Nhằm thu hẹp khoảng cách “số” giữa khu vực thành thị và nông thôn, ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các xã của thành phố Yên Bái đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, thực hiện các mô hình chuyển đổi số (CĐS) tại nông thôn.
Ứng dụng công nghệ số vào sản xuất mở ra nhiều cơ hội xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường (Ảnh minh họa).
Trước kia, anh Đoàn Văn Dũng ở thôn Thanh Niên, xã Minh Bảo thường bán sản phẩm nấm linh chi qua các kênh bán hàng truyền thống. Khi được công nhận là sản phẩm OCOP hạng 3 sao năm 2022, cũng như biết được tiện ích của CĐS trong thời đại công nghệ 4.0, anh đã đưa sản phẩm nấm Linh chi của gia đình lên sàn thương mại điện tử voso.vn.
Từ đây, sản phẩm được biết đến nhiều hơn, khách hàng đặt mua online nhiều hơn, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, sản lượng tiêu thụ năm 2022 gấp đôi năm trước. Năm 2023, anh đã quyết định tăng số lượng sản xuất từ một vạn lên hai vạn bịch nấm nhằm tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh.
Xã Minh Bảo tuyên truyền, cài đặt ứng dụng công dân số YenBai-S cho người dân.
Xác định CĐS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 để xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, xã Minh Bảo đã triển khai chủ động với nhiều giải pháp CĐS, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với việc áp dụng công nghệ số trong sản xuất, xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường.
Xã cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp được lên sàn thương mại điện tử. Việc này nhằm mở ra nhiều cơ hội, nhằm cải thiện thu nhập, bảo vệ thương hiệu và khẳng định chất lượng sản phẩm, giúp cho người dân có thêm kênh bán hàng mới, đưa sản phẩm ra thị trường rộng khắp, tiết kiệm chi phí tiếp thị, quảng bá.
Trên địa bàn xã có 4 sản phẩm OCOP, gồm: chè Bát Tiên, mật ong đa hoa tự nhiên, nấm mộc nhĩ, nấm Linh chi được đưa lên sàn thương mại điện tử Voso, Postmart, giúp người dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2022, Âu Lâu được lựa chọn là một trong hai xã thực hiện mô hình CĐS cấp xã của thành phố Yên Bái. Thực hiện nhiệm vụ CĐS, xã Âu Lâu đã có nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà”, thực hiện sáng kiến "Tháng hành động về CĐS”; "Tuần lễ CĐS” tại 8 thôn; củng cố hoạt động của các tổ CĐS cộng đồng cấp xã, cấp thôn. Hướng dẫn tạo tài khoản cho công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia; cài đặt các ứng dụng của CĐS và tạo tài khoản ngân hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái triển khai cài ứng dụng VssID cho nhân dân. Từ đó, người dân đã tích cực hưởng ứng, chủ động tham gia.
Cũng nhờ CĐS, mọi hoạt động của xây dựng NTM như: kêu gọi huy động nguồn đóng góp để xây dựng các tuyến đường hoa, tuyến đường điện thắp sáng đường quê… được người dân nắm bắt nhanh chóng qua nhóm Zalo của thôn, từ đó tích cực tham gia.
Bà Nguyễn Thị Nhung ở thôn Cống Đá, xã Âu Lâu cho biết: "Là một người dân nông thôn khi được tiếp cận CĐS, tôi thấy rất thuận lợi trong giao dịch mua bán bằng thanh toán không dùng tiền mặt. Người dân khi đi khám bệnh hay thực hiện các thủ tục hành chính chỉ cần mang điện thoại thông minh là có thể thực hiện mọi giao dịch”.
Đến nay, 85% người dân trong độ tuổi lao động được tiếp cận với thông tin CĐS cơ bản nhất; tỷ lệ các giao dịch tại xã trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử được xác thực điện tử đạt 100%. Một số sản phẩm chủ lực của xã được đưa lên sàn thương mại điện tử postmart. Người dân đã được hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa qua Zalo với trạm y tế xã , 100% người dân trên địa bàn có hồ sơ sức khỏe điện tử. Số người dân có tài khoản thanh toán cá nhân đạt 80%...
Năm 2023, xã Âu Lâu tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng xã CĐS nâng cao, xây dựng kế hoạch hoạt động cho tổ CĐS cộng đồng xã và các thôn.
Đối với lĩnh vực chính quyền số, cán bộ, công chức là chiến sĩ tuyên truyền cho người dân về tiện ích của CĐS. Xã sẽ tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận của cán bộ, công chức đối với công nghệ số, đặc biệt là sử dụng thành thạo hệ điều hành Vioffice.
Bà Đỗ Thị Ngân Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Âu Lâu trao đổi: "Đối với kinh tế số, chúng tôi tiếp tục rà soát những hộ sản xuất, kinh doanh có sản phẩm đặc trưng đưa lên sàn thương mại điện tử. Đối với xã hội số, chúng tôi phối hợp với đơn vị nhà trường, trạm y tế phát triển nền tảng khám chữa bệnh từ xa, kết nối trạm y tế xã với người dân và ứng dụng khám chữa bệnh VOV Bacsi 24; tiếp tục tuyên truyền để người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng YenBai-S - một ứng dụng mới của tỉnh Yên Bái để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với chính quyền các cấp".
Cũng như Minh Bảo, Âu Lâu, các xã trên địa bàn thành phố thời gian qua đã chủ động, sáng tạo triển khai các nội dung CĐS. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và thành phố về sự cần thiết và tính cấp thiết của CĐS hay xu hướng số hóa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Công tác tuyên truyền được thực hiện trên hệ thống loa truyền thanh; đồng thời, lồng ghép tại các cuộc họp của xã, thôn, các buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ, qua các nhóm Zalo, Facebook, trang thông tin điện tử của các xã...
Cùng với công tác tuyên truyền, các xã đã được đầu tư khá đồng bộ hạ tầng viễn thông; triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng hệ thống quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử; sử dụng chữ ký số chuyên dùng để xây dựng chính quyền số. 100% các thôn, có sóng di động 3G, 4G; 100% nhà văn hóa cấp thôn được công nhận là nhà văn hóa số; các xã đều được đầu tư lắp đặt hệ thống truyền thanh thông minh (IP).
Đến nay, có 23 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn thương mại điện tử; 1.371 hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản mua bán trên sàn thương mại điện tử. Người dân cũng từng bước được tiếp cận với các tiện ích của CĐS trong giáo dục, y tế.
Thời gian tới, thành phố Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các xã đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn tham gia công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, hành động của người dân về CĐS; tạo sự lan tỏa, lôi cuốn người dân tham gia, chú trọng phát triển chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, công dân số, giúp người dân nông thôn được tiếp cận các nền tảng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh, các dịch vụ hành chính công, y tế, giáo dục…, góp phần, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thu hẹp khoảng cách "số” giữa khu vực thành thị với nông thôn; đồng thời, nâng cao chất lượng tiêu chí của xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
946 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nhằm thu hẹp khoảng cách “số” giữa khu vực thành thị và nông thôn, ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các xã của thành phố Yên Bái đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, thực hiện các mô hình chuyển đổi số (CĐS) tại nông thôn.Trước kia, anh Đoàn Văn Dũng ở thôn Thanh Niên, xã Minh Bảo thường bán sản phẩm nấm linh chi qua các kênh bán hàng truyền thống. Khi được công nhận là sản phẩm OCOP hạng 3 sao năm 2022, cũng như biết được tiện ích của CĐS trong thời đại công nghệ 4.0, anh đã đưa sản phẩm nấm Linh chi của gia đình lên sàn thương mại điện tử voso.vn.
Từ đây, sản phẩm được biết đến nhiều hơn, khách hàng đặt mua online nhiều hơn, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, sản lượng tiêu thụ năm 2022 gấp đôi năm trước. Năm 2023, anh đã quyết định tăng số lượng sản xuất từ một vạn lên hai vạn bịch nấm nhằm tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh.
Xã Minh Bảo tuyên truyền, cài đặt ứng dụng công dân số YenBai-S cho người dân.
Xác định CĐS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 để xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, xã Minh Bảo đã triển khai chủ động với nhiều giải pháp CĐS, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với việc áp dụng công nghệ số trong sản xuất, xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường.
Xã cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp được lên sàn thương mại điện tử. Việc này nhằm mở ra nhiều cơ hội, nhằm cải thiện thu nhập, bảo vệ thương hiệu và khẳng định chất lượng sản phẩm, giúp cho người dân có thêm kênh bán hàng mới, đưa sản phẩm ra thị trường rộng khắp, tiết kiệm chi phí tiếp thị, quảng bá.
Trên địa bàn xã có 4 sản phẩm OCOP, gồm: chè Bát Tiên, mật ong đa hoa tự nhiên, nấm mộc nhĩ, nấm Linh chi được đưa lên sàn thương mại điện tử Voso, Postmart, giúp người dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2022, Âu Lâu được lựa chọn là một trong hai xã thực hiện mô hình CĐS cấp xã của thành phố Yên Bái. Thực hiện nhiệm vụ CĐS, xã Âu Lâu đã có nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà”, thực hiện sáng kiến "Tháng hành động về CĐS”; "Tuần lễ CĐS” tại 8 thôn; củng cố hoạt động của các tổ CĐS cộng đồng cấp xã, cấp thôn. Hướng dẫn tạo tài khoản cho công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia; cài đặt các ứng dụng của CĐS và tạo tài khoản ngân hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái triển khai cài ứng dụng VssID cho nhân dân. Từ đó, người dân đã tích cực hưởng ứng, chủ động tham gia.
Cũng nhờ CĐS, mọi hoạt động của xây dựng NTM như: kêu gọi huy động nguồn đóng góp để xây dựng các tuyến đường hoa, tuyến đường điện thắp sáng đường quê… được người dân nắm bắt nhanh chóng qua nhóm Zalo của thôn, từ đó tích cực tham gia.
Bà Nguyễn Thị Nhung ở thôn Cống Đá, xã Âu Lâu cho biết: "Là một người dân nông thôn khi được tiếp cận CĐS, tôi thấy rất thuận lợi trong giao dịch mua bán bằng thanh toán không dùng tiền mặt. Người dân khi đi khám bệnh hay thực hiện các thủ tục hành chính chỉ cần mang điện thoại thông minh là có thể thực hiện mọi giao dịch”.
Đến nay, 85% người dân trong độ tuổi lao động được tiếp cận với thông tin CĐS cơ bản nhất; tỷ lệ các giao dịch tại xã trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử được xác thực điện tử đạt 100%. Một số sản phẩm chủ lực của xã được đưa lên sàn thương mại điện tử postmart. Người dân đã được hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa qua Zalo với trạm y tế xã , 100% người dân trên địa bàn có hồ sơ sức khỏe điện tử. Số người dân có tài khoản thanh toán cá nhân đạt 80%...
Năm 2023, xã Âu Lâu tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng xã CĐS nâng cao, xây dựng kế hoạch hoạt động cho tổ CĐS cộng đồng xã và các thôn.
Đối với lĩnh vực chính quyền số, cán bộ, công chức là chiến sĩ tuyên truyền cho người dân về tiện ích của CĐS. Xã sẽ tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận của cán bộ, công chức đối với công nghệ số, đặc biệt là sử dụng thành thạo hệ điều hành Vioffice.
Bà Đỗ Thị Ngân Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Âu Lâu trao đổi: "Đối với kinh tế số, chúng tôi tiếp tục rà soát những hộ sản xuất, kinh doanh có sản phẩm đặc trưng đưa lên sàn thương mại điện tử. Đối với xã hội số, chúng tôi phối hợp với đơn vị nhà trường, trạm y tế phát triển nền tảng khám chữa bệnh từ xa, kết nối trạm y tế xã với người dân và ứng dụng khám chữa bệnh VOV Bacsi 24; tiếp tục tuyên truyền để người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng YenBai-S - một ứng dụng mới của tỉnh Yên Bái để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với chính quyền các cấp".
Cũng như Minh Bảo, Âu Lâu, các xã trên địa bàn thành phố thời gian qua đã chủ động, sáng tạo triển khai các nội dung CĐS. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và thành phố về sự cần thiết và tính cấp thiết của CĐS hay xu hướng số hóa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Công tác tuyên truyền được thực hiện trên hệ thống loa truyền thanh; đồng thời, lồng ghép tại các cuộc họp của xã, thôn, các buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ, qua các nhóm Zalo, Facebook, trang thông tin điện tử của các xã...
Cùng với công tác tuyên truyền, các xã đã được đầu tư khá đồng bộ hạ tầng viễn thông; triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng hệ thống quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử; sử dụng chữ ký số chuyên dùng để xây dựng chính quyền số. 100% các thôn, có sóng di động 3G, 4G; 100% nhà văn hóa cấp thôn được công nhận là nhà văn hóa số; các xã đều được đầu tư lắp đặt hệ thống truyền thanh thông minh (IP).
Đến nay, có 23 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn thương mại điện tử; 1.371 hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản mua bán trên sàn thương mại điện tử. Người dân cũng từng bước được tiếp cận với các tiện ích của CĐS trong giáo dục, y tế.
Thời gian tới, thành phố Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các xã đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn tham gia công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, hành động của người dân về CĐS; tạo sự lan tỏa, lôi cuốn người dân tham gia, chú trọng phát triển chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, công dân số, giúp người dân nông thôn được tiếp cận các nền tảng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh, các dịch vụ hành chính công, y tế, giáo dục…, góp phần, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thu hẹp khoảng cách "số” giữa khu vực thành thị với nông thôn; đồng thời, nâng cao chất lượng tiêu chí của xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.