CTTĐT - Sàn thương mại điện tử (TMĐT) được xem là kênh phân phối mới, hiện đại và hiệu quả trong việc giải bài toán tiêu thụ nông sản trong mùa dịch Covid-19, giúp nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp hướng tới chủ động sử dụng công nghệ, từng bước chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nông sản bền vững.
Lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ ký kết hợp tác thúc đẩy tiêu thụ nông sản an toàn lên sàn thương mại điện tử Voso.vn.
Yên Bái có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và đã quy hoạch, xây dựng được các vùng sản xuất hàng hóa lớn như vùng chè gần 8.000 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 74.000 tấn/năm; vùng quế 78.000 ha, sản lượng tinh dầu quế mỗi năm trên 600 tấn; vùng cây ăn quả trên 7.000 ha với các sản phẩm nổi tiếng như: cam đường canh, quýt sen, bưởi Đại Minh; vùng sắn 8.700 ha, sản lượng hàng năm đạt 300.000 tấn, sản lượng tinh bột sắn đạt 28.000 tấn/năm; tre măng Bát độ gần 5.000 ha, sản lượng măng khô 25.500 tấn/năm; măng muối 310.000 tấn/năm; vùng trồng cây sơn tra khoảng 6.000 ha, sản lượng 3.000 tấn quả/năm. Yên Bái cũng đã xây dựng được 10 loại sản phẩm chủ lực; trong đó, có 5 sản phẩm liên quan đến xuất khẩu bao gồm: chè, tinh bột sắn; sản phẩm từ quế, gỗ rừng trồng và măng tre Bát độ.
Thời gian qua, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt động mua bán, kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản, cùng với kênh phân phối truyền thống, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đã từng bước chuyển sang kênh bán hàng trực tuyến đưa nông sản lên các sàn TMĐT tiêu thụ và bước đầu tạo được hiệu quả nhất định trong việc tiêu thụ, tìm kiếm thị trường mới.
Hợp tác xã Thái Sơn là một trong các HTX đi đầu trong việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, từ đó đã tiếp cận được nhiều thị trường, tránh được sự ép giá của thương lái, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Ông Đàm Văn Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Thái Sơn cho biết: “Hiện HTX có 5 sản phẩm OCOP 3 sao đều đã có mặt trên sàn, gồm: Lạc ri vỏ đỏ, dầu lạc đỏ, dầu lạc trắng, dầu đỗ tương, dầu vừng. Đó là sản phẩm nguyên chất sản xuất từ nông sản của địa phương. Thông qua sàn TMĐT của Postmart đã giúp HTX giải quyết khối lượng hàng đi lớn hơn. Trong 1 tháng, sàn tiêu thụ 1 - 2 tạ lạc nhân, hơn hẳn bán lẻ (chỉ được 50% số lượng).”
Cũng như vậy, trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh, HTX Việt Hải Đăng, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đã nhanh chóng tìm kiếm những phương thức bán hàng mới để phù hợp với tình hình hiện tại. Bà Phùng Thị Tuyền - Giám đốc HTX Việt Hải Đăng, xã Quy Mông cho biết: "Sản phẩm chủ lực của HTX là miến đao Quy Mông đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Trung bình mỗi năm xuất ra thị trường 7 tấn miến đao. Trong 2 năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông sản. Trước tình hình đó, HTX cũng phải tìm hướng đi phù hợp để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. trong đó chúng tôi sẽ chú trọng việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để chủ động hơn trong việc tiếp cận với các kênh phân phối lớn.”
Với quyết tâm hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất, các ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa các mặt hàng nông sản được tiêu thụ rộng rãi trong nước và vươn tầm thế giới.
Năm 2021, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương đã tổ chức 3 hội nghị kết nối giao thương trực tuyến với các Thương vụ Việt Nam và các doanh nghiệp tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài. Thông qua các hội nghị trực tuyến kết nối các điểm cầu nước ngoài đã kết nối với khách hàng và bán được sản phẩm trên các thị trường; kết nối thị trường Belarus là sản phẩm chè; thị trường Ấn Độ là sản phẩm chè, quế; Nhật Bản là măng, đũa gỗ; Hàn Quốc là gỗ, bột đá; Trung Quốc là chè, quế, tinh bột sắn. Đối với thị trường trong nước là các sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc sản, quả có múi…
Hợp tác xã Hệ sinh thái Suối Giàng kết nối giao thương với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Cùng với đó Trung tâm đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đưa các sản phẩm nông, thủy sản đặc trưng có thế mạnh của tỉnh Yên Bái vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị GO, Vinmart, Hapro khu vực phía Bắc. Qua đó đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ, rút ngắn khoảng cách và thời gian, đồng thời tăng phạm vi và số lượng tiếp cận thị trường, giúp các doanh nghiệp có cơ hội kết nối được với khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, qua đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng giá trị xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trong nước của tỉnh Yên Bái.
Trong năm 2021, tỉnh cũng đã hỗ trợ hơn 200 doanh nghiệp, HTX đưa 104 sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao lên sàn thương mại điện tử Yên Bái và các sàn thương mại điện tử trong nước như: Voso, Postmart, Shopee, Tiki, Sendo, Lazada… và một số doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử quốc tế như Alibaba.com.
Các sản phẩm đặc sản của Yên Bái được bán trên sàn TMĐT Voso
Ông Đào Đức Hiếu - Giám đốc HTX Hệ sinh thái Du Lịch Suối Giàng, huyện Văn Chấn chia sẻ: “Những sản phẩm của HTX chúng tôi đã hội đủ các yếu tố về một sản phẩm thương hiệu Quốc gia. Việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu thông qua sàn TMĐT và các hội nghị kết nối giao thương sẽ là cơ hội để HTX tìm kiếm được các thị trường mới, góp phần quảng bá rộng rãi sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước”.
Xác định xây dựng thương hiệu là “sống còn” của sản phẩm, Sở Công Thương đã đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, trong đó, tập trung vào hỗ trợ thiết kế bao bì sản phẩm; thiết kế xây dựng tờ rơi giới thiệu sản phẩm, thông tin về việc xây dựng thương hiệu sản phẩm... giúp doanh nghiệp quảng bá giới thiệu sản phẩm tới các bạn hàng. Đồng thời tổ chức, tham gia các khóa đào tạo tập huấn, nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, cán bộ quản lý những kiến thức về xúc tiến thương mại trên môi trường intenet, kỹ năng bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu và những thông tin cần thiết về những thị trường xuất khẩu truyền thống phục vụ công tác quản lý và kinh doanh xuất khẩu những sản phẩm có thế mạnh của từng doanh nghiệp.
Ông Trịnh Văn Thành - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái cho biết: Sàn TMĐT thực sự là kênh phân phối rất hiệu quả và tiện ích cho người nông dân trong trong thời đại hiện nay, giúp người nông dân có cơ hội tự xây dựng thương hiệu nông sản của riêng mình, từng bước chủ động bán nông sản lâu dài qua kênh trực tuyến thương mại điện tử, đưa sản phẩm đặc sản của Yên Bái đến người tiêu dùng trong cả nước một cách thuận tiện, nhanh chóng kể cả trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19. Thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ trở thành kênh chiến lược để phát triển thị trường nông sản góp phần đưa nông sản an toàn và tiềm năng của Yên Bái vươn xa ra thị trường thế giới.”
2252 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sàn thương mại điện tử (TMĐT) được xem là kênh phân phối mới, hiện đại và hiệu quả trong việc giải bài toán tiêu thụ nông sản trong mùa dịch Covid-19, giúp nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp hướng tới chủ động sử dụng công nghệ, từng bước chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nông sản bền vững.Yên Bái có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và đã quy hoạch, xây dựng được các vùng sản xuất hàng hóa lớn như vùng chè gần 8.000 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 74.000 tấn/năm; vùng quế 78.000 ha, sản lượng tinh dầu quế mỗi năm trên 600 tấn; vùng cây ăn quả trên 7.000 ha với các sản phẩm nổi tiếng như: cam đường canh, quýt sen, bưởi Đại Minh; vùng sắn 8.700 ha, sản lượng hàng năm đạt 300.000 tấn, sản lượng tinh bột sắn đạt 28.000 tấn/năm; tre măng Bát độ gần 5.000 ha, sản lượng măng khô 25.500 tấn/năm; măng muối 310.000 tấn/năm; vùng trồng cây sơn tra khoảng 6.000 ha, sản lượng 3.000 tấn quả/năm. Yên Bái cũng đã xây dựng được 10 loại sản phẩm chủ lực; trong đó, có 5 sản phẩm liên quan đến xuất khẩu bao gồm: chè, tinh bột sắn; sản phẩm từ quế, gỗ rừng trồng và măng tre Bát độ.
Thời gian qua, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt động mua bán, kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản, cùng với kênh phân phối truyền thống, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đã từng bước chuyển sang kênh bán hàng trực tuyến đưa nông sản lên các sàn TMĐT tiêu thụ và bước đầu tạo được hiệu quả nhất định trong việc tiêu thụ, tìm kiếm thị trường mới.
Hợp tác xã Thái Sơn là một trong các HTX đi đầu trong việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, từ đó đã tiếp cận được nhiều thị trường, tránh được sự ép giá của thương lái, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Ông Đàm Văn Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Thái Sơn cho biết: “Hiện HTX có 5 sản phẩm OCOP 3 sao đều đã có mặt trên sàn, gồm: Lạc ri vỏ đỏ, dầu lạc đỏ, dầu lạc trắng, dầu đỗ tương, dầu vừng. Đó là sản phẩm nguyên chất sản xuất từ nông sản của địa phương. Thông qua sàn TMĐT của Postmart đã giúp HTX giải quyết khối lượng hàng đi lớn hơn. Trong 1 tháng, sàn tiêu thụ 1 - 2 tạ lạc nhân, hơn hẳn bán lẻ (chỉ được 50% số lượng).”
Cũng như vậy, trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh, HTX Việt Hải Đăng, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đã nhanh chóng tìm kiếm những phương thức bán hàng mới để phù hợp với tình hình hiện tại. Bà Phùng Thị Tuyền - Giám đốc HTX Việt Hải Đăng, xã Quy Mông cho biết: "Sản phẩm chủ lực của HTX là miến đao Quy Mông đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Trung bình mỗi năm xuất ra thị trường 7 tấn miến đao. Trong 2 năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông sản. Trước tình hình đó, HTX cũng phải tìm hướng đi phù hợp để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. trong đó chúng tôi sẽ chú trọng việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để chủ động hơn trong việc tiếp cận với các kênh phân phối lớn.”
Với quyết tâm hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất, các ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa các mặt hàng nông sản được tiêu thụ rộng rãi trong nước và vươn tầm thế giới.
Năm 2021, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương đã tổ chức 3 hội nghị kết nối giao thương trực tuyến với các Thương vụ Việt Nam và các doanh nghiệp tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài. Thông qua các hội nghị trực tuyến kết nối các điểm cầu nước ngoài đã kết nối với khách hàng và bán được sản phẩm trên các thị trường; kết nối thị trường Belarus là sản phẩm chè; thị trường Ấn Độ là sản phẩm chè, quế; Nhật Bản là măng, đũa gỗ; Hàn Quốc là gỗ, bột đá; Trung Quốc là chè, quế, tinh bột sắn. Đối với thị trường trong nước là các sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc sản, quả có múi…
Hợp tác xã Hệ sinh thái Suối Giàng kết nối giao thương với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Cùng với đó Trung tâm đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đưa các sản phẩm nông, thủy sản đặc trưng có thế mạnh của tỉnh Yên Bái vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị GO, Vinmart, Hapro khu vực phía Bắc. Qua đó đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ, rút ngắn khoảng cách và thời gian, đồng thời tăng phạm vi và số lượng tiếp cận thị trường, giúp các doanh nghiệp có cơ hội kết nối được với khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, qua đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng giá trị xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trong nước của tỉnh Yên Bái.
Trong năm 2021, tỉnh cũng đã hỗ trợ hơn 200 doanh nghiệp, HTX đưa 104 sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao lên sàn thương mại điện tử Yên Bái và các sàn thương mại điện tử trong nước như: Voso, Postmart, Shopee, Tiki, Sendo, Lazada… và một số doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử quốc tế như Alibaba.com.
Các sản phẩm đặc sản của Yên Bái được bán trên sàn TMĐT Voso
Ông Đào Đức Hiếu - Giám đốc HTX Hệ sinh thái Du Lịch Suối Giàng, huyện Văn Chấn chia sẻ: “Những sản phẩm của HTX chúng tôi đã hội đủ các yếu tố về một sản phẩm thương hiệu Quốc gia. Việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu thông qua sàn TMĐT và các hội nghị kết nối giao thương sẽ là cơ hội để HTX tìm kiếm được các thị trường mới, góp phần quảng bá rộng rãi sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước”.
Xác định xây dựng thương hiệu là “sống còn” của sản phẩm, Sở Công Thương đã đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, trong đó, tập trung vào hỗ trợ thiết kế bao bì sản phẩm; thiết kế xây dựng tờ rơi giới thiệu sản phẩm, thông tin về việc xây dựng thương hiệu sản phẩm... giúp doanh nghiệp quảng bá giới thiệu sản phẩm tới các bạn hàng. Đồng thời tổ chức, tham gia các khóa đào tạo tập huấn, nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, cán bộ quản lý những kiến thức về xúc tiến thương mại trên môi trường intenet, kỹ năng bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu và những thông tin cần thiết về những thị trường xuất khẩu truyền thống phục vụ công tác quản lý và kinh doanh xuất khẩu những sản phẩm có thế mạnh của từng doanh nghiệp.
Ông Trịnh Văn Thành - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái cho biết: Sàn TMĐT thực sự là kênh phân phối rất hiệu quả và tiện ích cho người nông dân trong trong thời đại hiện nay, giúp người nông dân có cơ hội tự xây dựng thương hiệu nông sản của riêng mình, từng bước chủ động bán nông sản lâu dài qua kênh trực tuyến thương mại điện tử, đưa sản phẩm đặc sản của Yên Bái đến người tiêu dùng trong cả nước một cách thuận tiện, nhanh chóng kể cả trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19. Thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ trở thành kênh chiến lược để phát triển thị trường nông sản góp phần đưa nông sản an toàn và tiềm năng của Yên Bái vươn xa ra thị trường thế giới.”