CTTĐT - Tại Văn bản số 2381/UBND-VX ngày 28/11/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái giao nhiệm vụ thực hiện sản xuất Phim truyện “Lời thề Hạn Khuống” nhằm bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa đã được công nhận, tiếp tục khai thác các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của địa phương để quảng bá hình ảnh, con người, thiên nhiên, văn hóa Mường Lò - Nghĩa Lộ và gắn với phục vụ phát triển du lịch.
Nghệ thuật “Hạn Khuống” người Thái Thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Dự kiến Phim truyện “Lời thề Hạn Khuống” có thời lượng khoảng 90 phút và sẽ thực hiện trong năm 2019.
Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái giao cho Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện sản xuất Phim truyện “Lời thề Hạn Khuống” theo đúng quy định của Luật Điện ảnh và các quy định hiện hành, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian truyền thống, giới thiệu quảng bá hình ảnh con người, thiên nhiên, văn hóa Mường Lò - Nghĩa Lộ, gắn với phát triển du lịch của địa phương; việc sử dụng kinh phí đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích và có phương án chi tiết huy động nguồn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan, căn cứ chức năng nhiệm vụ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ triển khai thực hiện sản xuất Phim truyện “Lời thề Hạn Khuống” đảm bảo theo đúng quy định hiện hành.
Nghệ thuật “Hạn Khuống” người Thái Thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 217/QĐ-BVHTTDL ngày 23/1/2017 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật "Hạn khuống" trước kia được phân bố trên cơ sở địa bàn cư trú của người Thái ở tỉnh Yên Bái. Từ khi phục dựng (năm 2002) đến nay, "Hạn khuống" được duy trì và tổ chức tại thị xã Nghĩa Lộ (phường Trung Tâm, xã Nghĩa An, xã Nghĩa Lợi).
Nghệ thuật "Hạn khuống" về bản chất là hình thức sinh hoạt tập thể, diễn xướng sân khấu sơ khai mang tính đại chúng của đồng bào Thái từ xa xưa (chủ yếu là Thái Đen), nhằm thỏa mãn nhu cầu giao lưu văn hóa - văn nghệ giữa các làng, bản và giữa các thành viên tham dự cuộc chơi.
Nghệ thuật trình diễn dân gian "Hạn khuống" có vị trí quan trọng trong văn hóa cộng đồng người Thái, nó phản ánh quá trình lịch sử của tộc người tương đối rõ nét. Đồng thời thể hiện rất rõ giá trị giáo dục đối với đời sống cộng đồng. Thông qua các hoạt động diễn ra trong "Hạn khuống", những người cao tuổi, người có chức sắc, răn dạy thế hệ trẻ về cách sống, những cách ứng xử tốt đẹp, biết nhường nhịn, biết coi trọng tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Qua các làn điệu dân ca cũng giáo dục đạo đức cho con cháu, khuyên răn con người làm điều hay, điều tốt, kết nối tình đoàn kết giữa các bản mường, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu lao động sản xuất, tôn trọng thành quả của mình tạo ra, đồng thời phải luôn tìm cách học hỏi và tiếp thu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
|
914 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Văn bản số 2381/UBND-VX ngày 28/11/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái giao nhiệm vụ thực hiện sản xuất Phim truyện “Lời thề Hạn Khuống” nhằm bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa đã được công nhận, tiếp tục khai thác các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của địa phương để quảng bá hình ảnh, con người, thiên nhiên, văn hóa Mường Lò - Nghĩa Lộ và gắn với phục vụ phát triển du lịch.Dự kiến Phim truyện “Lời thề Hạn Khuống” có thời lượng khoảng 90 phút và sẽ thực hiện trong năm 2019.
Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái giao cho Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện sản xuất Phim truyện “Lời thề Hạn Khuống” theo đúng quy định của Luật Điện ảnh và các quy định hiện hành, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian truyền thống, giới thiệu quảng bá hình ảnh con người, thiên nhiên, văn hóa Mường Lò - Nghĩa Lộ, gắn với phát triển du lịch của địa phương; việc sử dụng kinh phí đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích và có phương án chi tiết huy động nguồn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan, căn cứ chức năng nhiệm vụ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ triển khai thực hiện sản xuất Phim truyện “Lời thề Hạn Khuống” đảm bảo theo đúng quy định hiện hành.
Nghệ thuật “Hạn Khuống” người Thái Thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 217/QĐ-BVHTTDL ngày 23/1/2017 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật "Hạn khuống" trước kia được phân bố trên cơ sở địa bàn cư trú của người Thái ở tỉnh Yên Bái. Từ khi phục dựng (năm 2002) đến nay, "Hạn khuống" được duy trì và tổ chức tại thị xã Nghĩa Lộ (phường Trung Tâm, xã Nghĩa An, xã Nghĩa Lợi).
Nghệ thuật "Hạn khuống" về bản chất là hình thức sinh hoạt tập thể, diễn xướng sân khấu sơ khai mang tính đại chúng của đồng bào Thái từ xa xưa (chủ yếu là Thái Đen), nhằm thỏa mãn nhu cầu giao lưu văn hóa - văn nghệ giữa các làng, bản và giữa các thành viên tham dự cuộc chơi.
Nghệ thuật trình diễn dân gian "Hạn khuống" có vị trí quan trọng trong văn hóa cộng đồng người Thái, nó phản ánh quá trình lịch sử của tộc người tương đối rõ nét. Đồng thời thể hiện rất rõ giá trị giáo dục đối với đời sống cộng đồng. Thông qua các hoạt động diễn ra trong "Hạn khuống", những người cao tuổi, người có chức sắc, răn dạy thế hệ trẻ về cách sống, những cách ứng xử tốt đẹp, biết nhường nhịn, biết coi trọng tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Qua các làn điệu dân ca cũng giáo dục đạo đức cho con cháu, khuyên răn con người làm điều hay, điều tốt, kết nối tình đoàn kết giữa các bản mường, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu lao động sản xuất, tôn trọng thành quả của mình tạo ra, đồng thời phải luôn tìm cách học hỏi và tiếp thu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.