CTTĐT - Những năm qua, Yên Bái đã chú trọng hoàn thiện nhiều công trình giao thông trọng điểm, qua đó, tạo sức bật để tỉnh tiếp tục phát triển trên chặng đường mới.
Cầu Bách Lẫm kết nối quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Xác định giao thông phải đi trước mở đường, và là động lực để phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Yên Bái luôn tập trung ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, trong đó đã ưu tiên lồng ghép, tận dụng các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Nhiều công trình giao thông trọng điểm được triển khai xây dựng để kết nối vùng, liên vùng với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Đó là đường Âu Cơ hiện đại - trục đường trung tâm quan trọng của tỉnh, hành lang phát triển kinh tế năng động cho cả khu vực trung du và miền núi Tây Bắc. Đó là đường nối nút giao IC 12 (đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai) với xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đó là công trình đường nối quốc lộ 32C với cao tốc Nội Bài - Lào Cai với tổng chiều dài 15,4km, được thiết kế theo quy mô xây dựng đường đô thị với 4 làn xe chạy, có dải phân cách giữa. Công trình được hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên sang phía hữu ngạn sông Hồng và là động lực thu hút đầu tư, xây dựng các khu đô thị mới, trung tâm dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trung tâm hành chính và khu công nghiệp tại các xã, phường thuộc hữu ngạn sông Hồng.
Cùng với đó là các dự án cầu Bách Lẫm và cầu Tuần Quán vượt sông Hồng, góp phần mở rộng không gian đô thị của thành phố Yên Bái sang hai bên bờ sông Hồng. Công trình cầu Cổ Phúc - cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng đã hoàn thành góp phần tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi, thuận tiện cho giao thương, đi lại của nhân dân, mở ra cơ hội lớn, tạo đà bứt phá đi lên đối với các xã thuộc diện vùng đặc biệt khó khăn phía hữu ngạn sông Hồng của Trấn Yên với trung tâm huyện.
Đến nay, toàn tỉnh có 22 tuyến đường, công trình cầu có tính kết nối vùng, liên vùng với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã và đang triển khai đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện, đồng bộ mạng lưới giao thông của tỉnh. Thêm vào đó hàng nghìn ki-lô-mét đường giao thông nông thôn được mở mới, nhựa hóa, bê tông hóa đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần hoàn thiện, nâng cao hệ thống đường giao thông nông thôn, giúp người dân đi lại thuận lợi, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm cho diện mạo quê hương Yên Bái ngày càng đổi thay, khởi sắc, vững bước cùng cả nước đi trên chặng đường đổi mới.
Đường Âu Cơ nối Trung tâm thành phố với nút giao IC12, cao tốc Nội Bài - Lào Cai với tổng chiều dài hơn 10km, gồm 4 làn xe chạy đạt tiêu chuẩn đường cấp II. Ảnh Báo Lao động
Những công trình tạo diện mạo mới
Những ngày cuối năm 2021, đầu năm 2022, hàng loạt công trình được khởi công mới tạo khí thế phấn khởi trong nhân dân. Người dân ở các huyện phía Tây của tỉnh vui mừng biết bao khi tuyến nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Nội Bài - Lào Cai được khởi công xây dựng, với chiều dài khoảng 53km, điểm đầu tại nút giao IC 14 của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận huyện Văn Yên, Yên Bái), điểm cuối giao với quốc lộ 32 tại thị trấn Liên Sơn, huyện Văn Chấn. Khi hoàn thành, tuyến đường này rút ngắn thời gian đi từ Nghĩa Lộ (Yên Bái) tới Hà Nội còn 3 giờ so với 4 giờ 30 phút như hiện nay.
Tiếp đến là Dự án Đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) có tổng mức đầu tư 1.900 tỷ đồng. Dự án đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp IV miền núi, có tổng chiều dài 69 km. Điểm đầu tuyến thuộc địa phận xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải. Điểm cuối tuyến thuộc địa phận xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên. Công trình hoàn thành sẽ kết nối thị trấn Mù Cang Chải và các xã Chế Cu Nha, Nậm Có của huyện Mù Cang Chải, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, phá thế độc đạo từ trung tâm tỉnh đi huyện Mù Cang Chải qua tuyến đường Quốc lộ 32, đáp ứng niềm mong mỏi bao đời của người dân vùng cao nơi đây; mở ra những cơ hội mới cho khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững. Đồng thời tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm quốc phòng, an ninh của khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái, vay vốn Quỹ phát triển Ả - rập Xê - út (đoạn tuyến Khánh Hòa - Văn Yên) có tổng chiều dài 29,43 km, quy mô đường cấp V với tổng mức đầu tư trên 913 tỷ đồng cũng đã được khởi công đầu năm 2022. Dự án có điểm đầu thuộc địa phận xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên và điểm cuối giao với đường An Bình - Lâm Giang tại xã An Bình, huyện Văn Yên. Tuyến đường khi hoàn thành sẽ tạo thành trục giao thông quan trọng kết nối liên vùng; nâng cao khả năng vận tải, rút ngắn thời gian đi lại trong nội bộ khu vực, giữa khu vực với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước như cửa khẩu Lào Cai, thủ đô Hà Nội; phá thế độc đạo do việc thiếu các tuyến đường ngang kết nối các tuyến đường tỉnh, Quốc lộ 70 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Tiếp nữa là dự án đường nối Quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) được đầu tư xây dựng có quy mô đường cấp IV với tổng chiều dài 43,5km kết nối từ các huyện phía Tây sang phía Đông của tỉnh. Công trình có điểm đầu tuyến tại ngã 3 giao cắt với Quốc lộ 32 thuộc địa phận xã Gia Hội, huyện Văn Chấn và điểm cuối tuyến tại ngã 3 giao cắt với đường tỉnh 166 thuộc địa phận xã Đông An, huyện Văn Yên. Công trình khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển tiềm năng về du lịch khu vực miền Tây của tỉnh Yên Bái, góp phần bảo tồn và phát huy thế mạnh tiềm năng của vùng Quế huyện Văn Yên; mở ra những cơ hội mới cho khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững của nhân dân các dân tộc thuộc xã Gia Hội huyện Văn Chấn và các xã Đông An; Xuân Tầm; Phong Dụ Hạ; Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên trong những năm tới.
Có thể khẳng định điểm nhấn trong sự phát triển của tỉnh đang được thể hiện rõ nét qua kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông. Những công trình giao thông quan trọng kết nối liên vùng đã và sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo của một tỉnh miền núi, thu hút các nhà đầu tư, đánh thức tiềm năng của tỉnh nhằm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và tỉnh phát triển hàng đầu ở vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
1472 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, Yên Bái đã chú trọng hoàn thiện nhiều công trình giao thông trọng điểm, qua đó, tạo sức bật để tỉnh tiếp tục phát triển trên chặng đường mới.Xác định giao thông phải đi trước mở đường, và là động lực để phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Yên Bái luôn tập trung ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, trong đó đã ưu tiên lồng ghép, tận dụng các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Nhiều công trình giao thông trọng điểm được triển khai xây dựng để kết nối vùng, liên vùng với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Đó là đường Âu Cơ hiện đại - trục đường trung tâm quan trọng của tỉnh, hành lang phát triển kinh tế năng động cho cả khu vực trung du và miền núi Tây Bắc. Đó là đường nối nút giao IC 12 (đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai) với xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đó là công trình đường nối quốc lộ 32C với cao tốc Nội Bài - Lào Cai với tổng chiều dài 15,4km, được thiết kế theo quy mô xây dựng đường đô thị với 4 làn xe chạy, có dải phân cách giữa. Công trình được hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên sang phía hữu ngạn sông Hồng và là động lực thu hút đầu tư, xây dựng các khu đô thị mới, trung tâm dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trung tâm hành chính và khu công nghiệp tại các xã, phường thuộc hữu ngạn sông Hồng.
Cùng với đó là các dự án cầu Bách Lẫm và cầu Tuần Quán vượt sông Hồng, góp phần mở rộng không gian đô thị của thành phố Yên Bái sang hai bên bờ sông Hồng. Công trình cầu Cổ Phúc - cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng đã hoàn thành góp phần tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi, thuận tiện cho giao thương, đi lại của nhân dân, mở ra cơ hội lớn, tạo đà bứt phá đi lên đối với các xã thuộc diện vùng đặc biệt khó khăn phía hữu ngạn sông Hồng của Trấn Yên với trung tâm huyện.
Đến nay, toàn tỉnh có 22 tuyến đường, công trình cầu có tính kết nối vùng, liên vùng với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã và đang triển khai đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện, đồng bộ mạng lưới giao thông của tỉnh. Thêm vào đó hàng nghìn ki-lô-mét đường giao thông nông thôn được mở mới, nhựa hóa, bê tông hóa đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần hoàn thiện, nâng cao hệ thống đường giao thông nông thôn, giúp người dân đi lại thuận lợi, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm cho diện mạo quê hương Yên Bái ngày càng đổi thay, khởi sắc, vững bước cùng cả nước đi trên chặng đường đổi mới.
Đường Âu Cơ nối Trung tâm thành phố với nút giao IC12, cao tốc Nội Bài - Lào Cai với tổng chiều dài hơn 10km, gồm 4 làn xe chạy đạt tiêu chuẩn đường cấp II. Ảnh Báo Lao động
Những công trình tạo diện mạo mới
Những ngày cuối năm 2021, đầu năm 2022, hàng loạt công trình được khởi công mới tạo khí thế phấn khởi trong nhân dân. Người dân ở các huyện phía Tây của tỉnh vui mừng biết bao khi tuyến nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Nội Bài - Lào Cai được khởi công xây dựng, với chiều dài khoảng 53km, điểm đầu tại nút giao IC 14 của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận huyện Văn Yên, Yên Bái), điểm cuối giao với quốc lộ 32 tại thị trấn Liên Sơn, huyện Văn Chấn. Khi hoàn thành, tuyến đường này rút ngắn thời gian đi từ Nghĩa Lộ (Yên Bái) tới Hà Nội còn 3 giờ so với 4 giờ 30 phút như hiện nay.
Tiếp đến là Dự án Đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) có tổng mức đầu tư 1.900 tỷ đồng. Dự án đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp IV miền núi, có tổng chiều dài 69 km. Điểm đầu tuyến thuộc địa phận xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải. Điểm cuối tuyến thuộc địa phận xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên. Công trình hoàn thành sẽ kết nối thị trấn Mù Cang Chải và các xã Chế Cu Nha, Nậm Có của huyện Mù Cang Chải, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, phá thế độc đạo từ trung tâm tỉnh đi huyện Mù Cang Chải qua tuyến đường Quốc lộ 32, đáp ứng niềm mong mỏi bao đời của người dân vùng cao nơi đây; mở ra những cơ hội mới cho khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững. Đồng thời tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm quốc phòng, an ninh của khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái, vay vốn Quỹ phát triển Ả - rập Xê - út (đoạn tuyến Khánh Hòa - Văn Yên) có tổng chiều dài 29,43 km, quy mô đường cấp V với tổng mức đầu tư trên 913 tỷ đồng cũng đã được khởi công đầu năm 2022. Dự án có điểm đầu thuộc địa phận xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên và điểm cuối giao với đường An Bình - Lâm Giang tại xã An Bình, huyện Văn Yên. Tuyến đường khi hoàn thành sẽ tạo thành trục giao thông quan trọng kết nối liên vùng; nâng cao khả năng vận tải, rút ngắn thời gian đi lại trong nội bộ khu vực, giữa khu vực với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước như cửa khẩu Lào Cai, thủ đô Hà Nội; phá thế độc đạo do việc thiếu các tuyến đường ngang kết nối các tuyến đường tỉnh, Quốc lộ 70 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Tiếp nữa là dự án đường nối Quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) được đầu tư xây dựng có quy mô đường cấp IV với tổng chiều dài 43,5km kết nối từ các huyện phía Tây sang phía Đông của tỉnh. Công trình có điểm đầu tuyến tại ngã 3 giao cắt với Quốc lộ 32 thuộc địa phận xã Gia Hội, huyện Văn Chấn và điểm cuối tuyến tại ngã 3 giao cắt với đường tỉnh 166 thuộc địa phận xã Đông An, huyện Văn Yên. Công trình khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển tiềm năng về du lịch khu vực miền Tây của tỉnh Yên Bái, góp phần bảo tồn và phát huy thế mạnh tiềm năng của vùng Quế huyện Văn Yên; mở ra những cơ hội mới cho khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững của nhân dân các dân tộc thuộc xã Gia Hội huyện Văn Chấn và các xã Đông An; Xuân Tầm; Phong Dụ Hạ; Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên trong những năm tới.
Có thể khẳng định điểm nhấn trong sự phát triển của tỉnh đang được thể hiện rõ nét qua kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông. Những công trình giao thông quan trọng kết nối liên vùng đã và sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo của một tỉnh miền núi, thu hút các nhà đầu tư, đánh thức tiềm năng của tỉnh nhằm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và tỉnh phát triển hàng đầu ở vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.