tổng số tiền là 11.128 triệu đồng.
Việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ thực sự là một giải pháp hết sức hiệu quả, có ý nghĩa lâu dài, đóng góp to lớn trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện hàng năm, nhất là thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới./.
(Theo Tạp chí Việt Nam Hội nhập)
999 lượt xem
Qua 20 năm triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ tại huyện Văn Yên - một huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Yên Bái đã khẳng định sự phù hợp giữa chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác.Qua 20 năm triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Văn Yên thể hiện rõ nét sự quan tâm của Đảng đối với một chính sách thiết yếu, một kênh tín dụng quan trọng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, khẳng định sự đúng đắn, hiệu quả trong việc duy trì và phát triển mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng với tính ưu việt và đặc thù riêng có của NHCSXH. Qua đó, từng bước thay đổi cơ bản nhận thức, giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo. Bên cạnh đó là sử dụng hiệu quả, thực chất các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động, để cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi, phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cải thiện đời sống; góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.
Ông Hoàng Ngọc Giang - Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Văn Yên cho biết: “Trong 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Văn Yên đã tập trung nguồn lực tín dụng ưu đãi qua NHCSXH cho 70.782 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với số tiền là 1.524.514 tỷ đồng. Thông qua 16 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi đã và và đang triển khai thực hiện, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã, đang và sẽ trở thành nguồn lực quan trọng trong công tác giảm nghèo, là “điểm tựa” cho nhiều gia đình ổn định kinh tế và thực hiện các tiêu chí thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Văn Yên. Đến 30/06/2022, tổng nguồn vốn cho vay qua các chương trình tín dụng chính sách đạt 637.427 triệu đồng tăng 612.100 triệu đồng so với năm 2003, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11% với 12.684 hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang vay vốn. Dư nợ bình quân đạt 50,3 triệu đồng/hộ, tăng 42,6 triệu đồng/hộ so với năm 2003. Với đồng vốn tuy không lớn nhưng đã kịp thời vươn tới 100% thôn, bản và các xã trên địa bàn huyện Văn Yên thông qua việc ủy thác qua hội, đoàn thể, ủy nhiệm qua hệ thống các Tổ tiết kiệm và vay vốn để đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn tín dụng chính sách thực sự trở thành công cụ hữu hiệu góp phần giảm nghèo bền vững.”
Đàn bò của các hộ dân thôn Bản Lùng (Phong Dụ Thượng)
Với nguồn vốn cho vay từ các chương trình tín dụng ưu đãi được triển khai trong 20 năm vừa qua, các đối tượng được vay vốn, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo đã đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 10.605 ha rừng, 1.115 ha cây ăn quả, mua 10.112 con trâu bò, 2.320 con lợn, dê và hàng trăm con giống gia súc, gia cầm khác; Đồng thời mở rộng hàng ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; làm mới và cải tạo 9.143 công trình nước sạch, 9.110 công trình vệ sinh, Bên cạnh đó 2.122 em học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập, hỗ trợ 1.561 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm được 3.745 việc làm mới cho người lao động, 31 người được vay vốn đi xuất khẩu lao động, 06 hộ vay vốn nhà nhà ở xã hội, 01 doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động, 01 cơ sở mầm non vay vốn phục vụ chi phí sửa chữa cơ sở, mua sắm vật tư y tế phòng chống dịch, mua sắm thiết bị dậy học…
Lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo
Với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là phòng giao dịch NHCSXH huyện, trong 20 năm qua các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đã tới được tay các hộ nghèo, đối tượng chính sách khác. Vốn tín dụng ưu đãi đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo. Đến nay, toàn huyện Văn Yên đã có 15.784 lượt hộ vay vốn thoát nghèo, 3.745 hộ được tạo việc làm mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện mỗi năm từ 4-5%. Điều này đã góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, hạn chế tín dụng đen trên địa bàn, đặc biệt là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nghèo.
Với phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, đội ngũ cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Văn Yên có nhiều cách làm sáng tạo trong thực hiện các chính sách tín dụng để nguồn vốn được quản lý và sử dụng hiệu quả. Hiện tại, việc giải ngân vốn vay được thực hiện thông qua ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội, đến 30/6/2022, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Văn Yên đang quản lý dư nợ nhận ủy thác là 633.748 triệu đồng, chiếm 99,42% tổng dư nợ, tăng 620.325 triệu đồng so với năm 2003 với 374 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động tại 172 thôn, bản trên toàn huyện.
Người dân Lang Thíp sử dụng hiệu quả vốn vay từ NHCSXH huyện để phát triển kinh tế
Bên cạnh đó, huyện Văn Yên đã tập trung huy động được các nguồn lực tài chính đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác với nguồn vốn do NHCSXH TW cấp là 575.678 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 89%, tăng 540.541 triệu đồng so với năm 2003. Nguồn vốn huy động tại địa phương thông qua tiền gửi từ tổ chức, cá nhân và huy động tiết kiệm thông qua tổ TK&VV đạt 75.089 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11%, tăng 75.089 triệu đồng cho với năm 2003. Đặc biệt, UBND huyện đã phát động “Gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo” nhằm vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chung tay góp sức, tạo nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đến nay "Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo" đã có 677 cán bộ giáo viên và người dân của tham gia với tổng số tiền là 11.128 triệu đồng.
Việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ thực sự là một giải pháp hết sức hiệu quả, có ý nghĩa lâu dài, đóng góp to lớn trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện hàng năm, nhất là thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới./.
(Theo Tạp chí Việt Nam Hội nhập)