CTTDT - Từng là địa phương dẫn đầu về cơ sở chế biến gỗ rừng trồng của Trấn Yên, tuy nhiên sự phát triển tự phát đã kéo theo nhiều hệ lụy xấu cho chính các chủ sản xuất ở Lương Thịnh. Thời gian gần đây, nhờ đầu tư máy móc, liên kết trong sản xuất và giá ván bóc tăng, nên 34 cơ sở sản xuất của Lương Thịnh quay trở lại sản xuất.
Xưởng ván bóc của gia đình anh Phạm Văn Hồng - Thôn Phương Đạo 1
Sản xuất gỗ ván ép từ nhiều năm, nên gia đình anh Phạm Văn Hồng thôn Phương Đạo 1 xã Lương Thịnh đã chứng kiến nhiều thời điểm giá cả lên, xuống của sản phẩm ván ép, sự ảm đạm của sản phẩm diễn ra thời gian dài kéo theo nhiều cơ sở phải dừng sản xuất và rơi vào cảnh nợ nần. Thời điểm này, do nhân dân vừa thu hoạch quế, nên nguồn nguyên liệu cho sản xuất dồi dào, giá ván bóc có khá hơn, vì vậy gia đình anh tiếp tục sản xuất. Anh Phạm Văn Hồng - Thôn Phương Đạo 1 xã Lương Thịnh chia sẻ: “Do người dân vừa thu hoạch quế, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất có sẵn, thêm vào đó giá ván bóc có tăng hơn, thời tiết thuận lợi nên gia đình đang thuê nhân công tập trung sản xuất, bình quân mỗi ngày tôi sản xuất được trên 10m3 ván”.
Cuối năm 2023, anh Nguyễn Văn Thế ở thôn Lương Thiện xã Lương Thịnh đầu tư 1 tỷ đồng để xây dựng cơ sở sản xuất gỗ ván bóc. Theo anh Thế, giá ván bóc vài năm qua luôn ở mức thấp, nhưng sản phẩm chất lượng cao thì giá thành vẫn đảm bảo sản xuất, vì vậy anh Thế đầu tư mua máy móc hiện đại, tập huấn nghề cho lao động và nguyên liệu đầu vào cũng phải đảm bảo chất lượng. Anh Nguyễn Văn Thế - Thôn Lương Thiện xã Lương Thịnh cho biết thêm: “Qua kinh nghiệm nhiều năm trong nghề tôi thấy, đa số mọi người chỉ chú trọng tới quy cách ván mà chưa quan tâm nhiều tới chất lượng, nên giá thành thấp. Một sản phẩm tốt phải đảm bảo từ yếu tố nguyên liệu gỗ, máy móc, quy cách độ dày của ván, ván không bị mốc, vì vậy nhân tố con người là rất quan trọng. Sản phẩm của tôi làm ra đến đâu được khách hàng thu mua đến đó”.
Lương Thịnh là địa phương có diện tích đồi, núi nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển trồng rừng. Theo thống kê, trên 90% số hộ của Lương Thịnh có đất rừng trồng, hàng năm xã trồng thay thế trên 300ha rừng. Chính điều này đã khuyến khích nghề chế biến gỗ rừng trồng của xã phát triển mạnh. Thời điểm năm 2020, toàn xã có trên 70 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, chủ yếu là cơ sở bóc ván, gỗ ghép thanh. Sự phát triển ồ ạt, không có quy hoạch đã kéo theo nhiều hệ lụy, như nguồn nguyên liệu không đảm bảo, dẫn tới giá nguyên liệu tăng cao mà vẫn không đủ cho sản xuất và khi giá sản phẩm lao dốc thì nhiều cơ sở rơi vào cảnh đóng cửa, nợ lần và đến nay Lương Thịnh còn 34 cơ sở sản xuất, nhưng cũng chỉ sản xuất 5-6 tháng/năm. “Để đảm bảo cho các cơ sở sản xuất ổn định, Lương Thịnh đã có nhiều giải pháp, như: tạo điều kiện về thủ tục hồ sơ, đất xây dựng nhà xưởng, nhân công, miễn - giãn thuế, đặc biệt là việc liên kết từ trồng rừng - cơ sở sơ chế - sản xuất ván thành phẩm được thực hiện tốt hơn”. Đó là lời khẳng định của ông Hà Ngọc Tâm - Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh.
Ngoài việc đảm bảo quy hoạch trồng rừng - chế biến gỗ, thị trường tiêu thụ cởi mở, cơ chế hỗ trợ của mỗi địa phương, thì các chủ sản xuất cần sự đầu tư về máy móc, con người để nâng cao chất lượng sản phẩm. Có như vậy sản phẩm ván bóc mới phát triển bền vững./.
747 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Trấn Yên
CTTDT - Từng là địa phương dẫn đầu về cơ sở chế biến gỗ rừng trồng của Trấn Yên, tuy nhiên sự phát triển tự phát đã kéo theo nhiều hệ lụy xấu cho chính các chủ sản xuất ở Lương Thịnh. Thời gian gần đây, nhờ đầu tư máy móc, liên kết trong sản xuất và giá ván bóc tăng, nên 34 cơ sở sản xuất của Lương Thịnh quay trở lại sản xuất.Sản xuất gỗ ván ép từ nhiều năm, nên gia đình anh Phạm Văn Hồng thôn Phương Đạo 1 xã Lương Thịnh đã chứng kiến nhiều thời điểm giá cả lên, xuống của sản phẩm ván ép, sự ảm đạm của sản phẩm diễn ra thời gian dài kéo theo nhiều cơ sở phải dừng sản xuất và rơi vào cảnh nợ nần. Thời điểm này, do nhân dân vừa thu hoạch quế, nên nguồn nguyên liệu cho sản xuất dồi dào, giá ván bóc có khá hơn, vì vậy gia đình anh tiếp tục sản xuất. Anh Phạm Văn Hồng - Thôn Phương Đạo 1 xã Lương Thịnh chia sẻ: “Do người dân vừa thu hoạch quế, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất có sẵn, thêm vào đó giá ván bóc có tăng hơn, thời tiết thuận lợi nên gia đình đang thuê nhân công tập trung sản xuất, bình quân mỗi ngày tôi sản xuất được trên 10m3 ván”.
Cuối năm 2023, anh Nguyễn Văn Thế ở thôn Lương Thiện xã Lương Thịnh đầu tư 1 tỷ đồng để xây dựng cơ sở sản xuất gỗ ván bóc. Theo anh Thế, giá ván bóc vài năm qua luôn ở mức thấp, nhưng sản phẩm chất lượng cao thì giá thành vẫn đảm bảo sản xuất, vì vậy anh Thế đầu tư mua máy móc hiện đại, tập huấn nghề cho lao động và nguyên liệu đầu vào cũng phải đảm bảo chất lượng. Anh Nguyễn Văn Thế - Thôn Lương Thiện xã Lương Thịnh cho biết thêm: “Qua kinh nghiệm nhiều năm trong nghề tôi thấy, đa số mọi người chỉ chú trọng tới quy cách ván mà chưa quan tâm nhiều tới chất lượng, nên giá thành thấp. Một sản phẩm tốt phải đảm bảo từ yếu tố nguyên liệu gỗ, máy móc, quy cách độ dày của ván, ván không bị mốc, vì vậy nhân tố con người là rất quan trọng. Sản phẩm của tôi làm ra đến đâu được khách hàng thu mua đến đó”.
Lương Thịnh là địa phương có diện tích đồi, núi nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển trồng rừng. Theo thống kê, trên 90% số hộ của Lương Thịnh có đất rừng trồng, hàng năm xã trồng thay thế trên 300ha rừng. Chính điều này đã khuyến khích nghề chế biến gỗ rừng trồng của xã phát triển mạnh. Thời điểm năm 2020, toàn xã có trên 70 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, chủ yếu là cơ sở bóc ván, gỗ ghép thanh. Sự phát triển ồ ạt, không có quy hoạch đã kéo theo nhiều hệ lụy, như nguồn nguyên liệu không đảm bảo, dẫn tới giá nguyên liệu tăng cao mà vẫn không đủ cho sản xuất và khi giá sản phẩm lao dốc thì nhiều cơ sở rơi vào cảnh đóng cửa, nợ lần và đến nay Lương Thịnh còn 34 cơ sở sản xuất, nhưng cũng chỉ sản xuất 5-6 tháng/năm. “Để đảm bảo cho các cơ sở sản xuất ổn định, Lương Thịnh đã có nhiều giải pháp, như: tạo điều kiện về thủ tục hồ sơ, đất xây dựng nhà xưởng, nhân công, miễn - giãn thuế, đặc biệt là việc liên kết từ trồng rừng - cơ sở sơ chế - sản xuất ván thành phẩm được thực hiện tốt hơn”. Đó là lời khẳng định của ông Hà Ngọc Tâm - Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh.
Ngoài việc đảm bảo quy hoạch trồng rừng - chế biến gỗ, thị trường tiêu thụ cởi mở, cơ chế hỗ trợ của mỗi địa phương, thì các chủ sản xuất cần sự đầu tư về máy móc, con người để nâng cao chất lượng sản phẩm. Có như vậy sản phẩm ván bóc mới phát triển bền vững./.