Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Kinh tế

Yên Bình tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

17/05/2016 07:46:04 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Cùng với các địa phương khác trong tỉnh, thời gian qua huyện Yên Bình đã tích cực triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Nông dân xã Đại Đồng chăm sóc cho cây quế giống

Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Yên Bái được triển khai theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh; nâng cao thu nhập và mức sống của cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, giảm tỷ lệ đói nghèo, ổn định chính trị - xã hội; quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm tác động tiêu cực đối với môi trường, khai thác, sử dụng hiệu quả các lợi ích về môi trường. Để triển khai đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 được tập trung vào các cây con thế mạnh, có tiềm năng phát triển, có lợi thế, để thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và được cụ thể hóa trong 08 đề án bao gồm Đề án phát triển chăn nuôi; Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản; Đề án phát triển cây ăn quả có múi; Đề án phát triển chè vùng cao; Đề án phát triển ngô Đông trên đất lúa 2 vụ; Đề án phát triển cây Sơn tra; Đề án phát triển cây Quế; Đề án phát triển măng tre Bát Độ. Với mục tiêu chính là tăng thêm giá trị thu nhập cho sản phẩm nông, lâm nghiệp trên một đơn vị diện tích gieo trồng cho một loại, hay nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

Đối với huyện Yên Bình, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, huyện đã tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp bằng việc thực hiện 6 đề án bao gồm Đề án phát triển chăn nuôi; Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản; Đề án phát triển cây ăn quả có múi; Đề án phát triển ngô Đông trên đất lúa 2 vụ; Đề án phát triển cây Quế; Đề án phát triển măng tre Bát Độ.

Đồng chí Lã Tuấn Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình cho biết: “Trên cơ sở những hướng dẫn của tỉnh, của huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình đã hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn đối tượng là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ, bảo đảm thứ tự ưu tiên theo quy định của tỉnh. Trên cơ sở đó thẩm định, lập danh sách đối tượng được hỗ trợ để phối hợp với phòng Tài chính Kế hoạch xây dựng phương án phân bổ kinh phí trình UBND huyện xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng của nguồn kinh phí. Hướng dẫn các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Trên cơ sở đó thẩm định trình UBND huyện phê duyệt làm căn cứ để thực hiện. Đồng thời, thông báo cụ thể mức kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho từng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc phạm vi được giao quản lý. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện mua giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo đúng hướng dẫn đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”.

Về tiến độ thực hiện Đề án, đối với Đề án phát triển chăn nuôi, năm 2016, UBND tỉnh phê duyệt kinh phí để huyện thực hiện các nội dung: hỗ trợ một lần cho hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt có quy mô từ 100 con/lứa trở lên; hỗ trợ một lần cho hộ gia đình chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 15 con trở lên; hỗ trợ một lần cho hộ gia đình chăn nuôi lợn kết hợp có quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt trở lên; hỗ trợ một lần cho hộ gia đình chăn nuôi gia cầm có quy mô từ 1.000 con trở lên; hỗ trợ một lần cho hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò với quy mô từ 10 con trâu, bò trở lên. Huyện được hỗ trợ 15 cơ sở, kinh phí 315 triệu đồng và hiện đã có 97 hộ đăng ký thực hiện.

Đối với việc thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản, theo kế hoạch tỉnh sẽ hỗ trợ một lần cho 56 lồng cá với tổng kinh phí hỗ trợ là 560 triệu đồng cho các hộ gia đình đóng mới lồng nuôi cá tại các xã Bảo Ái, Cảm Ân, Mông Sơn, Tân Hương, Thịnh Hưng, Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Yên Thành, Phúc Ninh. Đến nay qua thẩm định thì nhu cầu thực tế của địa phương cần hỗ trợ là 70 lồng.

Hỗ trợ đặc biệt sau đầu tư (một lần) cho nhóm hộ, hợp tác xã đóng mới lồng nuôi cá có quy mô từ 30 lồng trở lên, theo kế hoạch tỉnh sẽ hỗ trợ cho 1 hợp tác xã tại xã Thịnh Hưng với kinh phí hỗ trợ là 150 triệu đồng.

Hỗ trợ một lần cho hộ gia đình nuôi cá bằng quây lưới ở các eo ngách có diện tích mặt nước từ 1,0 ha trở lên, kế hoạch tỉnh giao năm 2016 là 20 cơ sở với kinh phí hỗ trợ 300 triệu đồng. Đến nay đã có 45 cơ sở đăng ký hỗ trợ. Hỗ trợ một lần cho hộ gia đình cải tạo ruộng kém hiệu quả chuyển thành ao nuôi cá, kế hoạch tỉnh giao năm 2016 là 01 ha với kinh phí hỗ trợ 55 triệu đồng. Nhưng đến nay nhu cầu của người dân đăng ký là 5ha.

Đối với Đề án phát triển cây ăn quả, năm 2016 tỉnh giao cho huyện thực hiện 100ha với kinh phí hỗ trợ 2 tỷ đồng hỗ trợ một lần cho hộ gia đình tham gia trồng mới cây ăn quả có múi với diện tích từ 0,5 ha trở lên, được phân bổ tại 18 xã của huyện. Qua rà soát 18 xã, đã có 178 hộ tại 78 thôn đạt tiêu chuẩn diện tích trên 0,5ha đăng ký trồng 152,5ha. Trong đó bưởi Diễn 120ha, cam V2 là 3ha, cam Vinh là 6ha, cam sành 1 ha, bưởi Đại Minh 22,5ha (dân tự túc trồng bằng cành triết).

Đối với thực hiện Đề án phát triển cây Quế, năm 2016, huyện Yên Bình được tỉnh giao 100ha với kinh phí hỗ trợ 300 triệu đồng; hỗ trợ 3 triệu đồng/ha bằng cây giống hoặc tiền mặt. Phân bổ chỉ tiêu cho 05 xã là Đại Đồng, Tân Hương, Cảm Ân, Bảo Ái, Tân Nguyên. Qua rà soát 5 xã đã có 333 hộ đạt tiêu chuẩn đăng ký thực hiện 250 ha.

Đối với đề án phát triển măng tre Bát Độ, tỉnh sẽ hỗ trợ 1 lần kinh phí để mua cây giống cho hộ gia đình có diện tích trồng mới tre măng Bát độ tập trung từ 0,5 ha trở lên tại các xã Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Phúc Ninh, Xuân Long. Năm 2016, tỉnh giao cho huyện trồng 50ha với kinh phí hỗ trợ là 150 triệu đồng, mức hỗ trợ là 3 triệu đồng/ha bằng cây giống hoặc tiền mặt. Qua rà soát tại 5 xã trên đã có 65 hộ đạt tiêu chuẩn đăng ký thực hiện 64ha. Tuy nhiên việc thực hiện đề án này đang gặp phải khó khăn là do hiện nay đã đến thời vụ chuẩn bị khai thác, măng tre đang tích nước nên chất lượng củ giống không đảm bảo tỷ lệ nảy mầm nên không mua được giống. Để đảm bảo tỷ lệ cây sống sau trồng đề nghị tỉnh, huyện xem xét cho hộ dân được trồng giống chiết từ cành hoặc để cuối năm (tháng 12) tiếp tục mua củ giống trồng vào tháng 1 và tháng 2 năm 2017.

Đối với việc phát triển ngô Đông trên đất lúa 2 vụ, tỉnh giao cho huyện thực hiện 500ha với kinh phí hỗ trợ 160 triệu đồng, thực hiện ở 24 xã, thị trấn của huyện Yên Bình. Đến tháng 8/2016, huyện sẽ triển khai đăng ký, phân bổ chỉ tiêu hỗ trợ cho các xã, thị trấn và phê duyệt danh sách, giao nhận giống cho các hộ đăng ký thực hiện.

Trong thời gian tới, huyện Yên Bình sẽ tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng tập trung quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh phù hợp với các chính sách hỗ trợ của tỉnh và định hướng phát triển của huyện, gắn với việc thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới của từng xã, thị trấn. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyên, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các đề án để bảo đảm phát huy hiệu quả và có khả năng nhân rộng, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, có sản phẩm hàng hóa theo đúng mục tiêu các đề án đã đề ra.

612 lượt xem
Thu Nga

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h