Để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, nhất là các lĩnh vực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, huyện Trấn Yên đã, đang triển khai đồng bộ các giải pháp từ cơ chế hỗ trợ đến hoàn thiện kết cấu hạ tầng.
Dây chuyền sản xuất Nhà máy chế biến kén tằm của Công ty Dâu tằm tơ Yên Bái.
Năm 2021, Nhà máy Chế biến măng của Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam được xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động tại CCN Hưng Khánh, huyện Trấn Yên. Công ty là DN liên doanh có vốn đầu tư của DN Nhật Bản và Việt Nam, ngành nghề hoạt động chính là chế biến các sản phẩm về măng tre Bát độ xuất khẩu.
Sau 2 năm đi vào hoạt động, Công ty đã liên kết với các hợp tác xã và tổ hợp tác tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, ứng trước vật tư phân bón cho nhân dân thâm canh vùng nguyên liệu. Mỗi năm, Công ty thu mua trên 4.000 tấn măng để chế biến, xuất khẩu trên 700 tấn sản phẩm sang Nhật Bản; giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 60 lao động với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. 100% số lao động ổn định của Công ty được tham gia BHXH theo quy định.
Ông Nguyễn Kiên Định - Giám đốc Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam cho biết: "Sản phẩm măng của Công ty xuất khẩu sang Nhật Bản được thị trường Nhật ưa thích và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Trong tháng 3/2023, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đến địa phương để khảo sát thực tế để tiếp tục mở rộng sản xuất tăng sản lượng thu mua, chế biến xuất khẩu. Vì vậy, Công ty mong muốn huyện tiếp tục triển khai thực hiện chuỗi giá trị măng tre Bát độ, vận động nhân dân tận dụng diện tích đất trống phù hợp chuyển đổi cây trồng để tăng diện tích, cải tạo diện tích tre già cỗi và đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng thu hoạch”.
Cùng với Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam, vào đầu năm 2023, Nhà máy Chế biến kén tằm của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái (đặt tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên) đi vào hoạt động. Hiện, Nhà máy lắp đặt 2 giàn máy ươm tơ với công suất 150 tấn tơ/năm, tương đương với 1.100 tấn kén. Sản phẩm tơ tằm sau chế biến sẽ được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Nhật Bản và các nước châu Âu.
Ông Vũ Xuân Trường - Giám đốc Công ty cho biết: "Công ty đã đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 80 lao động của địa phương. Nguồn nguyên liệu kén để sản xuất chủ yếu thu mua trên địa bàn huyện Trấn Yên và các địa phương trong tỉnh. Với quy mô thiết kế, Nhà máy có thể thu mua toàn bộ lượng kén tằm trong huyện với giá ổn định”.
Với sự đầu tư, xây dựng chuỗi sản xuất, kinh doanh gắn với vùng nguyên liệu và tạo việc làm cho lao động địa phương cho thấy, những giải pháp thu hút đầu tư mà huyện Trấn Yên triển khai trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả.
Theo ông Trần Đông - Chủ tịch UBND huyện, những năm qua, huyện đã chú trọng quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất cho các nhà đầu tư triển khai dự án; đầu tư hạ tầng, công trình trọng điểm tại các CCN, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng phục vụ DN và người dân; đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư để kêu gọi, thu hút các DN, thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư phát triển trên mọi lĩnh vực, nhất là những ngành nghề có tiềm năng như: may mặc, chế biến nông lâm sản, chế biến gỗ, khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng...
Từ năm 2022 đến nay, huyện đã thu hút 8 dự án lớn, số lượng các dự án đầu tư vào địa bàn những năm qua đã tăng nhanh về số lượng, quy mô đầu tư. Đến thời điểm hiện tại, có 85 dự án đầu tư được UBND tỉnh cấp chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư vào địa bàn huyện với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng.
Các dự án đã hoàn thành đầu tư đi vào hoạt động có đóng góp quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thúc đẩy và tăng nhanh quy mô các ngành sản xuất, tiềm năng lợi thế ở nhiều lĩnh vực được khai thác hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Giai đoạn từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Trấn Yên tiếp tục thành lập mới các khu, CCN nhằm thúc đẩy nông thôn phát triển, đa dạng ngành nghề, giảm lao động thủ công trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp.
Để thực hiện được các chỉ tiêu thu hút DN lấp đầy các khu, CCN, huyện đang tiếp tục tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu, CCN, đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư; phối hợp với các đơn vị kinh doanh dịch vụ hạ tầng tạo quỹ đất sạch, hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm mặt bằng; đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện phương châm xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ, tạo sức hấp dẫn nhiều hơn cho các DN, phấn đấu để các khu, CCN luôn là điểm đến, cơ hội của các nhà đầu tư trong, ngoài nước.
Tính đến hết năm 2022, huyện Trấn Yên có 2.390 cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng 213 cơ sở so với năm 2021; trong đó, 4 DN Nhà nước, 6 DN đầu tư nước ngoài, 219 DN ngoài quốc doanh, 85 hợp tác xã và hơn 2.000 hộ kinh doanh. Trong đó, riêng lĩnh vực sản xuất công nghiệp có 90 DN, 16 hợp tác xã, 368 hộ kinh doanh... doanh thu đạt hơn 1.000 tỷ đồng.
|
1655 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, nhất là các lĩnh vực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, huyện Trấn Yên đã, đang triển khai đồng bộ các giải pháp từ cơ chế hỗ trợ đến hoàn thiện kết cấu hạ tầng.Năm 2021, Nhà máy Chế biến măng của Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam được xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động tại CCN Hưng Khánh, huyện Trấn Yên. Công ty là DN liên doanh có vốn đầu tư của DN Nhật Bản và Việt Nam, ngành nghề hoạt động chính là chế biến các sản phẩm về măng tre Bát độ xuất khẩu.
Sau 2 năm đi vào hoạt động, Công ty đã liên kết với các hợp tác xã và tổ hợp tác tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, ứng trước vật tư phân bón cho nhân dân thâm canh vùng nguyên liệu. Mỗi năm, Công ty thu mua trên 4.000 tấn măng để chế biến, xuất khẩu trên 700 tấn sản phẩm sang Nhật Bản; giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 60 lao động với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. 100% số lao động ổn định của Công ty được tham gia BHXH theo quy định.
Ông Nguyễn Kiên Định - Giám đốc Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam cho biết: "Sản phẩm măng của Công ty xuất khẩu sang Nhật Bản được thị trường Nhật ưa thích và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Trong tháng 3/2023, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đến địa phương để khảo sát thực tế để tiếp tục mở rộng sản xuất tăng sản lượng thu mua, chế biến xuất khẩu. Vì vậy, Công ty mong muốn huyện tiếp tục triển khai thực hiện chuỗi giá trị măng tre Bát độ, vận động nhân dân tận dụng diện tích đất trống phù hợp chuyển đổi cây trồng để tăng diện tích, cải tạo diện tích tre già cỗi và đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng thu hoạch”.
Cùng với Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam, vào đầu năm 2023, Nhà máy Chế biến kén tằm của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái (đặt tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên) đi vào hoạt động. Hiện, Nhà máy lắp đặt 2 giàn máy ươm tơ với công suất 150 tấn tơ/năm, tương đương với 1.100 tấn kén. Sản phẩm tơ tằm sau chế biến sẽ được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Nhật Bản và các nước châu Âu.
Ông Vũ Xuân Trường - Giám đốc Công ty cho biết: "Công ty đã đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 80 lao động của địa phương. Nguồn nguyên liệu kén để sản xuất chủ yếu thu mua trên địa bàn huyện Trấn Yên và các địa phương trong tỉnh. Với quy mô thiết kế, Nhà máy có thể thu mua toàn bộ lượng kén tằm trong huyện với giá ổn định”.
Với sự đầu tư, xây dựng chuỗi sản xuất, kinh doanh gắn với vùng nguyên liệu và tạo việc làm cho lao động địa phương cho thấy, những giải pháp thu hút đầu tư mà huyện Trấn Yên triển khai trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả.
Theo ông Trần Đông - Chủ tịch UBND huyện, những năm qua, huyện đã chú trọng quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất cho các nhà đầu tư triển khai dự án; đầu tư hạ tầng, công trình trọng điểm tại các CCN, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng phục vụ DN và người dân; đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư để kêu gọi, thu hút các DN, thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư phát triển trên mọi lĩnh vực, nhất là những ngành nghề có tiềm năng như: may mặc, chế biến nông lâm sản, chế biến gỗ, khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng...
Từ năm 2022 đến nay, huyện đã thu hút 8 dự án lớn, số lượng các dự án đầu tư vào địa bàn những năm qua đã tăng nhanh về số lượng, quy mô đầu tư. Đến thời điểm hiện tại, có 85 dự án đầu tư được UBND tỉnh cấp chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư vào địa bàn huyện với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng.
Các dự án đã hoàn thành đầu tư đi vào hoạt động có đóng góp quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thúc đẩy và tăng nhanh quy mô các ngành sản xuất, tiềm năng lợi thế ở nhiều lĩnh vực được khai thác hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Giai đoạn từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Trấn Yên tiếp tục thành lập mới các khu, CCN nhằm thúc đẩy nông thôn phát triển, đa dạng ngành nghề, giảm lao động thủ công trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp.
Để thực hiện được các chỉ tiêu thu hút DN lấp đầy các khu, CCN, huyện đang tiếp tục tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu, CCN, đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư; phối hợp với các đơn vị kinh doanh dịch vụ hạ tầng tạo quỹ đất sạch, hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm mặt bằng; đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện phương châm xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ, tạo sức hấp dẫn nhiều hơn cho các DN, phấn đấu để các khu, CCN luôn là điểm đến, cơ hội của các nhà đầu tư trong, ngoài nước.
Tính đến hết năm 2022, huyện Trấn Yên có 2.390 cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng 213 cơ sở so với năm 2021; trong đó, 4 DN Nhà nước, 6 DN đầu tư nước ngoài, 219 DN ngoài quốc doanh, 85 hợp tác xã và hơn 2.000 hộ kinh doanh. Trong đó, riêng lĩnh vực sản xuất công nghiệp có 90 DN, 16 hợp tác xã, 368 hộ kinh doanh... doanh thu đạt hơn 1.000 tỷ đồng.