Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Kinh tế

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiều giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất vụ Hè thu 2017

30/05/2017 11:04:18 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Vụ Hè thu 2017, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 21.550 ha lúa, năng suất 47,33 tạ/ha, sản lượng 102.000 tấn. Để đạt được mục tiêu này, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều giải pháp, thực hiện nghiêm khâu thời vụ, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tổ chức sản xuất đạt năng suất, hiệu quả cao.

Thị xã Nghĩa Lộ tập trung thu hoạch lúa Đông xuân

Vụ Đông xuân 2016 - 2017, toàn tỉnh đưa vào gieo cấy 19.608 ha lúa; Thời điểm hiện tại, các địa phương đã thu hoạch khoảng 4.500ha lúa Đông xuân, đạt 25% diện tích gieo trồng, còn lại hơn 15.000ha đang trong giai đoạn trỗ đòng, phơi màu tiếp tục theo dõi, chăm sóc. Theo đánh giá sơ bộ, năng suất lúa Đông xuân ước đạt 54,72 tạ/ha, sản lượng ước đạt 107.287 tấn. Một số địa phương năng suất đạt cao như thị xã Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên.

Bên cạnh sản xuất lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu đều gieo trồng đạt kế hoạch giao. Ngành Nông nghiệp chỉ đạo các địa phương quản lý và chăm sóc tốt trên 9.655 ha chè hiện có. Sản lượng chè búp tươi thu hái tính đến ngày 25/5/2017 ước đạt 25.000 tấn, đạt 31% kế hoạch. Đồng thời chỉ đạo chăm sóc, bảo vệ tốt trên 7.274 ha cây ăn quả hiện có. Đến nay đã trồng mới, trồng cải tạo được 437 ha/750 ha cây ăn quả các loại, đạt 58% kế hoạch năm.

Đặc biệt, trong vụ Đông xuân, các địa phương đã xây dựng được một số mô hình sản xuất có hiệu quả như: mô hình cánh đồng một giống lúa tại hai huyện Văn Chấn, Văn Yên; mô hình sản xuất rau an toàn tại thành phố Yên Bái; mô hình trồng khoai tây ở hai huyện Văn Yên, Mù Cang Chải; mô hình trồng cải dầu, lúa mì ở Mù Cang Chải; trồng gừng, trồng hành lá xuất khẩu tại huyện Văn Yên...Các mô hình đều tổ chức sản xuất theo phương thức liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, tạo tiền đề thúc đẩy cho sản xuất hàng hoá tập trung góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Vụ Hè thu 2017, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 21.550 ha lúa, năng suất 47,33 tạ/ha, sản lượng 102.000 tấn. Để đạt được mục tiêu trên, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra nhiều giải pháp thực hiện đặc biệt là đôn đốc thu hoạch gọn những diện tích lúa chín để chủ động làm đất sớm cho gieo cấy vụ mùa; tận dụng tối đa đất đai, nguồn nước, phấn đấu gieo cấy hoàn thành vượt kế hoạch, làm tốt công tác thủy lợi, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai để đảm bảo chủ động nước tưới tiêu cho đồng ruộng.

Về giống, sử dụng cơ cấu giống lúa phù hợp, tăng tỷ lệ các giống lúa cực ngắn và ngắn ngày có năng suất, chất lượng lượng cao chống chịu sâu bệnh (bạc lá và rầy nâu) và điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Những vùng thường xuyên bị nhiễm bệnh bạc lá cần giảm cơ cấu giống lúa Bắc thơm 7, thay thế bằng những giống lúa khác như (HT1, TBR225,…). Để thuận lợi cho việc quản lý sâu bệnh hại mỗi địa phương nên cơ cấu từ 2 - 3 giống lúa chủ lực và 2-3 giống lúa bổ sung.

Về thời vụ, chia theo 3 vùng sản xuất: Vùng 1 bao gồm các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao thuộc hai huyện Văn Chấn, Văn Yên; Vùng 2 bao gồm khu vực cánh đồng Mường Lò - huyện Văn Chấn và Thị xã Nghĩa Lộ; Vùng 3 bao gồm các huyện: Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Thành phố Yên Bái và các xã vùng thấp thuộc hai huyện Văn Chấn, Văn Yên. Mỗi vùng chia 2 trà gieo cấy: Trà mùa sớm khoảng 5.000 - 6.000 ha để chuẩn bị đất kịp thời vụ cho trồng cây vụ Đông (cây ngô trên đất 2 vụ lúa), còn lại là mùa chính vụ.

Căn cứ khung lịch chỉ đạo của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng lịch thời vụ gieo cấy cụ thể cho tiểu vùng sinh thái, chỉ đạo hướng dẫn nông dân thực hiện. Quan điểm chỉ đạo thu hoạch lúa vụ Đông Xuân là “xanh nhà hơn già đồng”, thu hoạch lúa đến đâu làm đất vùi sâu gốc rạ đến đó, giữ nước trên ruộng, nên khuyến cáo sử dụng các chế phẩm xúc tác phân hủy hữu cơ, bón thêm vôi trước khi cày lồng để hạn chế nguồn sâu bệnh hại và tránh ngộ độc hữu cơ cho cây lúa sau này. Ưu tiên máy làm đất cho chân trũng, chân làm vụ đông, nơi còn nhiều rơm rạ trên ruộng. Huy động mọi nguồn lực cấy “càng sớm, càng tốt”, đặc biệt cho chân chạy lụt, diện tích làm vụ đông sớm; Áp dụng các biện pháp thâm canh nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa để thu hoạch sớm, tránh bị ngập lụt cuối vụ. Bón phân theo phương châm "nặng đầu nhẹ cuối", bón cân đối, sử dụng các loại phân bón tổng hợp NPK tổng hợp loại chuyên dùng cho lúa, bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất từng loại phân, từng loại đất, từng giống lúa; Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, mở rộng diện tích thâm canh lúa, xây dựng mô hình “cánh đồng một giống”, ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật; Áp dụng biện pháp 3 giảm, 3 tăng, thâm canh lúa cải tiến (SRI) ở những vùng chủ động nước tưới tiêu, áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm; Tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất như áp dụng máy làm đất, máy cấy, máy gặt đập liên hợp… nhằm giảm chi phí sản xuất; Rà soát, đánh giá lại nguồn nước tưới trên các hồ đập, diện tích trồng lúa kém hiệu quả để có phương án chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn.

Thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh hại nguy hiểm như rầy lưng trắng, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân cuối vụ. Thực hiện nghiêm túc những chỉ dẫn và khuyến cáo của ngành bảo vệ thực vật trong việc phòng trừ sâu bệnh hại; Chủ động phòng tránh những diễn biến bất thường của thời tiết trong vụ Hè thu như nắng nóng, hạn, úng, ngập; xây dựng phương án cụ thể cho công tác phòng chống và chuẩn bị tốt mọi điều kiện để khắc phục kịp thời nếu có thiên tai, dịch bệnh xảy ra; Chỉ đạo liên kết nông dân tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác, tạo sự đồng thuận trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; khuyến khích cho thuê, góp cổ phần bằng quyền sử dụng đât; cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông , thủy lợi; phổ biến áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sản xuất an toàn và cơ giới hóa nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí, tăng giá trị sản phẩm.

Cùng với cây lúa, toàn tỉnh phấn đấu trồng cây ngô Hè thu đạt 8.490 ha, năng suất 31,98 tạ/ha, sản lượng 27.150 tấn. Để đạt năng suất và sản lượng ngô, ngành Nông nghiệp chỉ đạo sử dụng tối đa quỹ đất hiện có, thực hiện gieo trồng ngô trong khung thời vụ tốt nhất. Tăng hệ số sử dụng đất, linh hoạt chỉ đạo, bố trí về thời vụ, tích cực sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật, tăng cường đầu tư thâm canh, canh tác ngô bền vững trên đất nương rẫy.

Về thời vụ, ngô Hè thu trồng kết thúc trước ngày 10/7 tại các huyện, khu vực của tỉnh; ngô thu đông trồng kết thúc trước ngày 15/8 tại các huyện vùng cao (đối với diện tích ngô Xuân hè tại các huyện vùng cao do khô hạn đầu vụ nên gieo trồng chậm hơn thời vụ 15-20 ngày do đó cần áp dụng biện pháp trồng xen, gối vụ ngô Thu đông vào diện tích ngô Xuân hè, khi thu hoạch ngô hè thu tiến hành chặt bỏ thân lá và làm cỏ chăn sóc ngô Thu đông). Bố trí thời vụ trồng hợp lý để ngô thu đông trỗ cờ phun râu trong tháng 10, tránh khô hạn và rét.

Cơ cấu giống, sử dụng 100% giống ngô lai năng suất, chất lượng; Tùy điều kiện từng vùng để bố trí cơ cấu giống cho phù hợp. Mỗi địa phương lựa chọn không quá 5 giống trong cơ cấu giống ngô của tỉnh cho sản xuất vụ Hè thu và Thu đông, chỉ đạo nông dân gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất; Để đảm bảo năng suất, sản lượng, giảm tối đa thiệt hại đối với sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay cần lưu ý: Đối với ngô trồng trên đất nương rẫy, sử dụng các giống ngô có thời gian sinh trưởng từ trung ngày đến ngắn ngày có khả năng chịu hạn, chống đổ tốt năng suất khá; Đối với vùng đồi thấp và đất bãi có điều kiện thâm canh, sử dụng bộ giống có năng suất cao, chất lượng tốt, ưa thâm canh trồng dày...

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch vụ Hè thu đối với các loại rau màu. Cụ thể: Khoai lang 905 ha; Lạc 587 ha; Rau các loại 1995 ha; Đậu các loại 595 ha. Trong đó, phải tận dụng tối đa quỹ đất, lựa chọn giống tiến bộ kỹ thuật, tăng cường đầu tư thâm canh để có năng suất, sản lượng và chất lượng cao nhất.

771 lượt xem
Hiền Trang

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h