CTTĐT - Góp phần cùng chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến trình xây dựng huyện nông thôn mới, đồng bào Công giáo ở các xã như An Thịnh, Yên Phú, Đại Phác, Yên Hợp, Tân Hợp, Đông An… đã tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, hiến công, hiến kế, hiến đất, tài sản trên đất để góp phần thiết thực vào chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Mô hình chăn nuôi dê theo Nghị quyết 69 của người dân Yên Hợp
Với tinh thần “Đoàn kết, đồng hành xây dựng quê hương”, trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 15 hộ đồng bào công giáo của 2 thôn Đại An và Cổng Trào xã An Thịnh đã tự nguyện hiến 2.250 mét vuông đất vườn ươm, ao cá, vườn tạo và nhiều cây cối, hoa màu với tổng trị giá trên 800 triệu đồng để mở mới con đường liên thôn. Bên cạnh đó, các thôn đã và đang vận động nhân dân đóng góp khoảng 400 triệu tiền mặt để san tạo mặt đường với chiều dài 375 mét, độ rộng mặt đường từ 5 - 6 mét. Bởi các hộ đồng bào công giáo nơi đây đã thấy rõ được những lợi ích khi con đường được mở ra, có đường kinh tế sẽ phát triển, đi lại sẽ thuận tiện, sản phẩm nông sản sẽ nâng cao được giá trị. Quan trọng hơn là mở ra một tương lai tươi sáng cho con em của mình. Ông Trần Quang Chinh, thôn Cổng Trào, xã An Thịnh, huyện Văn Yên nói: “Để xã đạt xã nông thôn mới nâng cao, gia đình tôi đã tự nguyện hiến hơn 1 sào ao đang nuôi cá, 50 mét vuông đất vườn tạp để mở mới con đường nối liền 2 thôn Cổng Trào và Đại An. Bởi có đường kinh tế sẽ phát triển, đi lại sẽ thuận tiện, sản phẩm nông sản của chính gia đình tôi và người dân ở 2 thôn này làm ra sẽ nâng cao được giá trị".
Thấy được lợi ích thiết thực mà Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh mang lại, trong năm 2022, nhiều hộ đồng bào công giáo của xã Yên Hợp đã chuyển đổi tư duy, phương thức sản xuất nhằm tăng quy mô, chất lượng sản phẩm hàng hóa, thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế, trong đó chú trọng phát triển các mô hình nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào trồng trọt, chăn nuôi, giúp tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Năm 2022, đồng bào công giáo xã Yên Hợp đã đăng ký thực hiện được 10 mô hình chăn nuôi, trong đó có 4 mô hình dê, 2 mô hình trâu, bò, 1 mô hình lợn nái 15 con, 1 mô hình lợn địa phương với quy mô 3 nái, 20 lợn thịt và 1 mô hình lợn thịt 100 con. Đưa tổng số mô hình chăn nuôi hình thành theo Nghị quyết 69 trên địa bàn xã Yên Hợp từ năm 2021 đến nay lên 14 mô hình. Nhờ đó mà đời sống của người dân xã Yên Hợp đã có nhiều đổi thay tích cực, nhiều hộ dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Ông Nguyễn Văn Tâm - Thôn Yên Hòa, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên chia sẻ: “Tận dụng diện tích đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào, lại được Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái, gia đình tôi đã đầu tư chăn nuôi lợn đen bản địa. Đây là giống lợn đặc sản, nên việc chăn nuôi và tiêu thụ rất dễ dàng. Hiện gia đình tôi đang có 40 con lợn đen bản địa. Vừa qua, tôi đã xuất bán 20 con với giá 150 nghìn đồng/kg lợn thịt hơi. Trừ mọi chi phí, gia đình tôi cũng thu về gần 200 triệu đồng, kinh tế gia đình giờ đây đã bớt khó khăn hơn".
Ở Văn Yên phong trào xây dựng nông thôn mới đã được các giáo họ và bà con giáo dân hưởng ứng tích cực, nhiều gia đình đã hiến đất, đóng góp ngày công, tiền mặt cùng với nhân dân bê tông hóa, tu sửa đường giao thông liên thôn, liên xã, xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng. Cùng với đó, nhiều hộ đồng bào công giáo đã tích cực đầu tư vốn để phát triển dịch vụ kinh doanh buôn bán, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh chăn nuôi, trồng rừng, mở rộng các ngành nghề, kinh doanh, dich vụ, giải quyêt việc làm. Đồng chí Vũ Minh Huê - Phó Bí thư Thường trực huyện ủy Văn Yên cho biết: “Riêng trong năm 2022, cùng với nhân dân trong toàn huyện, đồng bào công giáo ở các địa phương đã hiến trên 176.000 m2 đất thổ cư, đất vườn tạp, đất đồi rừng, rỡ bỏ 9.753m2 tường rào, công trình xây dựng, vật kiến trúc, chặt hạ trên 41.000 cây trồng các loại trị giá trên 16,5 tỷ đồng để mở rộng gần 72 km đường giao thông ngõ, xóm rộng từ 3,5m lên 7m. Hình thành được 372 cơ sở chăn nuôi và 6 tổ hợp tác theo Nghị quyết 69. Xây dựng được 11 sản phẩm OCOP, thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/người/năm. Những đóng góp tích cực, những việc làm thiết thực trong các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới, đồng bào công giáo huyện Văn Yên luôn nỗ lực khẳng định đường hướng sống phúc âm giữa lòng dân tộc và đóng góp công sức cùng Đảng bộ, chính quyền địa phương từng bước xây dựng huyện Văn Yên phồn vinh, giàu đẹp và phát triển".
Năm 2022, đồng bào công giáo huyện Văn Yên đã góp công, góp sức cùng với các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi 35 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có 27 chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra, 08 chỉ tiêu đạt kế hoạch, kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ phát triển khá và chuyển dịch tích cực, đúng hướng; toàn huyện hiện có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
3120 lượt xem
CTV: Thu Nhài - Lan Hanh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Góp phần cùng chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến trình xây dựng huyện nông thôn mới, đồng bào Công giáo ở các xã như An Thịnh, Yên Phú, Đại Phác, Yên Hợp, Tân Hợp, Đông An… đã tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, hiến công, hiến kế, hiến đất, tài sản trên đất để góp phần thiết thực vào chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.Với tinh thần “Đoàn kết, đồng hành xây dựng quê hương”, trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 15 hộ đồng bào công giáo của 2 thôn Đại An và Cổng Trào xã An Thịnh đã tự nguyện hiến 2.250 mét vuông đất vườn ươm, ao cá, vườn tạo và nhiều cây cối, hoa màu với tổng trị giá trên 800 triệu đồng để mở mới con đường liên thôn. Bên cạnh đó, các thôn đã và đang vận động nhân dân đóng góp khoảng 400 triệu tiền mặt để san tạo mặt đường với chiều dài 375 mét, độ rộng mặt đường từ 5 - 6 mét. Bởi các hộ đồng bào công giáo nơi đây đã thấy rõ được những lợi ích khi con đường được mở ra, có đường kinh tế sẽ phát triển, đi lại sẽ thuận tiện, sản phẩm nông sản sẽ nâng cao được giá trị. Quan trọng hơn là mở ra một tương lai tươi sáng cho con em của mình. Ông Trần Quang Chinh, thôn Cổng Trào, xã An Thịnh, huyện Văn Yên nói: “Để xã đạt xã nông thôn mới nâng cao, gia đình tôi đã tự nguyện hiến hơn 1 sào ao đang nuôi cá, 50 mét vuông đất vườn tạp để mở mới con đường nối liền 2 thôn Cổng Trào và Đại An. Bởi có đường kinh tế sẽ phát triển, đi lại sẽ thuận tiện, sản phẩm nông sản của chính gia đình tôi và người dân ở 2 thôn này làm ra sẽ nâng cao được giá trị".
Thấy được lợi ích thiết thực mà Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh mang lại, trong năm 2022, nhiều hộ đồng bào công giáo của xã Yên Hợp đã chuyển đổi tư duy, phương thức sản xuất nhằm tăng quy mô, chất lượng sản phẩm hàng hóa, thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế, trong đó chú trọng phát triển các mô hình nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào trồng trọt, chăn nuôi, giúp tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Năm 2022, đồng bào công giáo xã Yên Hợp đã đăng ký thực hiện được 10 mô hình chăn nuôi, trong đó có 4 mô hình dê, 2 mô hình trâu, bò, 1 mô hình lợn nái 15 con, 1 mô hình lợn địa phương với quy mô 3 nái, 20 lợn thịt và 1 mô hình lợn thịt 100 con. Đưa tổng số mô hình chăn nuôi hình thành theo Nghị quyết 69 trên địa bàn xã Yên Hợp từ năm 2021 đến nay lên 14 mô hình. Nhờ đó mà đời sống của người dân xã Yên Hợp đã có nhiều đổi thay tích cực, nhiều hộ dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Ông Nguyễn Văn Tâm - Thôn Yên Hòa, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên chia sẻ: “Tận dụng diện tích đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào, lại được Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái, gia đình tôi đã đầu tư chăn nuôi lợn đen bản địa. Đây là giống lợn đặc sản, nên việc chăn nuôi và tiêu thụ rất dễ dàng. Hiện gia đình tôi đang có 40 con lợn đen bản địa. Vừa qua, tôi đã xuất bán 20 con với giá 150 nghìn đồng/kg lợn thịt hơi. Trừ mọi chi phí, gia đình tôi cũng thu về gần 200 triệu đồng, kinh tế gia đình giờ đây đã bớt khó khăn hơn".
Ở Văn Yên phong trào xây dựng nông thôn mới đã được các giáo họ và bà con giáo dân hưởng ứng tích cực, nhiều gia đình đã hiến đất, đóng góp ngày công, tiền mặt cùng với nhân dân bê tông hóa, tu sửa đường giao thông liên thôn, liên xã, xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng. Cùng với đó, nhiều hộ đồng bào công giáo đã tích cực đầu tư vốn để phát triển dịch vụ kinh doanh buôn bán, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh chăn nuôi, trồng rừng, mở rộng các ngành nghề, kinh doanh, dich vụ, giải quyêt việc làm. Đồng chí Vũ Minh Huê - Phó Bí thư Thường trực huyện ủy Văn Yên cho biết: “Riêng trong năm 2022, cùng với nhân dân trong toàn huyện, đồng bào công giáo ở các địa phương đã hiến trên 176.000 m2 đất thổ cư, đất vườn tạp, đất đồi rừng, rỡ bỏ 9.753m2 tường rào, công trình xây dựng, vật kiến trúc, chặt hạ trên 41.000 cây trồng các loại trị giá trên 16,5 tỷ đồng để mở rộng gần 72 km đường giao thông ngõ, xóm rộng từ 3,5m lên 7m. Hình thành được 372 cơ sở chăn nuôi và 6 tổ hợp tác theo Nghị quyết 69. Xây dựng được 11 sản phẩm OCOP, thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/người/năm. Những đóng góp tích cực, những việc làm thiết thực trong các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới, đồng bào công giáo huyện Văn Yên luôn nỗ lực khẳng định đường hướng sống phúc âm giữa lòng dân tộc và đóng góp công sức cùng Đảng bộ, chính quyền địa phương từng bước xây dựng huyện Văn Yên phồn vinh, giàu đẹp và phát triển".
Năm 2022, đồng bào công giáo huyện Văn Yên đã góp công, góp sức cùng với các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi 35 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có 27 chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra, 08 chỉ tiêu đạt kế hoạch, kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ phát triển khá và chuyển dịch tích cực, đúng hướng; toàn huyện hiện có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới.