CTTĐT - Chế biến các sản phẩm về quế, trong đó, chiết xuất tinh dầu quế làm sản phẩm chủ lực, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đã dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương.
Quy trình sấy lá quế của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Hồng Ca
Được thành lập vào năm 2017, với số vốn điều lệ ban đầu 9 tỷ đồng, gồm 9 thành viên tham gia với ngành nghề chính là trồng rừng, sản xuất cây giống, sơ chế dược liệu, chế biến sản phẩm từ quế sau thu hoạch. Trên cơ sở đó, hợp tác xã đã chọn sản xuất tinh dầu quế và sơ chế măng Bát độ làm sản phẩm chủ lực. Đầu năm 2020, hợp tác xã chính thức đi vào hoạt động trên diện tích 8.000 m2 gồm kho bãi, hệ thống dây chuyền sản xuất chưng cất tinh dầu quế, kho sơ chế măng, máy băm, bể chứa, hệ thống phòng cháy chữa cháy… trị giá 9 tỷ đồng.
Ông Hà Ngọc Toanh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Dịch vụ tổng hợp xã Hồng Ca cho biết: "Khi mới đi vào hoạt động, hợp tác xã gặp không ít khó khăn do thiếu nguồn vốn, kinh nghiệm sản xuất, nguồn nguyên liệu không đủ cho hoạt động và dịch bệnh, nên hợp tác xã chỉ chế biến được 170 tấn sản phẩm măng Bát Độ, trên 4 tấn tinh dầu quế, do đó làm ăn thua lỗ”.
Bước vào năm 2022, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Hồng Ca tăng thêm 2 thành viên, vốn điều lệ tăng lên 10,6 tỷ đồng; đồng thời, tích cực đổi mới tư duy trong sản xuất, cắt giảm các khoản chi không phù hợp, nên hợp tác xã dần có chỗ đứng trên thị trường, khẳng định vị thế của mình. Để có đủ nguyên liệu sản xuất, hợp tác xã ký kết với trên 20 đầu mối trong, ngoài xã để thu mua măng Bát độ và cành lá quế tươi.
Ông Phạm Văn Bình, thôn Bản Cọ là một trong những đầu mối thu mua cành lá quế tươi cho hợp tác xã chia sẻ: "Hiện, xã Hồng Ca có khoảng trên 2.500 ha quế và mỗi năm bà con chặt tỉa cây, cành lá quế rất nhiều. Tôi đã ký kết thu mua nguyên liệu với hợp tác xã và vào thời vụ, tôi tranh thủ thu gom cho hợp tác xã được khoảng 500 tấn/năm, giúp gia đình có thêm nguồn thu ổn định”.
Còn ông Sổng A Dũng, thôn Khuôn Bổ chia sẻ: "Gia đình tôi trồng được gần 20 ha quế. Nếu như trước kia, cây và cành lá quế nhỏ chỉ bỏ đi thì nay có hợp tác xã đến tận nơi thu mua nên hàng năm từ chặt tỉa cây nhỏ, cành lá quế cũng cho gia đình tôi thu trên 300 triệu đồng/năm. Điều này, giúp bà con người Mông giảm nhanh số hộ nghèo, từng bước làm giàu từ cây quế, tre Bát độ”.
Từ việc thay đổi tư duy, có thêm nguồn vốn cho đầu tư, nên năm 2022 Hợp tác xã Dịch vụ Hồng Ca đã thu mua được 700 tấn măng tươi, chế biến được 210 tấn măng thương phẩm; thu mua được 4.000 tấn cành lá quế để chiết xuất ra 23 tấn tinh dầu và 30 tấn sản phẩm cành, lá quế băm nhỏ. Sản phẩm của hợp tác xã được xuất bán sang các thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… và cung cấp cho các cơ sở sản xuất hương, các cơ sở đông y.
Toàn bộ nguyên liệu sau chiết xuất được hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Hồng Ca làm chất đốt sấy cành lá quế và cung cấp cho các cơ sở làm chất đốt sinh nhiệt nhằm hạn chế việc đổ thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí, góp phần nâng tổng doanh thu của hợp tác xã lên trên 20 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 400 triệu đồng; đồng thời, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động, 30 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Hà Minh Quang - công nhân Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca chia sẻ: "Từ chỗ không có công ăn việc làm ổn định, 4 năm qua tôi đã có công việc ổn định với mức lương bình quân 7 triệu đồng/tháng. Đây là số tiền không lớn nhưng cũng giúp chị đủ trang trải cuộc sống hằng ngày, lo cho các con ăn học. Công việc của tôi cũng không nặng nhọc vì gần như được điều khiển bằng máy hoàn toàn. Ngoài ra, chúng tôi còn được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, được hỗ trợ ăn ca nên chúng tôi tiếp tục gắn bó lâu dài với hợp tác xã”.
Ông Bùi Quang Sắc - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca cho rằng: "Thời gian tới, hợp tác xã chỉ tập trung vào sản xuất các sản phẩm từ quế. Vì vậy, ngoài việc nâng cao sản lượng, chất lượng, hợp tác xã sẽ đầu tư thêm máy móc để tạo ra các sản phẩm mới từ quế và chắc chắn sẽ tạo thêm nhiều việc làm ổn định cho lao động các xã trong vùng”.
Với việc xây dựng thành công các sản phẩm từ cây quế trở thành sản phẩm phát triển kinh tế bền vững của địa phương, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động địa phương. Thành công từ xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới dịch vụ tổng hợp Hồng Ca đã tạo ra động lực giúp các mô hình hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả đổi mới phương thức hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao.
1011 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chế biến các sản phẩm về quế, trong đó, chiết xuất tinh dầu quế làm sản phẩm chủ lực, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đã dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương.
Được thành lập vào năm 2017, với số vốn điều lệ ban đầu 9 tỷ đồng, gồm 9 thành viên tham gia với ngành nghề chính là trồng rừng, sản xuất cây giống, sơ chế dược liệu, chế biến sản phẩm từ quế sau thu hoạch. Trên cơ sở đó, hợp tác xã đã chọn sản xuất tinh dầu quế và sơ chế măng Bát độ làm sản phẩm chủ lực. Đầu năm 2020, hợp tác xã chính thức đi vào hoạt động trên diện tích 8.000 m2 gồm kho bãi, hệ thống dây chuyền sản xuất chưng cất tinh dầu quế, kho sơ chế măng, máy băm, bể chứa, hệ thống phòng cháy chữa cháy… trị giá 9 tỷ đồng.
Ông Hà Ngọc Toanh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Dịch vụ tổng hợp xã Hồng Ca cho biết: "Khi mới đi vào hoạt động, hợp tác xã gặp không ít khó khăn do thiếu nguồn vốn, kinh nghiệm sản xuất, nguồn nguyên liệu không đủ cho hoạt động và dịch bệnh, nên hợp tác xã chỉ chế biến được 170 tấn sản phẩm măng Bát Độ, trên 4 tấn tinh dầu quế, do đó làm ăn thua lỗ”.
Bước vào năm 2022, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Hồng Ca tăng thêm 2 thành viên, vốn điều lệ tăng lên 10,6 tỷ đồng; đồng thời, tích cực đổi mới tư duy trong sản xuất, cắt giảm các khoản chi không phù hợp, nên hợp tác xã dần có chỗ đứng trên thị trường, khẳng định vị thế của mình. Để có đủ nguyên liệu sản xuất, hợp tác xã ký kết với trên 20 đầu mối trong, ngoài xã để thu mua măng Bát độ và cành lá quế tươi.
Ông Phạm Văn Bình, thôn Bản Cọ là một trong những đầu mối thu mua cành lá quế tươi cho hợp tác xã chia sẻ: "Hiện, xã Hồng Ca có khoảng trên 2.500 ha quế và mỗi năm bà con chặt tỉa cây, cành lá quế rất nhiều. Tôi đã ký kết thu mua nguyên liệu với hợp tác xã và vào thời vụ, tôi tranh thủ thu gom cho hợp tác xã được khoảng 500 tấn/năm, giúp gia đình có thêm nguồn thu ổn định”.
Còn ông Sổng A Dũng, thôn Khuôn Bổ chia sẻ: "Gia đình tôi trồng được gần 20 ha quế. Nếu như trước kia, cây và cành lá quế nhỏ chỉ bỏ đi thì nay có hợp tác xã đến tận nơi thu mua nên hàng năm từ chặt tỉa cây nhỏ, cành lá quế cũng cho gia đình tôi thu trên 300 triệu đồng/năm. Điều này, giúp bà con người Mông giảm nhanh số hộ nghèo, từng bước làm giàu từ cây quế, tre Bát độ”.
Từ việc thay đổi tư duy, có thêm nguồn vốn cho đầu tư, nên năm 2022 Hợp tác xã Dịch vụ Hồng Ca đã thu mua được 700 tấn măng tươi, chế biến được 210 tấn măng thương phẩm; thu mua được 4.000 tấn cành lá quế để chiết xuất ra 23 tấn tinh dầu và 30 tấn sản phẩm cành, lá quế băm nhỏ. Sản phẩm của hợp tác xã được xuất bán sang các thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… và cung cấp cho các cơ sở sản xuất hương, các cơ sở đông y.
Toàn bộ nguyên liệu sau chiết xuất được hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Hồng Ca làm chất đốt sấy cành lá quế và cung cấp cho các cơ sở làm chất đốt sinh nhiệt nhằm hạn chế việc đổ thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí, góp phần nâng tổng doanh thu của hợp tác xã lên trên 20 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 400 triệu đồng; đồng thời, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động, 30 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Hà Minh Quang - công nhân Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca chia sẻ: "Từ chỗ không có công ăn việc làm ổn định, 4 năm qua tôi đã có công việc ổn định với mức lương bình quân 7 triệu đồng/tháng. Đây là số tiền không lớn nhưng cũng giúp chị đủ trang trải cuộc sống hằng ngày, lo cho các con ăn học. Công việc của tôi cũng không nặng nhọc vì gần như được điều khiển bằng máy hoàn toàn. Ngoài ra, chúng tôi còn được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, được hỗ trợ ăn ca nên chúng tôi tiếp tục gắn bó lâu dài với hợp tác xã”.
Ông Bùi Quang Sắc - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca cho rằng: "Thời gian tới, hợp tác xã chỉ tập trung vào sản xuất các sản phẩm từ quế. Vì vậy, ngoài việc nâng cao sản lượng, chất lượng, hợp tác xã sẽ đầu tư thêm máy móc để tạo ra các sản phẩm mới từ quế và chắc chắn sẽ tạo thêm nhiều việc làm ổn định cho lao động các xã trong vùng”.
Với việc xây dựng thành công các sản phẩm từ cây quế trở thành sản phẩm phát triển kinh tế bền vững của địa phương, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động địa phương. Thành công từ xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới dịch vụ tổng hợp Hồng Ca đã tạo ra động lực giúp các mô hình hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả đổi mới phương thức hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao.
Các bài khác
- Lục Yên kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm việc đào bới, khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép tại khu vực mỏ cát sỏi thuộc thôn Quyết Thắng, xã Tô Mậu (23/03/2023)
- Liên minh HTX tỉnh Yên Bái đẩy mạnh công tác hỗ trợ các hợp tác xã (22/03/2023)
- Hiệu quả cây dưa chuột ở xã Thanh Lương, thị xã Nghĩa Lộ (21/03/2023)
- Trạm Tấu phát triển sản phẩm lợi thế thành "OCOP" (21/03/2023)
- Trấn Yên trồng rừng đạt gần 89% kế hoạch năm (20/03/2023)
- [Infographic] Hướng dẫn sử dụng tính năng thông báo thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên VssID (17/03/2023)
- Cục Thuế Yên Bái đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế (17/03/2023)
- Văn Yên sau hai năm triển khai chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi (14/03/2023)
- Trạm Tấu: Cả bản cùng giữ rừng (14/03/2023)
- Đến năm 2025, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu có 12 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy đặc sản các loại (14/03/2023)
Xem thêm »