Sau 20 năm thực hiện, Nghị định 78/2002/NĐ-CP thực sự trở thành chiếc "phao cứu sinh" giúp những hộ nghèo, đối tượng chính sách tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mù Cang Chải đã triển khai điểm giao dịch đến 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đánh dấu sự ra đời của hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, sau 20 năm thực hiện Nghị định này đã cho thấy những hiệu quả to lớn, thực sự trở thành chiếc "phao cứu sinh" giúp những hộ nghèo, đối tượng chính sách vươn lên trong cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện mỗi năm từ 6-8% và thay đổi bộ mặt nông thôn vùng cao.
Thoát nghèo từ nguồn vốn ưu đãi
Một ngôi nhà khang trang, có đầy đủ đồ dùng sinh hoạt là cuộc sống hiện tại mà đến giờ gia đình anh Giàng A Lử (bản Dào Xa, xã Kim Nọi) chưa bao giờ nghĩ đến. Trước đây, do hoàn cảnh gia đình đông con, bố mẹ mất sớm, việc lo có bữa ăn hàng ngày cũng đã là nỗi vất vả với anh em nhà Giàng A Lử. Năm 1996 sau khi anh xây dựng gia đình, ra ở riêng, cuộc sống còn khó khăn hơn trước vì phải lo cho vợ, con.
Cuộc sống của gia đình anh Giàng A Lử đã có sự thay đổi lớn khi năm 2005, gia đình anh được tiếp cận vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để phát triển chăn nuôi trâu, bò. Với số vốn vay ban đầu là 7 triệu đồng, chỉ mua được con trâu nái sinh sản nhưng bằng sự chăm chỉ, chịu khó và biết áp dụng các kiến thức khoa học, kỹ thuật về chăn nuôi nên sau 5 năm, gia đình Giàng A Lử không những trả được hết gốc và lãi cho ngân hàng mà còn có thêm 2 con trâu, đó là một tài sản lớn đối với người dân vùng cao.
Nhận thấy phát triển chăn nuôi trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế và hướng đi này có thể thoát được nghèo nên Giàng A Lử mạnh dạn vay thêm vốn để phát triển nuôi trâu, bò. Qua 17 năm với 4 lần được vay vốn ưu đãi để làm ăn, đến nay gia đình anh đã xây được được một ngôi nhà khang trang trị giá trên 300 triệu đồng, nuôi được con cái ăn học và có tiền mua sắm các trang thiết bị phục vụ cuộc sống. Hơn nữa, đến bây giờ gia đình anh còn có đàn gia súc với 7 con trâu, bò trị giá trên 200 triệu đồng và thoát được nghèo khó.
Anh Giàng A Lử chia sẻ: “Khi mới tách hộ, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo nên gặp rất nhiều khó khăn. Được các tổ chức hội, đoàn thể chính trị tuyên truyền vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mù Cang Chải để phát triển kinh tế gia đình, tôi đã mạnh dạn đi vay vốn để mua gia súc về chăn nuôi và thấy rất hiệu quả. Nhờ đó, tôi đã trả được cả gốc và lãi, đồng thời cũng vay thêm để tăng đàn. Đến nay, cuộc sống của gia đình tôi đã có của ăn của để, thoát nghèo”.
Trước đây, gia đình anh Sùng A Ảnh ở bản Nả Háng, xã Mồ Dề là một trong số hộ nghèo, đặc biệt khó khăn của địa phương. Năm 2018, gia đình anh được vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đầu tư chăn nuôi trâu, bò sinh sản.
nh Sùng A Ảnh cho biết, nhờ được cán bộ Hội Nông dân huyện, xã tư vấn vay vốn và định hướng sử dụng vốn vay phù hợp nên gia đình anh mạnh dạn vay vốn để phát triển mô hình chăn nuôi trâu, bò và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Đàn gia súc của gia đình anh đã có 7 con trâu và 9 con bò, hàng năm xuất bán con giống, bán thịt mang về nguồn thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/năm. Cuối năm 2020, gia đình anh đã thoát nghèo, cuộc sống đã dần khá lên.
Hộ gia đình anh Giàng A Lử và anh Sùng A Ảnh chỉ là đại diện của hàng chục nghìn hộ nghèo ở huyện vùng cao Mù Cang Chải được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Nhiều hộ gia đình khác trên địa bàn huyện đã phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng với các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện.
Nâng cao hiệu quả chính sách
Người dân đến làm thủ tục vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mù Cang Chải tại điểm giao dịch xã Hồ Bốn.
Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, dân cư sinh sống phân tán trải rộng trên địa hình đồi núi dốc, điều kiện kinh tế, hạ tầng giao thông còn nhiều thiếu thốn, đi lại khó khăn. Với phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” và nơi nào có người nghèo, đối tượng chính sách thì nơi đó có mạch nguồn tín dụng chính sách xã hội” nên để nguồn vốn đến được với người nghèo và các đối tượng chính sách, qua 20 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mù Cang Chải đã triển khai điểm giao dịch đến 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Cùng với đó, lập mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn với 183 tổ tại 98 thôn bản và tổ dân phố. Đây thực sự là cầu nối giữa ngân hàng với người vay, nên có thể nói 100% số hộ nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu là được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách này, từ đó góp phần không nhỏ giúp Đảng bộ, cấp ủy chính quyền các xã của huyện thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm được giao nhất là chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững cũng như từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ông Thào A Phềnh, Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết, năm 2002, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Nậm Khắt còn rất cao, trên 76%, thu nhập bình quân đầu người chỉ có hơn 2 triệu đồng/năm. Qua 20 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đến hết năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn xã đã giảm xuống còn dưới 11,6%, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 37 triệu đồng/năm.
Có thể thấy, nguồn vốn chính sách này đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu của cuộc sống cho người nghèo và đối tượng chính sách khác như làm nhà ở, phát triển kinh tế hộ gia đình với các mô hình chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội; góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Ông Bùi Văn Hóa, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mù Cang Chải cho biết, qua 20 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ, người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vùng cao Mù Cang Chải đã được tiếp cận vay và sử dụng đồng vốn hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu thấp. Thông qua 12 chương trình tín dụng đã có trên 30 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ chính sách khác trên địa bàn huyện được vay vốn với số tiền gần 344 tỷ đồng, tăng gần 11% so với năm 2003 khi mới thành lập.
Từ nguồn vốn chính sách, toàn huyện đã có 18.050 hộ nghèo, 1.942 hộ cận nghèo và 810 hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt; 1.408 hộ gia đình được vay vốn cho học sinh, sinh viên theo học tại các trường cao đẳng, đại học và học nghề; xây dựng được 880 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng 1.282 căn nhà trong đó có 7 căn nhà xã hội, 1.275 nhà cho hộ nghèo. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cũng đã góp phần giúp cho 13.906 hộ dân thoát nghèo.
Theo bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mù Cang Chải, Nghị định 78 của Chính phủ là một chủ trương, chính sách rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước, thể hiện là một chính sách nhân văn đối với các người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vùng cao Mù Cang Chải.
Qua 20 năm thực hiện, công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện có sự đóng góp rất lớn của các nguồn vốn vay thực hiện qua hệ thống ngân hàng chính sách. Thông qua các chương trình tín dụng chính sách xã hội, người dân có vốn để tăng gia sản xuất, chăn nuôi cũng như được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn để tiếp cận các trình độ khoa học kỹ thuật.
Đây còn là nguồn lực quan trọng để xây dựng nhà ở, công trình nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh; giảm tỷ lệ thất học và các tệ nạn xã hội…làm thay đổi căn bản nhận thức của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ thêm tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Yên Bái cho biết, để các chủ trương của Đảng và chính sách của Chính phủ đến đúng đối tượng, kịp thời, hiệu quả. Thời gian tới, toàn hệ thống ngân hàng chính sách tiếp tục thực hiện niêm yết công khai, minh bạch, đầy đủ các thủ tục, chính sách tín dụng ưu đãi cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại 100% Điểm giao dịch ở các xã và luôn duy trì, kiện toàn Tổ tiết kiệm và vay vốn tại 100% thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là giải pháp tốt nhất để giúp người dân thuận tiện vay vốn và cán bộ tín dụng liên tục theo dõi, kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng vốn vay của người dân.
Với những kết quả đạt được qua chặng đường 20 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ ở huyện vùng cao Mù Cang Chải đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cùng với những chính sách khác của Đảng và Nhà nước đã góp phần từng bước thay đổi diện mạo của huyện vùng cao khó khăn.
1082 lượt xem
Theo TTXVN
Sau 20 năm thực hiện, Nghị định 78/2002/NĐ-CP thực sự trở thành chiếc "phao cứu sinh" giúp những hộ nghèo, đối tượng chính sách tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên BáiNghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đánh dấu sự ra đời của hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, sau 20 năm thực hiện Nghị định này đã cho thấy những hiệu quả to lớn, thực sự trở thành chiếc "phao cứu sinh" giúp những hộ nghèo, đối tượng chính sách vươn lên trong cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện mỗi năm từ 6-8% và thay đổi bộ mặt nông thôn vùng cao.
Thoát nghèo từ nguồn vốn ưu đãi
Một ngôi nhà khang trang, có đầy đủ đồ dùng sinh hoạt là cuộc sống hiện tại mà đến giờ gia đình anh Giàng A Lử (bản Dào Xa, xã Kim Nọi) chưa bao giờ nghĩ đến. Trước đây, do hoàn cảnh gia đình đông con, bố mẹ mất sớm, việc lo có bữa ăn hàng ngày cũng đã là nỗi vất vả với anh em nhà Giàng A Lử. Năm 1996 sau khi anh xây dựng gia đình, ra ở riêng, cuộc sống còn khó khăn hơn trước vì phải lo cho vợ, con.
Cuộc sống của gia đình anh Giàng A Lử đã có sự thay đổi lớn khi năm 2005, gia đình anh được tiếp cận vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để phát triển chăn nuôi trâu, bò. Với số vốn vay ban đầu là 7 triệu đồng, chỉ mua được con trâu nái sinh sản nhưng bằng sự chăm chỉ, chịu khó và biết áp dụng các kiến thức khoa học, kỹ thuật về chăn nuôi nên sau 5 năm, gia đình Giàng A Lử không những trả được hết gốc và lãi cho ngân hàng mà còn có thêm 2 con trâu, đó là một tài sản lớn đối với người dân vùng cao.
Nhận thấy phát triển chăn nuôi trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế và hướng đi này có thể thoát được nghèo nên Giàng A Lử mạnh dạn vay thêm vốn để phát triển nuôi trâu, bò. Qua 17 năm với 4 lần được vay vốn ưu đãi để làm ăn, đến nay gia đình anh đã xây được được một ngôi nhà khang trang trị giá trên 300 triệu đồng, nuôi được con cái ăn học và có tiền mua sắm các trang thiết bị phục vụ cuộc sống. Hơn nữa, đến bây giờ gia đình anh còn có đàn gia súc với 7 con trâu, bò trị giá trên 200 triệu đồng và thoát được nghèo khó.
Anh Giàng A Lử chia sẻ: “Khi mới tách hộ, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo nên gặp rất nhiều khó khăn. Được các tổ chức hội, đoàn thể chính trị tuyên truyền vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mù Cang Chải để phát triển kinh tế gia đình, tôi đã mạnh dạn đi vay vốn để mua gia súc về chăn nuôi và thấy rất hiệu quả. Nhờ đó, tôi đã trả được cả gốc và lãi, đồng thời cũng vay thêm để tăng đàn. Đến nay, cuộc sống của gia đình tôi đã có của ăn của để, thoát nghèo”.
Trước đây, gia đình anh Sùng A Ảnh ở bản Nả Háng, xã Mồ Dề là một trong số hộ nghèo, đặc biệt khó khăn của địa phương. Năm 2018, gia đình anh được vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đầu tư chăn nuôi trâu, bò sinh sản.
nh Sùng A Ảnh cho biết, nhờ được cán bộ Hội Nông dân huyện, xã tư vấn vay vốn và định hướng sử dụng vốn vay phù hợp nên gia đình anh mạnh dạn vay vốn để phát triển mô hình chăn nuôi trâu, bò và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Đàn gia súc của gia đình anh đã có 7 con trâu và 9 con bò, hàng năm xuất bán con giống, bán thịt mang về nguồn thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/năm. Cuối năm 2020, gia đình anh đã thoát nghèo, cuộc sống đã dần khá lên.
Hộ gia đình anh Giàng A Lử và anh Sùng A Ảnh chỉ là đại diện của hàng chục nghìn hộ nghèo ở huyện vùng cao Mù Cang Chải được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Nhiều hộ gia đình khác trên địa bàn huyện đã phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng với các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện.
Nâng cao hiệu quả chính sách
Người dân đến làm thủ tục vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mù Cang Chải tại điểm giao dịch xã Hồ Bốn.
Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, dân cư sinh sống phân tán trải rộng trên địa hình đồi núi dốc, điều kiện kinh tế, hạ tầng giao thông còn nhiều thiếu thốn, đi lại khó khăn. Với phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” và nơi nào có người nghèo, đối tượng chính sách thì nơi đó có mạch nguồn tín dụng chính sách xã hội” nên để nguồn vốn đến được với người nghèo và các đối tượng chính sách, qua 20 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mù Cang Chải đã triển khai điểm giao dịch đến 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Cùng với đó, lập mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn với 183 tổ tại 98 thôn bản và tổ dân phố. Đây thực sự là cầu nối giữa ngân hàng với người vay, nên có thể nói 100% số hộ nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu là được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách này, từ đó góp phần không nhỏ giúp Đảng bộ, cấp ủy chính quyền các xã của huyện thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm được giao nhất là chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững cũng như từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ông Thào A Phềnh, Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết, năm 2002, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Nậm Khắt còn rất cao, trên 76%, thu nhập bình quân đầu người chỉ có hơn 2 triệu đồng/năm. Qua 20 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đến hết năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn xã đã giảm xuống còn dưới 11,6%, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 37 triệu đồng/năm.
Có thể thấy, nguồn vốn chính sách này đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu của cuộc sống cho người nghèo và đối tượng chính sách khác như làm nhà ở, phát triển kinh tế hộ gia đình với các mô hình chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội; góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Ông Bùi Văn Hóa, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mù Cang Chải cho biết, qua 20 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ, người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vùng cao Mù Cang Chải đã được tiếp cận vay và sử dụng đồng vốn hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu thấp. Thông qua 12 chương trình tín dụng đã có trên 30 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ chính sách khác trên địa bàn huyện được vay vốn với số tiền gần 344 tỷ đồng, tăng gần 11% so với năm 2003 khi mới thành lập.
Từ nguồn vốn chính sách, toàn huyện đã có 18.050 hộ nghèo, 1.942 hộ cận nghèo và 810 hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt; 1.408 hộ gia đình được vay vốn cho học sinh, sinh viên theo học tại các trường cao đẳng, đại học và học nghề; xây dựng được 880 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng 1.282 căn nhà trong đó có 7 căn nhà xã hội, 1.275 nhà cho hộ nghèo. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cũng đã góp phần giúp cho 13.906 hộ dân thoát nghèo.
Theo bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mù Cang Chải, Nghị định 78 của Chính phủ là một chủ trương, chính sách rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước, thể hiện là một chính sách nhân văn đối với các người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vùng cao Mù Cang Chải.
Qua 20 năm thực hiện, công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện có sự đóng góp rất lớn của các nguồn vốn vay thực hiện qua hệ thống ngân hàng chính sách. Thông qua các chương trình tín dụng chính sách xã hội, người dân có vốn để tăng gia sản xuất, chăn nuôi cũng như được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn để tiếp cận các trình độ khoa học kỹ thuật.
Đây còn là nguồn lực quan trọng để xây dựng nhà ở, công trình nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh; giảm tỷ lệ thất học và các tệ nạn xã hội…làm thay đổi căn bản nhận thức của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ thêm tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Yên Bái cho biết, để các chủ trương của Đảng và chính sách của Chính phủ đến đúng đối tượng, kịp thời, hiệu quả. Thời gian tới, toàn hệ thống ngân hàng chính sách tiếp tục thực hiện niêm yết công khai, minh bạch, đầy đủ các thủ tục, chính sách tín dụng ưu đãi cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại 100% Điểm giao dịch ở các xã và luôn duy trì, kiện toàn Tổ tiết kiệm và vay vốn tại 100% thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là giải pháp tốt nhất để giúp người dân thuận tiện vay vốn và cán bộ tín dụng liên tục theo dõi, kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng vốn vay của người dân.
Với những kết quả đạt được qua chặng đường 20 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ ở huyện vùng cao Mù Cang Chải đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cùng với những chính sách khác của Đảng và Nhà nước đã góp phần từng bước thay đổi diện mạo của huyện vùng cao khó khăn.