CTTĐT - Sau 20 năm bén rễ, sinh sôi, nghề trồng dâu nuôi tằm đã phát triển ổn định và bền vững trên đồng đất Trấn Yên. Xuân này, người dân ở các địa phương trong huyện vẫn cần mẫn gieo ước vọng cho những mùa dâu xanh lá, những mùa kén đong đầy. Cây dâu - con tằm đã và đang đóng góp tích cực vào thành quả nông thôn mới, đồng thời mang lại sự phồn thịnh, trù phú cho những làng quê nơi đây.
Lãnh đạo huyện Trấn Yên cùng người dân xã Báo Đáp ra quân trồng dâu vụ xuân.
Nghề trồng dâu nuôi tằm được phát triển mạnh tại xã Báo Đáp từ năm 2010. Đến nay, trên địa bàn xã Báo Đáp đã hình thành Làng nghề trồng dâu nuôi tằm tại thôn Đình Xây, thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp và trên 30 tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp trồng dâu nuôi tằm; hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đồng thời được huyện, tỉnh kêu gọi đầu tư và đang triển khai xây dựng nhà máy ươm tơ trên địa bàn xã. Ông Trần Đức Tiến - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: “Tham gia trồng dâu nuôi tằm, người dân được hỗ trợ, hướng dẫn về kĩ thuật chăm sóc thâm canh cây dâu, được hỗ trợ phân bón trả chậm, hỗ trợ kinh phí mua cây giống, né tằm, xây dựng, sửa chữa nhà tằm... sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ đó góp phần mở rộng diện tích trồng dâu trên địa bàn xã lên trên 130 ha, chất lượng cây, con giống ngày càng được cải thiện. Trồng dâu nuôi tằm đã trở thành ngành chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Năm 2022, Báo Đáp tiếp tục mở rộng diện tích trồng mới 15 ha dâu”.
Đến nay, huyện Trấn Yên đã hình thành được vùng trồng dâu rộng lớn hơn 700 ha với hơn 1.500 hộ dân nuôi tằm; giá trị sản phẩm bình quân đạt từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm. Những cánh đồng dâu màu mỡ và xanh ngát ở Trấn Yên đã trải dài khắp các vùng bờ bãi ven sông Hồng, từ Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh, Hòa Cuông, sang đến Y Can, Quy Mông, nay còn được mở rộng trên cả vùng đất ngay dưới chân những chân núi, ngọn đồi, dọc bãi bờ ven suối ở các xã vùng sâu, vùng cao như Việt Hồng, Hưng Khánh, Hồng Ca. Với giá kén tằm tương đối ổn định, lại được chính quyền địa phương các cấp động viên khuyến khích, hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, nên người dân đã tích cực chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, đất gò bãi sang trồng dâu nuôi tằm.
Để người dân yên tâm gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm, huyện Trấn Yên đã mời một số công ty, doanh nghiệp liên kết với các hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện trong việc đầu tư nuôi tằm và tiêu thụ sản phẩm kén tằm thông qua các Tổ hợp tác và Hợp tác xã. Đặc biệt, việc liên kết sản xuất với các Doanh nghiệp ngày càng được quan tâm chú trọng. Hiện nay, Công ty cổ phần dâu tằm tơ Yên Bái đã hoàn thành việc thành lập doanh nghiệp, đang triển khai xây dựng nhà máy và dây truyền để thu mua sản phẩm và ươm se tơ tại xã Báo Đáp. Công ty dự kiến xây dựng một số mô hình điểm về trồng dâu nuôi tằm kiểu mẫu tại xã Hồng Ca và Y Can, trong đó Công ty hỗ trợ về kỹ thuật, giống dâu mới được chuyển từ trong Lâm Đồng ra thực hiện, lắp hệ thống tưới nước... Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn IBM Việt Nam đã thực hiện khảo sát và tìm hiểu và cam kết tham gia chuỗi liên kết xây dựng nhà máy cung cấp giống tằm, thu mua sản phẩm kén tằm, cung ứng trứng tằm nhập khẩu theo đường chính ngạch. Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Hoàng Liên Sơn cũng được lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án “Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng dâu - nuôi tằm và chế biến kén tằm”, với hạng mục cung ứng phân bón chuyên dùng cho cây dâu...
Ông Nguyễn Thành Lê - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “Mục tiêu của huyện Trấn Yên trong giai đoạn tiếp theo là tập trung rà soát quỹ đất: diện tích đất soi bãi, vườn tạp và đất đồi thấp; diện tích dâu già cỗi cần được cải tạo thay thế để trồng mới và trồng thay thế. Tập trung mở rộng diện tích các xã có quỹ đất lúa nhiều nhưng kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm như các xã: Hồng Ca, Hưng Khánh, Quy Mông, Y Can, Lương Thịnh, Hòa Cuông. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nuôi tằm, tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất, liên kết trong sản xuất. Tuyên truyền hướng dẫn thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm trên cơ sở các Tổ hợp tác, là đầu mối trung gian kết nối giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp trong liên kết sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm kén tằm. Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn các công ty, doanh nghiệp vào địa bàn và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển trồng dâu nuôi tằm. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng dâu nuôi tằm toàn huyện đạt trên 1.200 ha; sản lượng kén đạt trên 2.200 tấn, giá trị thu trên 300 tỷ đồng”.
Có thể nói, nhờ tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm đến nay, Trấn Yên đã trở thành vựa dâu tằm lớn nhất miền Bắc. Đây là minh chứng cho chủ trương đúng và trúng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân./.
1356 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 20 năm bén rễ, sinh sôi, nghề trồng dâu nuôi tằm đã phát triển ổn định và bền vững trên đồng đất Trấn Yên. Xuân này, người dân ở các địa phương trong huyện vẫn cần mẫn gieo ước vọng cho những mùa dâu xanh lá, những mùa kén đong đầy. Cây dâu - con tằm đã và đang đóng góp tích cực vào thành quả nông thôn mới, đồng thời mang lại sự phồn thịnh, trù phú cho những làng quê nơi đây.Nghề trồng dâu nuôi tằm được phát triển mạnh tại xã Báo Đáp từ năm 2010. Đến nay, trên địa bàn xã Báo Đáp đã hình thành Làng nghề trồng dâu nuôi tằm tại thôn Đình Xây, thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp và trên 30 tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp trồng dâu nuôi tằm; hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đồng thời được huyện, tỉnh kêu gọi đầu tư và đang triển khai xây dựng nhà máy ươm tơ trên địa bàn xã. Ông Trần Đức Tiến - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: “Tham gia trồng dâu nuôi tằm, người dân được hỗ trợ, hướng dẫn về kĩ thuật chăm sóc thâm canh cây dâu, được hỗ trợ phân bón trả chậm, hỗ trợ kinh phí mua cây giống, né tằm, xây dựng, sửa chữa nhà tằm... sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ đó góp phần mở rộng diện tích trồng dâu trên địa bàn xã lên trên 130 ha, chất lượng cây, con giống ngày càng được cải thiện. Trồng dâu nuôi tằm đã trở thành ngành chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Năm 2022, Báo Đáp tiếp tục mở rộng diện tích trồng mới 15 ha dâu”.
Đến nay, huyện Trấn Yên đã hình thành được vùng trồng dâu rộng lớn hơn 700 ha với hơn 1.500 hộ dân nuôi tằm; giá trị sản phẩm bình quân đạt từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm. Những cánh đồng dâu màu mỡ và xanh ngát ở Trấn Yên đã trải dài khắp các vùng bờ bãi ven sông Hồng, từ Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh, Hòa Cuông, sang đến Y Can, Quy Mông, nay còn được mở rộng trên cả vùng đất ngay dưới chân những chân núi, ngọn đồi, dọc bãi bờ ven suối ở các xã vùng sâu, vùng cao như Việt Hồng, Hưng Khánh, Hồng Ca. Với giá kén tằm tương đối ổn định, lại được chính quyền địa phương các cấp động viên khuyến khích, hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, nên người dân đã tích cực chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, đất gò bãi sang trồng dâu nuôi tằm.
Để người dân yên tâm gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm, huyện Trấn Yên đã mời một số công ty, doanh nghiệp liên kết với các hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện trong việc đầu tư nuôi tằm và tiêu thụ sản phẩm kén tằm thông qua các Tổ hợp tác và Hợp tác xã. Đặc biệt, việc liên kết sản xuất với các Doanh nghiệp ngày càng được quan tâm chú trọng. Hiện nay, Công ty cổ phần dâu tằm tơ Yên Bái đã hoàn thành việc thành lập doanh nghiệp, đang triển khai xây dựng nhà máy và dây truyền để thu mua sản phẩm và ươm se tơ tại xã Báo Đáp. Công ty dự kiến xây dựng một số mô hình điểm về trồng dâu nuôi tằm kiểu mẫu tại xã Hồng Ca và Y Can, trong đó Công ty hỗ trợ về kỹ thuật, giống dâu mới được chuyển từ trong Lâm Đồng ra thực hiện, lắp hệ thống tưới nước... Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn IBM Việt Nam đã thực hiện khảo sát và tìm hiểu và cam kết tham gia chuỗi liên kết xây dựng nhà máy cung cấp giống tằm, thu mua sản phẩm kén tằm, cung ứng trứng tằm nhập khẩu theo đường chính ngạch. Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Hoàng Liên Sơn cũng được lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án “Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng dâu - nuôi tằm và chế biến kén tằm”, với hạng mục cung ứng phân bón chuyên dùng cho cây dâu...
Ông Nguyễn Thành Lê - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “Mục tiêu của huyện Trấn Yên trong giai đoạn tiếp theo là tập trung rà soát quỹ đất: diện tích đất soi bãi, vườn tạp và đất đồi thấp; diện tích dâu già cỗi cần được cải tạo thay thế để trồng mới và trồng thay thế. Tập trung mở rộng diện tích các xã có quỹ đất lúa nhiều nhưng kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm như các xã: Hồng Ca, Hưng Khánh, Quy Mông, Y Can, Lương Thịnh, Hòa Cuông. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nuôi tằm, tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất, liên kết trong sản xuất. Tuyên truyền hướng dẫn thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm trên cơ sở các Tổ hợp tác, là đầu mối trung gian kết nối giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp trong liên kết sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm kén tằm. Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn các công ty, doanh nghiệp vào địa bàn và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển trồng dâu nuôi tằm. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng dâu nuôi tằm toàn huyện đạt trên 1.200 ha; sản lượng kén đạt trên 2.200 tấn, giá trị thu trên 300 tỷ đồng”.
Có thể nói, nhờ tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm đến nay, Trấn Yên đã trở thành vựa dâu tằm lớn nhất miền Bắc. Đây là minh chứng cho chủ trương đúng và trúng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân./.