Câu hỏi:
“Theo Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, trong đó UBND xã phường cũng thuộc đối tượng thực hiện chế độ tự chủ.
Theo Thông tư, khi cơ quan thực hiện tự chủ mà tiết kiệm được kinh phí thì được chi và có quy định tạm chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể như: Chi khen thưởng, chi hỗ trợ tết, trợ cấp hiếu hỉ, ốm đau... đã được quy định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ và theo các văn bản luật quy định. Nhưng hiện nay, việc hướng dẫn lập dự toán, phân bổ dự toán, giao dự toán và quyết toán chưa được thực hiện theo hướng dẫn của thông tư này, cũng như chưa xác định rõ phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ.
Vậy tôi xin hỏi, trong dự toán kinh phí hoạt động quản lý hành chính được giao trong năm, cơ quan tôi có được áp dụng theo Thông tư 71 để chi nội dung hoạt động phúc lợi không? Rất mong nhận được giải đáp sớm của quý cơ quan. Tôi xin chân thành cảm ơn!”.
Người hỏi: Công dân Trần Thị Phương / Địa chỉ: Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái / Ngày hỏi: 05/01/2023
Câu trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Sở Tài chính có ý kiến như sau:
1.
Về việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh
phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
a) Đối tượng áp dụng: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
(sau đây gọi tắt là Thông tư 71), trong đó quy định như sau:
“1. Thông tư này quy định chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính (sau đây gọi là chế độ tự chủ) đối với các cơ quan nhà nước trực tiếp sử dụng kinh phí quản lý hành chính do ngân sách nhà nước cấp, có tài khoản và con dấu riêng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính (sau đây gọi là cơ quan thực hiện chế độ tự chủ), thuộc các cơ quan:
…
đ) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.
e) Các cơ quan hành chính khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập.
g) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”
b) Quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cấp xã, phường, thị trấn:
Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 sửa đổi một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và khoản 3 Điều 3 Thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV
c) Quy định về việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được: Thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 sửa đổi một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 của Chính phủ và khoản
7 Điều
3 Thông tư
71/2014/TTLT-BTC-BNV.
2.
Về việc phân bổ và giao
dự toán chi
thường xuyên đối với Uỷ ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn
Thực hiện theo quy
định tại các văn bản sau: (1)
Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày
21/12/2016 của Chính phủ và các văn bản pháp lý có liên
quan; (2) Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND ngày
02/8/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh
ban hành một số chính sách thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy cơ
quan đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp;
quy định số lượng chức
danh, mức phụ cấp của từng chức
danh và khoán quỹ phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
(3) Nghị quyết 27/2019/NQ-HĐND ngày
31/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày
02/8/2018; (4) Nghị quyết 71/2021/NQ-HĐND ngày
07/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán
chi thường xuyên ngân sách địa phương năm
2022; (5) Quyết định
ban hành
Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phương hàng năm của Uỷ
ban nhân dân tỉnh và Uỷ
ban nhân dân thành phố;
trong đó
quy định việc phân bổ và
giao dự toán
chi thường xuyên đối với Uỷ
ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện
giao khoán
chi hoạt động thường xuyên đối với một số nhiệm vụ như
sau: “Giao khoán Quỹ tiền lương
theo số lượng cán bộ, công chức cấp xã được cấp có thẩm quyền
giao; Giao khoán quỹ phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, bản, tổ dân phố
theo Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND ngày
02/8/2018, Nghị quyết 27/2019/NQ-HĐND ngày
31/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
Giao khoán
chi các hoạt động thường xuyên cấp xã
theo định mức phân bổ dự toán
chi quản lý hành chính cấp xã và
chi các hoạt động thường xuyên khác của cấp xã tại Nghị quyết số 71/2021/NQ-HĐND ngày
07/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái”.
Do vậy, căn cứ vào các văn bản pháp lý nêu trên, đề nghị công dân nghiên cứu để tổ chức triển
khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ
quan nhà nước
theo đúng
quy định hiện hành.
Trên đây là ý kiến của Sở Tài chính trả lời công dân trên Cổng Thông
tin điện tử.
Tệp đính kèm
Ngày trả lời: 10/02/2023