CTTĐT - Mù Cang Chải, Yên Bái miền đất diệu kỳ của thiên nhiên tạo hóa, giàu truyền thống lịch sử, kho tàng văn hóa dân gian độc đáo và đa dạng, nơi sản sinh và lưu truyền một số di sản văn hóa phi vật thể đại diện của quốc gia. Văn hóa truyền thống của người Mông, hội tụ những tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận: Lễ Mừng cơm mới, Nghệ thuật Khèn, Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải.
Nghệ thuật Khèn (nguồn ST)
Huyện Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, toàn huyện có 14 xã, thị trấn với trên 68 nghìn người, trong đó dân tộc Mông chiếm gần 90%, vì lẽ đó nên văn hóa của huyện nhà mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc Mông. Hành trình lập bản của người Mông mang đậm quan điểm của con người trước vũ trụ. Người Mông thường chọn những ngọn núi liền kề nhau, kết cấu đất chắc chắn, đón được ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong ngày, thuận tiện cho việc dẫn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; tạo nên nền văn hóa dân gian phong phú, phản ánh nhận thức về cuộc sống thực tại, những khao khát vươn tới cái đẹp, cải thiện, cái tốt...Chính từ môi trường tự nhiên, môi trường sống, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần của người Mông đã tạo nên một miền di sản văn hóa của cộng đồng tộc người cư trú ở vùng rẻo cao phía Bắc hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
Lễ mừng cơm mới của người Mông
Lễ Mừng cơm mới của người Mông (nguồn ST)
Lễ mừng cơm mới tiếng Mông gọi là “Nào máo blề xa”, đây là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Mông trên vùng cao Mù Cang Chải nhằm cảm ơn tổ tiên, trời đất đã ban cho gia đình vụ mùa bội thu, cả năm no đủ, mọi người khỏe mạnh và cầu mong vụ mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi, mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, sung túc. Đối với người Mông Mù Cang Chải, cơm mới không cố định vào một ngày cụ thể trong năm mà phụ thuộc vào mùa lúa chín ở từng vùng. Theo thường lệ vào khoảng cuối tháng chín, đầu tháng mười hằng năm là thời gian những triền ruộng bậc thang chín vàng trên sườn núi, là thời điểm người Mông Mù Cang Chải bắt đầu vụ thu hoạch mới. Trước khi bắt đầu vào vụ thu hoạch, đồng bào Mông sẽ gặt trước một mảnh nhỏ trên thửa ruộng của mình để lấy gạo nấu trong Lễ cúng cơm mới. Việc tổ chức lễ cúng cơm mới đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Gia đình có nhiều ruộng, nhiều gia súc có thể mổ gà, mổ lợn mời mọi người trong dòng họ đến dự và hưởng niềm vui chung. Gia đình nào có cuộc sống vừa đủ ăn thì lễ cúng cơm mới làm đơn giản, chỉ cần bát cơm, con gà để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Năm 2021, Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một nghi lễ tín ngưỡng quan trọng trong đời sống của đồng bào Mông, vừa thể hiện nét văn hóa độc đáo vừa là dịp để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị sự đoàn kết, gắn bó và sức mạnh cộng đồng.
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải (nguồn ST)
Để tạo ra những bộ trang phục truyền thống của người Mông thì phải trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ Mông như trồng lanh, se sợi, in sáp ong, nhuộm chàm và thuê thùa. Trong đó công đoạn tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong là một trong những khâu quyết định đến vẻ đẹp của sản phẩm, tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bộ trang phục của người phụ nữ Mông. Hoa văn được tạo ra từ nghệ thuật vẽ bằng sáp ong trên vải của người Mông là sản phẩm của lao động thủ công; các mẫu hoa văn trang trí phản ánh nhiều mặt của đời sống văn hóa, mang theo cả thông điệp về tình yêu, cuộc sống cũng như mong muốn lưu giữ những hình ảnh quen thuộc trong lao động sản xuất, cuộc sống thường nhật và cả những dấu ấn lịch sử cho muôn đời sau. Theo Quyết định số 3413/QĐ-BVHTTDL, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình tri thức dân gian, đây là sự công nhận và tôn vinh đối với giá trị của nghệ thuật văn hóa truyền thống độc đáo này.
Nghệ thuật Khèn của người Mông
Nếu nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải là thước đo cho sự khéo léo, chăm chỉ của người phụ nữ Mông thì cây Khèn lại gắn liền với hình ảnh của những chàng trai dân tộc Mông Mù Cang rắn rỏi, tài hoa, hiên ngang giữa đại ngàn gió núi. Người Mông yêu âm nhạc và khi nhắc đến đời sống âm nhạc của người Mông thì không thể không nhắc đến Khèn. Khèn tiếng Mông gọi là “Krềnh”, ra đời khoảng thế kỷ XV (TCN), khèn có mặt ở mọi nơi trong đời sống từ các nghi thức trong tang ma, cưới xin, lễ tết, chúc mừng, đón khách đến các lễ hội dân gian, tùy hoàn cảnh, tiếng khèn lúc vang vọng, khi khoáng đạt, lúc nỉ non, dìu dặt. Âm thanh của khèn vút cao vừa như trách, vừa như hờn giận, vừa như mời gọi… và cũng mạnh mẽ như chính hơi thở của cuộc sống người Mông nơi đây. Cây khèn vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, đồng thời là nhạc khí linh thiêng kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh, cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống, sự thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời làm tôn lên vẻ khỏe mạnh, dẻo dai của các chàng trai Mông. Nghệ thuật múa khèn của người Mông còn thể hiện tính kết nối cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong đời sống, tiếng khèn ngấm sâu vào tâm hồn người Mông thân quen như thắng cố, mèn mén, rượu ngô hay tất cả những gì thân thuộc nhất đã gắn bó với họ từ lúc sinh ra. Năm 2023, cây khèn và nghệ thuật múa khèn của người Mông Mù Cang Chải xứng đáng là một di sản văn hoa cấp quốc gia giúp mọi người cảm nhận sâu hơn về đời sống tinh thần của người Mông.
Tựu chung lại, Mù Cang Chải, một vùng đất xa xôi và đầy bí ẩn đang ngày càng trở nên quyến rũ hơn bởi những di sản văn hóa độc đáo, ẩn chứa những câu chuyện lịch sử hấp dẫn, đậm tính nhân văn và được lưu truyền trong dòng chảy lịch sử tộc người. Bây giờ là lúc Mù Cang Chải bước ra và hé lộ những vẻ đẹp ẩn tàng từ bao thế kỷ nay, vén màn bức tranh văn hóa và năng lực tiềm ẩn. Những giá trị trân quý của các di sản văn hóa này không chỉ được giữ gìn và lưu truyền mà còn cần được giới thiệu, quảng bá đến đông đảo bạn bè trên cả nước và quốc tế, góp phần thực hiện giấc mơ về một thiên đường du lịch Mù Cang Chải mang đậm “bản sắc văn hóa”.
539 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mù Cang Chải, Yên Bái miền đất diệu kỳ của thiên nhiên tạo hóa, giàu truyền thống lịch sử, kho tàng văn hóa dân gian độc đáo và đa dạng, nơi sản sinh và lưu truyền một số di sản văn hóa phi vật thể đại diện của quốc gia. Văn hóa truyền thống của người Mông, hội tụ những tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận: Lễ Mừng cơm mới, Nghệ thuật Khèn, Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải.Huyện Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, toàn huyện có 14 xã, thị trấn với trên 68 nghìn người, trong đó dân tộc Mông chiếm gần 90%, vì lẽ đó nên văn hóa của huyện nhà mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc Mông. Hành trình lập bản của người Mông mang đậm quan điểm của con người trước vũ trụ. Người Mông thường chọn những ngọn núi liền kề nhau, kết cấu đất chắc chắn, đón được ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong ngày, thuận tiện cho việc dẫn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; tạo nên nền văn hóa dân gian phong phú, phản ánh nhận thức về cuộc sống thực tại, những khao khát vươn tới cái đẹp, cải thiện, cái tốt...Chính từ môi trường tự nhiên, môi trường sống, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần của người Mông đã tạo nên một miền di sản văn hóa của cộng đồng tộc người cư trú ở vùng rẻo cao phía Bắc hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
Lễ mừng cơm mới của người Mông
Lễ Mừng cơm mới của người Mông (nguồn ST)
Lễ mừng cơm mới tiếng Mông gọi là “Nào máo blề xa”, đây là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Mông trên vùng cao Mù Cang Chải nhằm cảm ơn tổ tiên, trời đất đã ban cho gia đình vụ mùa bội thu, cả năm no đủ, mọi người khỏe mạnh và cầu mong vụ mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi, mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, sung túc. Đối với người Mông Mù Cang Chải, cơm mới không cố định vào một ngày cụ thể trong năm mà phụ thuộc vào mùa lúa chín ở từng vùng. Theo thường lệ vào khoảng cuối tháng chín, đầu tháng mười hằng năm là thời gian những triền ruộng bậc thang chín vàng trên sườn núi, là thời điểm người Mông Mù Cang Chải bắt đầu vụ thu hoạch mới. Trước khi bắt đầu vào vụ thu hoạch, đồng bào Mông sẽ gặt trước một mảnh nhỏ trên thửa ruộng của mình để lấy gạo nấu trong Lễ cúng cơm mới. Việc tổ chức lễ cúng cơm mới đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Gia đình có nhiều ruộng, nhiều gia súc có thể mổ gà, mổ lợn mời mọi người trong dòng họ đến dự và hưởng niềm vui chung. Gia đình nào có cuộc sống vừa đủ ăn thì lễ cúng cơm mới làm đơn giản, chỉ cần bát cơm, con gà để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Năm 2021, Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một nghi lễ tín ngưỡng quan trọng trong đời sống của đồng bào Mông, vừa thể hiện nét văn hóa độc đáo vừa là dịp để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị sự đoàn kết, gắn bó và sức mạnh cộng đồng.
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải (nguồn ST)
Để tạo ra những bộ trang phục truyền thống của người Mông thì phải trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ Mông như trồng lanh, se sợi, in sáp ong, nhuộm chàm và thuê thùa. Trong đó công đoạn tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong là một trong những khâu quyết định đến vẻ đẹp của sản phẩm, tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bộ trang phục của người phụ nữ Mông. Hoa văn được tạo ra từ nghệ thuật vẽ bằng sáp ong trên vải của người Mông là sản phẩm của lao động thủ công; các mẫu hoa văn trang trí phản ánh nhiều mặt của đời sống văn hóa, mang theo cả thông điệp về tình yêu, cuộc sống cũng như mong muốn lưu giữ những hình ảnh quen thuộc trong lao động sản xuất, cuộc sống thường nhật và cả những dấu ấn lịch sử cho muôn đời sau. Theo Quyết định số 3413/QĐ-BVHTTDL, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình tri thức dân gian, đây là sự công nhận và tôn vinh đối với giá trị của nghệ thuật văn hóa truyền thống độc đáo này.
Nghệ thuật Khèn của người Mông
Nếu nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải là thước đo cho sự khéo léo, chăm chỉ của người phụ nữ Mông thì cây Khèn lại gắn liền với hình ảnh của những chàng trai dân tộc Mông Mù Cang rắn rỏi, tài hoa, hiên ngang giữa đại ngàn gió núi. Người Mông yêu âm nhạc và khi nhắc đến đời sống âm nhạc của người Mông thì không thể không nhắc đến Khèn. Khèn tiếng Mông gọi là “Krềnh”, ra đời khoảng thế kỷ XV (TCN), khèn có mặt ở mọi nơi trong đời sống từ các nghi thức trong tang ma, cưới xin, lễ tết, chúc mừng, đón khách đến các lễ hội dân gian, tùy hoàn cảnh, tiếng khèn lúc vang vọng, khi khoáng đạt, lúc nỉ non, dìu dặt. Âm thanh của khèn vút cao vừa như trách, vừa như hờn giận, vừa như mời gọi… và cũng mạnh mẽ như chính hơi thở của cuộc sống người Mông nơi đây. Cây khèn vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, đồng thời là nhạc khí linh thiêng kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh, cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống, sự thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời làm tôn lên vẻ khỏe mạnh, dẻo dai của các chàng trai Mông. Nghệ thuật múa khèn của người Mông còn thể hiện tính kết nối cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong đời sống, tiếng khèn ngấm sâu vào tâm hồn người Mông thân quen như thắng cố, mèn mén, rượu ngô hay tất cả những gì thân thuộc nhất đã gắn bó với họ từ lúc sinh ra. Năm 2023, cây khèn và nghệ thuật múa khèn của người Mông Mù Cang Chải xứng đáng là một di sản văn hoa cấp quốc gia giúp mọi người cảm nhận sâu hơn về đời sống tinh thần của người Mông.
Tựu chung lại, Mù Cang Chải, một vùng đất xa xôi và đầy bí ẩn đang ngày càng trở nên quyến rũ hơn bởi những di sản văn hóa độc đáo, ẩn chứa những câu chuyện lịch sử hấp dẫn, đậm tính nhân văn và được lưu truyền trong dòng chảy lịch sử tộc người. Bây giờ là lúc Mù Cang Chải bước ra và hé lộ những vẻ đẹp ẩn tàng từ bao thế kỷ nay, vén màn bức tranh văn hóa và năng lực tiềm ẩn. Những giá trị trân quý của các di sản văn hóa này không chỉ được giữ gìn và lưu truyền mà còn cần được giới thiệu, quảng bá đến đông đảo bạn bè trên cả nước và quốc tế, góp phần thực hiện giấc mơ về một thiên đường du lịch Mù Cang Chải mang đậm “bản sắc văn hóa”.