CTTĐT - Ngày 24/12, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Dự hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
Nổi bật trong năm 2021, các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, là diễn đàn tin cậy của quần chúng nhân dân. Công tác thông tin tuyên truyền tập trung trọng tâm vào một số nội dung lớn như: tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; tuyên truyền cổ vũ ý chí quyết tâm và lập trường nhất quán của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; tuyên truyền xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, nâng cao đời sống tinh thần cho toàn dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; về công tác phòng, chống thiên tai, bão lũ... tập trung tuyên truyền bảo đảm thống nhất, kịp thời, chính xác thông tin về tình hình, các quan điểm, chỉ đạo, giải pháp chống dịch Covid-19 hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia. Qua đó đã góp phần tích cực cùng các ngành, các cấp và cả nước thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa giữ vững tăng trưởng kinh tế-xã hội.
Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch tiếp tục được tăng cường với nhiều hình thức, nội dung thông tin phong phú. Nhiều cơ quan báo chí đã có đổi mới mạnh mẽ trong việc đầu tư nâng cao chất lượng bài báo, trang báo, kênh chương trình, thực hiện bản tin, chương trình trực tiếp, tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị, có tác động xã hội lớn, được đông đảo dư luận quan tâm. Công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý thông tin trên báo chí; việc tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí có nhiều đổi mới và chủ động; tiếp tục xây dựng, đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành và chủ động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong tác nghiệp báo chí; triển khai đồng bộ một số giải pháp chấn chỉnh, xử lý tình trạng "báo hóa" tạp chí điện tử, trang tin điện tử tổng hợp. Công tác triển khai Quy hoạch báo chí được thực hiện hiệu quả, quá trình quy hoạch đã giảm 39 cơ quan báo thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức Hội ở Trung ương và 31 cơ quan báo thuộc các địa phương, không còn cơ quan báo thuộc tổ chức Hội. Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 tiếp tục được triển khai; phát triển báo chí theo định hướng của Đại hội XIII của Đảng: “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Chú trọng, tăng cường bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, nhà báo; thực hiện tốt quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam.
Tính đến ngày 30/11/2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 40.000 người; cả nước hiện có 17.161 người được cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hà Nội Ảnh TTXVN
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cảm ơn báo chí cả nước đã đồng hành cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong những thời khắc khó khăn trong phòng, chống đại dịch Covid-19. Phó thủ tướng đánh giá cao hiệu quả của các cơ quan báo chí trong cổ vũ, động viên lực lượng tuyến đầu chống dịch, định hướng tư tưởng, hành động của Đảng, Nhà nước và nhân dân tạo thành sức mạnh để vượt qua khó khăn do dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Thời gian tới, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các cơ quan báo chí thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đi vào chiều sâu Quy hoạch báo chí phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; làm tốt việc đặt hàng báo chí; đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí…
Hội nghị đã dành thời gian nghe tham luận về: Đổi mới, sáng tạo trong tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, góp phần khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; nâng cao chất lượng kênh truyền hình Quốc hội để thông tin, phản ánh về hoạt động của quốc hội, HĐND các cấp đến với người dân; Giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp để báo chí thực sự là cầu nối giữa cử tri và cơ quan quyền lực nhà nước các cấp; Đổi mới công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam tới cộng đồng quốc tế; Thách thức an ninh phi truyền thống và những vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền; Phát huy vai trò của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan chủ quản trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của cơ quan báo chí…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của báo chí, là vũ khí sắc bén của công tác tư tưởng, là công cụ để thông qua đó khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết, nội lực của nhân dân, thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng... Đồng chí yêu cầu các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí cần quan tâm công tác xây dựng Đảng; bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của người làm báo. Thúc đẩy chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ đo lường hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo, quản lý báo chí; tăng cường các biện pháp hỗ trợ cơ quan báo chí phát triển hạ tầng công nghệ kỹ thuật theo mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện; quản lý tốt các nền tảng xuyên biên giới, nhất là nền tảng mạng xã hội, nền tảng quảng cáo số, bảo vệ quyền lợi của báo chí trên các nền tảng xuyên biên giới.
Nhân dịp này Ban Tuyên giáo Trung ương đã trao tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2021.
664 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 24/12, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo.Dự hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
Nổi bật trong năm 2021, các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, là diễn đàn tin cậy của quần chúng nhân dân. Công tác thông tin tuyên truyền tập trung trọng tâm vào một số nội dung lớn như: tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; tuyên truyền cổ vũ ý chí quyết tâm và lập trường nhất quán của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; tuyên truyền xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, nâng cao đời sống tinh thần cho toàn dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; về công tác phòng, chống thiên tai, bão lũ... tập trung tuyên truyền bảo đảm thống nhất, kịp thời, chính xác thông tin về tình hình, các quan điểm, chỉ đạo, giải pháp chống dịch Covid-19 hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia. Qua đó đã góp phần tích cực cùng các ngành, các cấp và cả nước thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa giữ vững tăng trưởng kinh tế-xã hội.
Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch tiếp tục được tăng cường với nhiều hình thức, nội dung thông tin phong phú. Nhiều cơ quan báo chí đã có đổi mới mạnh mẽ trong việc đầu tư nâng cao chất lượng bài báo, trang báo, kênh chương trình, thực hiện bản tin, chương trình trực tiếp, tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị, có tác động xã hội lớn, được đông đảo dư luận quan tâm. Công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý thông tin trên báo chí; việc tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí có nhiều đổi mới và chủ động; tiếp tục xây dựng, đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành và chủ động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong tác nghiệp báo chí; triển khai đồng bộ một số giải pháp chấn chỉnh, xử lý tình trạng "báo hóa" tạp chí điện tử, trang tin điện tử tổng hợp. Công tác triển khai Quy hoạch báo chí được thực hiện hiệu quả, quá trình quy hoạch đã giảm 39 cơ quan báo thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức Hội ở Trung ương và 31 cơ quan báo thuộc các địa phương, không còn cơ quan báo thuộc tổ chức Hội. Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 tiếp tục được triển khai; phát triển báo chí theo định hướng của Đại hội XIII của Đảng: “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Chú trọng, tăng cường bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, nhà báo; thực hiện tốt quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam.
Tính đến ngày 30/11/2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 40.000 người; cả nước hiện có 17.161 người được cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hà Nội Ảnh TTXVN
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cảm ơn báo chí cả nước đã đồng hành cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong những thời khắc khó khăn trong phòng, chống đại dịch Covid-19. Phó thủ tướng đánh giá cao hiệu quả của các cơ quan báo chí trong cổ vũ, động viên lực lượng tuyến đầu chống dịch, định hướng tư tưởng, hành động của Đảng, Nhà nước và nhân dân tạo thành sức mạnh để vượt qua khó khăn do dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Thời gian tới, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các cơ quan báo chí thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đi vào chiều sâu Quy hoạch báo chí phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; làm tốt việc đặt hàng báo chí; đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí…
Hội nghị đã dành thời gian nghe tham luận về: Đổi mới, sáng tạo trong tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, góp phần khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; nâng cao chất lượng kênh truyền hình Quốc hội để thông tin, phản ánh về hoạt động của quốc hội, HĐND các cấp đến với người dân; Giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp để báo chí thực sự là cầu nối giữa cử tri và cơ quan quyền lực nhà nước các cấp; Đổi mới công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam tới cộng đồng quốc tế; Thách thức an ninh phi truyền thống và những vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền; Phát huy vai trò của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan chủ quản trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của cơ quan báo chí…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của báo chí, là vũ khí sắc bén của công tác tư tưởng, là công cụ để thông qua đó khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết, nội lực của nhân dân, thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng... Đồng chí yêu cầu các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí cần quan tâm công tác xây dựng Đảng; bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của người làm báo. Thúc đẩy chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ đo lường hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo, quản lý báo chí; tăng cường các biện pháp hỗ trợ cơ quan báo chí phát triển hạ tầng công nghệ kỹ thuật theo mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện; quản lý tốt các nền tảng xuyên biên giới, nhất là nền tảng mạng xã hội, nền tảng quảng cáo số, bảo vệ quyền lợi của báo chí trên các nền tảng xuyên biên giới.
Nhân dịp này Ban Tuyên giáo Trung ương đã trao tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2021.