CTTĐT - Tính đến ngày 30/11/2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 19.761/17.500 người (đạt 112,9% so với kế hoạch), trong đó, cao đẳng là 1.504 người; trung cấp là 2.494 người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 15.763 người (trong đó có 4.288 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án 1956).
Ảnh minh họa
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động được giao; chú trọng tuyển sinh học nghề; đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu sử dụng; tuyên truyền, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế; tư vấn giải quyết việc làm.
Cùng với đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động tư vấn hướng nghiệp tại các trường THCS, THPT; kết nối với doanh nghiệp để đào tạo; đa số học sinh sau khi tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp đã được các trường giới thiệu đi làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Công tác chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về công tác tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp năm 2020 đã được đẩy mạnh; việc hướng dẫn, kiểm tra giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo; khuyến khích hoạt động liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh, tăng cường đôn đốc, kiểm tra các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đánh giá kết quả triển khai thực hiện và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình thực hiện.
Công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp về giáo dục nghề nghiệp, được chú trọng triển khai thực hiện với nhiều hình thức đa dạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tư vấn hướng nghiệp tại các trường phổ thông, tổ chức các hội nghị tư vấn hướng nghiệp học nghề, việc làm; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động kết nối với các trường phổ thông tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh, qua đó tạo thuận lợi trong quá trình tuyển sinh đào tạo, thu hút học sinh học nghề ở các cấp trình độ. Việc thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động của tỉnh, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Kết quả, tính đến ngày 30/11/2020, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho 19.761/17.500 người (đạt 112,9% so với kế hoạch), trong đó, cao đẳng là 1.504 người; trung cấp là 2.494 người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 15.763 người (trong đó có 4.288 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án 1956). Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 20.706/18.000 lao động, (đạt 115% so với kế hoạch); trong đó: Từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội: 13.110 người; xuất khẩu lao động 156 người; đi làm việc ở tỉnh ngoài: 6.035 người; từ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm: 1.405 người.
11 tháng năm 2020, toàn tỉnh đã chuyển dịch được 7.810/6.300 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt 123,9% so với kế hoạch. Ngành nghề thu hút chuyển dịch lao động chủ yếu: may công nghiệp, du lịch, điện, điện tử, cơ khí…
Trong thời gian tới, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ tư vấn, kết nối cung cầu lao động, đẩy mạnh công tác tư vấn giới thiệu, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
816 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tính đến ngày 30/11/2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 19.761/17.500 người (đạt 112,9% so với kế hoạch), trong đó, cao đẳng là 1.504 người; trung cấp là 2.494 người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 15.763 người (trong đó có 4.288 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án 1956).Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động được giao; chú trọng tuyển sinh học nghề; đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu sử dụng; tuyên truyền, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế; tư vấn giải quyết việc làm.
Cùng với đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động tư vấn hướng nghiệp tại các trường THCS, THPT; kết nối với doanh nghiệp để đào tạo; đa số học sinh sau khi tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp đã được các trường giới thiệu đi làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Công tác chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về công tác tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp năm 2020 đã được đẩy mạnh; việc hướng dẫn, kiểm tra giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo; khuyến khích hoạt động liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh, tăng cường đôn đốc, kiểm tra các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đánh giá kết quả triển khai thực hiện và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình thực hiện.
Công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp về giáo dục nghề nghiệp, được chú trọng triển khai thực hiện với nhiều hình thức đa dạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tư vấn hướng nghiệp tại các trường phổ thông, tổ chức các hội nghị tư vấn hướng nghiệp học nghề, việc làm; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động kết nối với các trường phổ thông tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh, qua đó tạo thuận lợi trong quá trình tuyển sinh đào tạo, thu hút học sinh học nghề ở các cấp trình độ. Việc thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động của tỉnh, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Kết quả, tính đến ngày 30/11/2020, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho 19.761/17.500 người (đạt 112,9% so với kế hoạch), trong đó, cao đẳng là 1.504 người; trung cấp là 2.494 người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 15.763 người (trong đó có 4.288 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án 1956). Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 20.706/18.000 lao động, (đạt 115% so với kế hoạch); trong đó: Từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội: 13.110 người; xuất khẩu lao động 156 người; đi làm việc ở tỉnh ngoài: 6.035 người; từ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm: 1.405 người.
11 tháng năm 2020, toàn tỉnh đã chuyển dịch được 7.810/6.300 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt 123,9% so với kế hoạch. Ngành nghề thu hút chuyển dịch lao động chủ yếu: may công nghiệp, du lịch, điện, điện tử, cơ khí…
Trong thời gian tới, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ tư vấn, kết nối cung cầu lao động, đẩy mạnh công tác tư vấn giới thiệu, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.