CTTĐT - Tại văn bản số 9157/BYT-VPB1 ngày 27/10/2021, Bộ Y tế trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên bái về việc tiếp tục có cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực thỏa đáng cho công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất vắc xin và thuốc điều trị bệnh nhân mắc Covid-19.
Ảnh minh họa
Nội dung kiến nghị cụ thể như sau:
Cử tri kiến nghị tiếp tục có cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực thỏa đáng cho công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất vắc xin và thuốc điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 trong nước để Việt Nam sớm có thể chủ động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ trả lời tại văn bản số 9157/BYT-VPB1 ngày 27/10/2021 như sau:
1. Về cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực thỏa đáng cho công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất văc xin:
(1) Sử dụng ngân sách Nhà nước, Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 Việt Nam (sau đây viết tắt là Quỹ vắc xin) và các nguồn hợp pháp để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, bao gồm cả việc mua bảo hiểm cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng, thực hiện thử nghiệm lâm sàng ở nước ngoài và chấp nhận rủi ro đối với phần kinh phí mà ngân sách Nhà nước, Quỹ vắc xin đã hỗ trợ nếu nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin không thành công.
Áp dụng mức và thời hạn ưu đãi đặc biệt theo quy định pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai; thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư cần thiết về hệ thống kết cấu hạ tầng, tín dụng, khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ đối với các dự án nghiên cứu, sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin. Có cơ chế, chính sách để tập hợp, thu hút các nhà khoa học; động viên, khen thưởng phù hợp, kịp thời để các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia, đóng góp cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin.
(2) Bộ Y tế đã quan tâm đẩy mạnh cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống dịch và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: Việt Nam là 1 trong 4 nước đầu tiên trên thế giới phân lập được vi rút; nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, một số trang thiết bị y tế; đảm bảo được trang thiết bị phòng hộ phòng, chống dịch Covid-19... Về nghiên cứu, sản xuất vắc xin, hiện nay có 02 vắc xin đang nghiên cứu để sản xuất trong nước (Nanocovax, Covivax) và phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin từ các nước như Anh, Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Cu Ba.... Các vắc xin sản xuất trong nước (bao gồm cả vắc xin gia công, chuyển giao công nghệ) chưa có đủ dữ liệu lâm sàng và chưa đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin theo quy định. Riêng vắc xin Nanocovax, Bộ Y tế đã triển khai tham vấn các tổ chức trong và ngoài nước, xây dựng hướng dẫn đánh giá kết quả giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin phòng Covid-19 sản xuất trong nước, làm việc với Hôi đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia và Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc để có căn cứ xem xét và cấp phép lưu hành. Tập đoàn VinGroup đã đàm phán với Nhà sản xuất Hoa Kỳ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 từ tinh chất mRNA. Công ty TNHH MTV vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin Sputnik-V.
Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Bộ Ngoại giao bám sát, đôn đốc các nhà sản xuất, cung ứng, nhất là đối với các hợp đồng đã được ký kết để đẩy nhanh tiến độ bàn giao vắc xin về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất; hỗ trợ tích cực công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước để sớm chủ động nguồn vắc xin; thông qua đó tăng lượng vắc xin sẵn có, tạo điều kiện cho mọi người dân được tiêm chủng đầy đủ để kiểm soát tốt dịch bệnh. Tiếp tục trao đổi, đàm phán để tiếp cận các nguồn văc xin Covid-19 tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi để bảo đảm sự miễn dịch trong cộng đồng.
2. Về tổ chức sản xuất thuốc điều trị bệnh nhân mắc Covid-19
(1) Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Bộ Y tế đã chủ động đưa ra các hướng dẫn điều trị và triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn cung cho các thuốc điều trị Covid-19. Do vậy nhu cầu về thuốc điều trị đã đáp ứng đủ và kịp thời trong cả 4 giai đoạn dịch bệnh vừa qua.
(2) Thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ, Bộ Y tế đã tập trung nguồn lực, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, qua đó rút ngắn thời gian cấp đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu thuốc điều trị Covid-19.
(3) Bộ Y tế đã chỉ đạo, thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc sản xuất thuốc điều trị Covid-19 tại Việt Nam (đến nay Viện Hóa sinh biển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổng hợp được hoạt chất Molnupiravir quy mô pilot, đang tiếp tục nghiên cứu sản xuất với quy mô lớn hơn); tăng cường trao đổi hợp tác, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc điều trị Covid-19 với một số quốc gia... góp phần đảm bảo nguồn cung thuốc điều trị cho chống dịch.
(4) Thời gian gần đây, có một số liệu pháp mới, hiệu qủa vượt trội trong điều trị bệnh nhân Covid-19 như sử dụng các thuốc kháng virus (Remdesivir, Favipiravir, Molnupiravir), các kháng thể đơn dòng. Bộ Y tế đã tiếp cận để nhập khẩu thành phẩm, nhập khẩu nguyên liệu để nghiên cứu và sản xuất, kịp thời phục vụ điều trị.
(5) Giải pháp tiếp tục triển khai trong thời gian tới
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dược để tạo cơ chế pháp lý thuận lợi cho việc nhập khẩu, sản xuất thuốc, vắc xin;
- Làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam về việc nhượng quyền tự nguyện để sản xuất thuốc Molnupiravir tại Việt Nam; chủ động hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu, các nhà sản xuất trong nước triển khai nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc điều trị Covid-19.
- Xây dựng các mức dự trù sử dụng, trong đó chấp thuận mua thuốc với số lượng đáp ứng nhu cầu cho kịch bản dịch có diễn tiến xấu vì khả năng dư thừa thuốc khi dịch được kiểm soát tốt.
- Tăng cường thúc đẩy việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc điều trị Covid-19 và các vắc-xin dự phòng Covid-19; Ưu tiên xử lý, thẩm định nhanh các hồ sơ đăng ký thuốc điều trị Covid-19.
1160 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại văn bản số 9157/BYT-VPB1 ngày 27/10/2021, Bộ Y tế trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên bái về việc tiếp tục có cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực thỏa đáng cho công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất vắc xin và thuốc điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Nội dung kiến nghị cụ thể như sau:
Cử tri kiến nghị tiếp tục có cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực thỏa đáng cho công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất vắc xin và thuốc điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 trong nước để Việt Nam sớm có thể chủ động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ trả lời tại văn bản số 9157/BYT-VPB1 ngày 27/10/2021 như sau:
1. Về cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực thỏa đáng cho công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất văc xin:
(1) Sử dụng ngân sách Nhà nước, Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 Việt Nam (sau đây viết tắt là Quỹ vắc xin) và các nguồn hợp pháp để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, bao gồm cả việc mua bảo hiểm cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng, thực hiện thử nghiệm lâm sàng ở nước ngoài và chấp nhận rủi ro đối với phần kinh phí mà ngân sách Nhà nước, Quỹ vắc xin đã hỗ trợ nếu nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin không thành công.
Áp dụng mức và thời hạn ưu đãi đặc biệt theo quy định pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai; thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư cần thiết về hệ thống kết cấu hạ tầng, tín dụng, khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ đối với các dự án nghiên cứu, sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin. Có cơ chế, chính sách để tập hợp, thu hút các nhà khoa học; động viên, khen thưởng phù hợp, kịp thời để các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia, đóng góp cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin.
(2) Bộ Y tế đã quan tâm đẩy mạnh cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống dịch và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: Việt Nam là 1 trong 4 nước đầu tiên trên thế giới phân lập được vi rút; nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, một số trang thiết bị y tế; đảm bảo được trang thiết bị phòng hộ phòng, chống dịch Covid-19... Về nghiên cứu, sản xuất vắc xin, hiện nay có 02 vắc xin đang nghiên cứu để sản xuất trong nước (Nanocovax, Covivax) và phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin từ các nước như Anh, Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Cu Ba.... Các vắc xin sản xuất trong nước (bao gồm cả vắc xin gia công, chuyển giao công nghệ) chưa có đủ dữ liệu lâm sàng và chưa đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin theo quy định. Riêng vắc xin Nanocovax, Bộ Y tế đã triển khai tham vấn các tổ chức trong và ngoài nước, xây dựng hướng dẫn đánh giá kết quả giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin phòng Covid-19 sản xuất trong nước, làm việc với Hôi đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia và Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc để có căn cứ xem xét và cấp phép lưu hành. Tập đoàn VinGroup đã đàm phán với Nhà sản xuất Hoa Kỳ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 từ tinh chất mRNA. Công ty TNHH MTV vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin Sputnik-V.
Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Bộ Ngoại giao bám sát, đôn đốc các nhà sản xuất, cung ứng, nhất là đối với các hợp đồng đã được ký kết để đẩy nhanh tiến độ bàn giao vắc xin về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất; hỗ trợ tích cực công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước để sớm chủ động nguồn vắc xin; thông qua đó tăng lượng vắc xin sẵn có, tạo điều kiện cho mọi người dân được tiêm chủng đầy đủ để kiểm soát tốt dịch bệnh. Tiếp tục trao đổi, đàm phán để tiếp cận các nguồn văc xin Covid-19 tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi để bảo đảm sự miễn dịch trong cộng đồng.
2. Về tổ chức sản xuất thuốc điều trị bệnh nhân mắc Covid-19
(1) Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Bộ Y tế đã chủ động đưa ra các hướng dẫn điều trị và triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn cung cho các thuốc điều trị Covid-19. Do vậy nhu cầu về thuốc điều trị đã đáp ứng đủ và kịp thời trong cả 4 giai đoạn dịch bệnh vừa qua.
(2) Thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ, Bộ Y tế đã tập trung nguồn lực, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, qua đó rút ngắn thời gian cấp đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu thuốc điều trị Covid-19.
(3) Bộ Y tế đã chỉ đạo, thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc sản xuất thuốc điều trị Covid-19 tại Việt Nam (đến nay Viện Hóa sinh biển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổng hợp được hoạt chất Molnupiravir quy mô pilot, đang tiếp tục nghiên cứu sản xuất với quy mô lớn hơn); tăng cường trao đổi hợp tác, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc điều trị Covid-19 với một số quốc gia... góp phần đảm bảo nguồn cung thuốc điều trị cho chống dịch.
(4) Thời gian gần đây, có một số liệu pháp mới, hiệu qủa vượt trội trong điều trị bệnh nhân Covid-19 như sử dụng các thuốc kháng virus (Remdesivir, Favipiravir, Molnupiravir), các kháng thể đơn dòng. Bộ Y tế đã tiếp cận để nhập khẩu thành phẩm, nhập khẩu nguyên liệu để nghiên cứu và sản xuất, kịp thời phục vụ điều trị.
(5) Giải pháp tiếp tục triển khai trong thời gian tới
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dược để tạo cơ chế pháp lý thuận lợi cho việc nhập khẩu, sản xuất thuốc, vắc xin;
- Làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam về việc nhượng quyền tự nguyện để sản xuất thuốc Molnupiravir tại Việt Nam; chủ động hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu, các nhà sản xuất trong nước triển khai nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc điều trị Covid-19.
- Xây dựng các mức dự trù sử dụng, trong đó chấp thuận mua thuốc với số lượng đáp ứng nhu cầu cho kịch bản dịch có diễn tiến xấu vì khả năng dư thừa thuốc khi dịch được kiểm soát tốt.
- Tăng cường thúc đẩy việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc điều trị Covid-19 và các vắc-xin dự phòng Covid-19; Ưu tiên xử lý, thẩm định nhanh các hồ sơ đăng ký thuốc điều trị Covid-19.