CTTĐT - Huyện Văn Yên đã chọn năm 2022 là “Năm đột phá về chuyển đổi số” với tinh thần tổng tiến công. Thể hiện rõ quyết tâm đó, huyện nỗ lực triển khai nhiều hoạt động mới mẻ, cụ thể, mang lại hiệu quả thiết thực.
Những công dân số ở Văn Yên
Để thực hiện thành công "Năm đột phá về chuyển đổi số - 2022”, thời gian qua, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Yên đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan hướng dẫn thành lập, ra mắt và đi vào hoạt động tổ công nghệ cộng đồng ở các xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố. Ra mắt các tổ công nghệ cộng đồng, Văn Yên là huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái triển khai mô hình này và triển khai trước khi có định hướng chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Sau khi thành lập đến nay, các tổ công nghệ cộng đồng cấp xã, cấp thôn đã và đang bắt tay vào công việc hỗ trợ chính quyền địa phương triển khai một số nhiệm vụ về chuyển đổi số như: tuyên truyền phát triển công dân số theo Bộ tiêu chí công dân số huyện Văn Yên; tuyên truyền triển khai các ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền triển khai các ứng dụng thanh toán điện tử. Đặc biệt, hiện nay tổ công nghệ cộng đồng một số xã như: Đông Cuông, Châu Quế Hạ, Mỏ Vàng đang hỗ trợ triển khai nền tảng "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” phục vụ sinh hoạt chi bộ. Đến nay, 25/25 xã, thị trấn đã thành lập tổ công nghệ cộng đồng cấp xã với tổng số 321 thành viên; 172/172 thôn, tổ dân phố đã thành lập tổ công nghệ cộng đồng cấp thôn với tổng số 1.322 thành viên. Các tổ công nghệ cộng đồng như "cánh tay công nghệ nối dài” giúp chính quyền các cấp triển khai chủ trương, các phần việc chuyển đổi số đến cơ sở.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn dân, UBND huyện Văn Yên đã mạnh dạn nghiên cứu, xây dựng, ban hành Bộ tiêu chí tạm thời công dân số huyện Văn Yên và Quy trình xét, công nhận công dân huyện Văn Yên đạt tiêu chuẩn công dân số. Theo đó, Bộ tiêu chí tạm thời công dân số huyện Văn Yên đã bám sát các tiêu chí cơ bản của công dân toàn cầu, định hướng xây dựng công dân số nêu trong các nghị quyết, chiến lược về chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. 9 tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí sẽ là căn cứ để các cấp chính quyền chỉ đạo, hướng dẫn, vận động người dân địa phương học tập, bồi dưỡng, rèn luyện để trở thành công dân số. Đồng thời gắn việc thực hiện nội dung này với các phong trào thi đua yêu nước khác do các cấp, các ngành phát động để tạo khí thế thi đua sôi nổi, thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong toàn dân Văn Yên. Đến nay, huyện Văn Yên đã có trên 10.000 công dân được công nhận đạt công dân số. Việc này đã góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương, đề án, chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số cũng như xây dựng con người Văn Yên đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Để thực hiện thành công Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện Văn Yên đã chỉ đạo thị trấn Mậu A phát động tháng chuyển đổi số và chỉ đạo thôn Khe Bành, xã Châu Quế Hạ thực hiện tuần lễ chuyển đổi số nhằm nỗ lực đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền thông qua các ứng dụng, dịch vụ tiện ích. Theo đó, người dân được cung cấp tài khoản định danh điện tử, được hướng dẫn thanh toán tiền điện, tiền nước, mua bán giao dịch không sử dụng tiền mặt; hướng dẫn đảng viên cài đặt, đăng nhập, sử dụng "Sổ tay đảng viên điện tử”; hướng dẫn các bí thư chi bộ sử dụng "Sổ tay đảng viên điện tử" trong sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ thường kỳ; tuyên truyền, hướng dẫn người dân khởi tạo tài khoản dịch vụ công trực tuyến và biết cách thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Đồng thời hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ứng dụng công nghệ số trong liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện qua hình thức thương mại điện tử….
Trên tinh thần nghị quyết số 51 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX, huyện Văn Yên đã đề ra mục tiêu tổng quát huyện đề ra là đến năm 2025 trở thành địa phương đứng đầu các huyện, thị, thành phố của tỉnh Yên Bái về chuyển đổi số. Chuyển đổi số được cấp ủy, chính quyền huyện xác định là vấn đề quan trọng, cấp thiết đối với sự phát triển của địa phương và là nhiệm vụ "không thể không làm”, "không thể trì hoãn”. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Văn Yên cũng xác định rõ 14 chỉ tiêu cụ thể trên 3 trụ cột của chuyển đổi số là: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chung; 4 nhóm hạng mục, phần việc cụ thể với tổng số 63 đầu việc. Đồng thời chọn năm 2022 là "Năm đột phá về chuyển đổi số” với tinh thần tổng tiến công. Thể hiện rõ quyết tâm đó, huyện nỗ lực khẩn trương triển khai nhiều hoạt động cụ thể, rất mới, lần đầu tiên tổ chức triển khai thực hiện.
Trong thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục triển khai thực hiện các hạng mục, phần việc với 19 chỉ tiêu cơ bản cụ thể gồm: 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; từ 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã trở lên được xử lý trên môi trường mạng; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 15%; phấn đấu 40% trở lên người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử... nhằm tạo môi trường thuận lợi, ứng dụng những thế mạnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành động lực quan trọng, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
1735 lượt xem
CTV: Thu Nhài - Lan Hanh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện Văn Yên đã chọn năm 2022 là “Năm đột phá về chuyển đổi số” với tinh thần tổng tiến công. Thể hiện rõ quyết tâm đó, huyện nỗ lực triển khai nhiều hoạt động mới mẻ, cụ thể, mang lại hiệu quả thiết thực.Để thực hiện thành công "Năm đột phá về chuyển đổi số - 2022”, thời gian qua, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Yên đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan hướng dẫn thành lập, ra mắt và đi vào hoạt động tổ công nghệ cộng đồng ở các xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố. Ra mắt các tổ công nghệ cộng đồng, Văn Yên là huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái triển khai mô hình này và triển khai trước khi có định hướng chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Sau khi thành lập đến nay, các tổ công nghệ cộng đồng cấp xã, cấp thôn đã và đang bắt tay vào công việc hỗ trợ chính quyền địa phương triển khai một số nhiệm vụ về chuyển đổi số như: tuyên truyền phát triển công dân số theo Bộ tiêu chí công dân số huyện Văn Yên; tuyên truyền triển khai các ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền triển khai các ứng dụng thanh toán điện tử. Đặc biệt, hiện nay tổ công nghệ cộng đồng một số xã như: Đông Cuông, Châu Quế Hạ, Mỏ Vàng đang hỗ trợ triển khai nền tảng "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” phục vụ sinh hoạt chi bộ. Đến nay, 25/25 xã, thị trấn đã thành lập tổ công nghệ cộng đồng cấp xã với tổng số 321 thành viên; 172/172 thôn, tổ dân phố đã thành lập tổ công nghệ cộng đồng cấp thôn với tổng số 1.322 thành viên. Các tổ công nghệ cộng đồng như "cánh tay công nghệ nối dài” giúp chính quyền các cấp triển khai chủ trương, các phần việc chuyển đổi số đến cơ sở.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn dân, UBND huyện Văn Yên đã mạnh dạn nghiên cứu, xây dựng, ban hành Bộ tiêu chí tạm thời công dân số huyện Văn Yên và Quy trình xét, công nhận công dân huyện Văn Yên đạt tiêu chuẩn công dân số. Theo đó, Bộ tiêu chí tạm thời công dân số huyện Văn Yên đã bám sát các tiêu chí cơ bản của công dân toàn cầu, định hướng xây dựng công dân số nêu trong các nghị quyết, chiến lược về chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. 9 tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí sẽ là căn cứ để các cấp chính quyền chỉ đạo, hướng dẫn, vận động người dân địa phương học tập, bồi dưỡng, rèn luyện để trở thành công dân số. Đồng thời gắn việc thực hiện nội dung này với các phong trào thi đua yêu nước khác do các cấp, các ngành phát động để tạo khí thế thi đua sôi nổi, thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong toàn dân Văn Yên. Đến nay, huyện Văn Yên đã có trên 10.000 công dân được công nhận đạt công dân số. Việc này đã góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương, đề án, chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số cũng như xây dựng con người Văn Yên đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Để thực hiện thành công Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện Văn Yên đã chỉ đạo thị trấn Mậu A phát động tháng chuyển đổi số và chỉ đạo thôn Khe Bành, xã Châu Quế Hạ thực hiện tuần lễ chuyển đổi số nhằm nỗ lực đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền thông qua các ứng dụng, dịch vụ tiện ích. Theo đó, người dân được cung cấp tài khoản định danh điện tử, được hướng dẫn thanh toán tiền điện, tiền nước, mua bán giao dịch không sử dụng tiền mặt; hướng dẫn đảng viên cài đặt, đăng nhập, sử dụng "Sổ tay đảng viên điện tử”; hướng dẫn các bí thư chi bộ sử dụng "Sổ tay đảng viên điện tử" trong sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ thường kỳ; tuyên truyền, hướng dẫn người dân khởi tạo tài khoản dịch vụ công trực tuyến và biết cách thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Đồng thời hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ứng dụng công nghệ số trong liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện qua hình thức thương mại điện tử….
Trên tinh thần nghị quyết số 51 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX, huyện Văn Yên đã đề ra mục tiêu tổng quát huyện đề ra là đến năm 2025 trở thành địa phương đứng đầu các huyện, thị, thành phố của tỉnh Yên Bái về chuyển đổi số. Chuyển đổi số được cấp ủy, chính quyền huyện xác định là vấn đề quan trọng, cấp thiết đối với sự phát triển của địa phương và là nhiệm vụ "không thể không làm”, "không thể trì hoãn”. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Văn Yên cũng xác định rõ 14 chỉ tiêu cụ thể trên 3 trụ cột của chuyển đổi số là: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chung; 4 nhóm hạng mục, phần việc cụ thể với tổng số 63 đầu việc. Đồng thời chọn năm 2022 là "Năm đột phá về chuyển đổi số” với tinh thần tổng tiến công. Thể hiện rõ quyết tâm đó, huyện nỗ lực khẩn trương triển khai nhiều hoạt động cụ thể, rất mới, lần đầu tiên tổ chức triển khai thực hiện.
Trong thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục triển khai thực hiện các hạng mục, phần việc với 19 chỉ tiêu cơ bản cụ thể gồm: 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; từ 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã trở lên được xử lý trên môi trường mạng; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 15%; phấn đấu 40% trở lên người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử... nhằm tạo môi trường thuận lợi, ứng dụng những thế mạnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành động lực quan trọng, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái.