CTTĐT - Sở Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND thành phố Yên Bái đề nghị tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc chấp thuận đào mái taluy, quản lý vận chuyển đổ đất thải, vệ sinh môi trường tại các khu vực sạt lở đất, khu vực có nguy cơ sạt lở do ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố.
Ảnh minh họa
Hiện nay trên địa bàn thành phố Yên Bái, nhiều khu vực dân cư đang tiến hành khắc phục xử lý mái taluy bị sạt lở, hót đất sụt lở để đảm bảo đời sống sinh hoạt cho các hộ gia đình. Việc đánh đất taluy dương, hót đất sụt lở là cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và ổn định đời sống sinh hoạt của người dân trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên việc xử lý khắc phục trên có nguy cơ làm ảnh hưởng đến hạ tầng kết cấu giao thông, gây mất trật tự an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, đổ thải không đúng vị trí hoặc không đúng khu vực cho phép được đổ thải, có thể xảy ra trường hợp lợi dụng việc khắc phục hậu quả để đánh đất tại khu vực không có nguy cơ bị sạt lở nhằm mục đích khác.
Để đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đất đai, xây dựng, trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong quá trình khắc phục xử lý mái taluy dương bị sạt lở, hót đất sạt lở, Sở Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Sở, ban, ngành trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả sau bão số 3.
Chỉ đạo, yêu cầu các phòng ban, đơn vị; Ủy ban nhân dân các xã, phường và các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có liên quan thực hiện nghiêm một số nội dung về việc thực hiện hót đất sụt lở, bạt mái taluy, vận chuyển đổ đất khắc phục hậu quả do cơn Bão số 3 gây ra.
Yêu cầu các trường hợp đào, bạt mái taluy chống sạt lở và vận chuyển đổ đất trên địa bàn thành phố phải thực hiện đầy đủ các trình tự về hồ sơ thiết kế, xác định bãi đổ thải, thực hiện đầy đủ chi phí về môi trường, thực hiện việc đào, hót dọn và vận chuyển đất phải tưới nước, rửa đường, xe chở đất phải có bạt che kín thùng, không được để đất trên xe rơi, vãi ra đường để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường; thực hiện cam kết cho xe vận chuyển đúng tải trọng để đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông đặc biệt là các kết cấu trên hành lang đường và tấm đan đậy rãnh tại các điểm ra, vào vị trí đào, đổ đất nếu để xảy ra hư hỏng phải tự khắc phục lại nguyên hiện trạng ban đầu.
Yêu cầu mọi người dân và các tổ chức cá nhân trên các tuyến đường của địa bàn nếu dọn bùn đất hoặc bạt mái taluy sạt phía sau không được tự ý đổ ra lòng đường hoặc tập kết trên hành lang đường mà dọn đến đâu phải vận chuyển đổ đi đến đó để không gây cản trở giao thông và ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
Tăng cường tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm về an toàn giao thông như: Xe chở quá tải, quá khổ; xe chạy quá tốc độ, không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông; xe vận chuyển đất không đúng luồng tuyến cho phép; xe vận chuyển đất không che phủ bạt hoặc có che phủ nhưng không đảm bảo theo quy định.
Hướng dẫn, quản lý và giám sát chặt chẽ điểm đổ đất đúng theo quy định đảm bảo không xâm lấn hoặc chặn dòng chảy tự nhiên hiện trạng gây sạt lở về sau, nghiêm cấm đổ đất lấp ao, sông, suối, hồ chứa nước điều hòa, hồ thủy lợi và đất trồng lúa.
Tổ chức rà soát, kiểm tra những vị trí đào đất có dấu hiệu lợi dụng việc khắc phục hậu quả để đào đất trái quy định. Tuyệt đối không để cho các đối tượng lợi dụng để đánh đất ở các vị trí không có nguy cơ bị sạt lở trên địa bàn.
1101 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND thành phố Yên Bái đề nghị tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc chấp thuận đào mái taluy, quản lý vận chuyển đổ đất thải, vệ sinh môi trường tại các khu vực sạt lở đất, khu vực có nguy cơ sạt lở do ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố.Hiện nay trên địa bàn thành phố Yên Bái, nhiều khu vực dân cư đang tiến hành khắc phục xử lý mái taluy bị sạt lở, hót đất sụt lở để đảm bảo đời sống sinh hoạt cho các hộ gia đình. Việc đánh đất taluy dương, hót đất sụt lở là cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và ổn định đời sống sinh hoạt của người dân trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên việc xử lý khắc phục trên có nguy cơ làm ảnh hưởng đến hạ tầng kết cấu giao thông, gây mất trật tự an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, đổ thải không đúng vị trí hoặc không đúng khu vực cho phép được đổ thải, có thể xảy ra trường hợp lợi dụng việc khắc phục hậu quả để đánh đất tại khu vực không có nguy cơ bị sạt lở nhằm mục đích khác.
Để đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đất đai, xây dựng, trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong quá trình khắc phục xử lý mái taluy dương bị sạt lở, hót đất sạt lở, Sở Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Sở, ban, ngành trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả sau bão số 3.
Chỉ đạo, yêu cầu các phòng ban, đơn vị; Ủy ban nhân dân các xã, phường và các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có liên quan thực hiện nghiêm một số nội dung về việc thực hiện hót đất sụt lở, bạt mái taluy, vận chuyển đổ đất khắc phục hậu quả do cơn Bão số 3 gây ra.
Yêu cầu các trường hợp đào, bạt mái taluy chống sạt lở và vận chuyển đổ đất trên địa bàn thành phố phải thực hiện đầy đủ các trình tự về hồ sơ thiết kế, xác định bãi đổ thải, thực hiện đầy đủ chi phí về môi trường, thực hiện việc đào, hót dọn và vận chuyển đất phải tưới nước, rửa đường, xe chở đất phải có bạt che kín thùng, không được để đất trên xe rơi, vãi ra đường để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường; thực hiện cam kết cho xe vận chuyển đúng tải trọng để đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông đặc biệt là các kết cấu trên hành lang đường và tấm đan đậy rãnh tại các điểm ra, vào vị trí đào, đổ đất nếu để xảy ra hư hỏng phải tự khắc phục lại nguyên hiện trạng ban đầu.
Yêu cầu mọi người dân và các tổ chức cá nhân trên các tuyến đường của địa bàn nếu dọn bùn đất hoặc bạt mái taluy sạt phía sau không được tự ý đổ ra lòng đường hoặc tập kết trên hành lang đường mà dọn đến đâu phải vận chuyển đổ đi đến đó để không gây cản trở giao thông và ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
Tăng cường tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm về an toàn giao thông như: Xe chở quá tải, quá khổ; xe chạy quá tốc độ, không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông; xe vận chuyển đất không đúng luồng tuyến cho phép; xe vận chuyển đất không che phủ bạt hoặc có che phủ nhưng không đảm bảo theo quy định.
Hướng dẫn, quản lý và giám sát chặt chẽ điểm đổ đất đúng theo quy định đảm bảo không xâm lấn hoặc chặn dòng chảy tự nhiên hiện trạng gây sạt lở về sau, nghiêm cấm đổ đất lấp ao, sông, suối, hồ chứa nước điều hòa, hồ thủy lợi và đất trồng lúa.
Tổ chức rà soát, kiểm tra những vị trí đào đất có dấu hiệu lợi dụng việc khắc phục hậu quả để đào đất trái quy định. Tuyệt đối không để cho các đối tượng lợi dụng để đánh đất ở các vị trí không có nguy cơ bị sạt lở trên địa bàn.