CTTĐT - Chiều 6/1, trong phiên thảo luận tại Hội trường, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận đã tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Hội trường
Nội dung ý kiến như sau:
Trước hết, tôi cơ bản thống nhất với dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) do Chính phủ trình Quốc hội. Tôi nhận thấy cơ quan soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các chuyên gia để hoàn chỉnh dự án luật, đảm bảo đủ điều kiện xem xét, thông qua tại kỳ họp này. Tôi xin tham gia thêm một số nội dung sau:
Thứ nhất, về chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh: Tôi thể hiện sự đồng tình rất cao việc ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước đầu tư cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Qua giám sát cho thấy, hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế tại các khu vực này đã bị hỏng hóc, xuống cấp, lạc hậu, thiếu đồng bộ, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, trong khi đó nguồn lực đầu tư của các địa phương rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư để nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hoặc mua sắm mới cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này. Do vậy, tôi đề nghị sau khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua, Chính phủ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cân đối, bố trí nguồn lực để từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các khu vực này; có cơ chế, chính sách hợp lý trong việc tuyển dụng, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên của các cơ sở y tế để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.
Thứ hai, về Giấy phép hành nghề: Trong dự thảo Luật quy định: Giấy phép hành nghề có thời hạn là 5 năm, hết thời hạn 5 năm thì phải gia hạn. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ sự cần thiết phải quy định cấp giấy phép hành nghề có thời hạn. Hiện nay, cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế. Mặt khác, tại Điều 22 của dự án Luật này cũng yêu cầu cán bộ y tế có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi ngành, nghề. Do vậy, tôi cho rằng việc đánh giá lại năng lực và cấp lại chứng chỉ hành nghề là không cần thiết, tăng thêm thủ tục hành chính, gây tốn kém, phiền hà, khó khăn cho cán bộ y tế các cấp, đặc biệt là đối với cán bộ y tế đang công tác tại các địa bàn vùng núi cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thứ ba, về quy định tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Sau khi nghiên cứu, tôi thống nhất lựa chọn phương án 2: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên được quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không vượt quá giá tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, trừ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hình thành từ hoạt động hợp tác theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 6 và khoản 7 Điều 110”. Tôi cho rằng quy định như vậy sẽ huy động được nhiều nguồn lực tham gia vào hoạt động hợp tác công tư, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo động lực cho phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân như: phát triển kỹ thuật cao, các dịch vụ theo yêu cầu…
Thứ tư, về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: Sau khi nghiên cứu, tôi thống nhất lựa chọn phương án 2, tôi cho rằng với phương án này, yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được phản ánh đầy đủ hơn, tạo quyền tự chủ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhiều hơn trong việc định giá dịch vụ và điều chỉnh kịp thời giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi có sự thay đổi về yếu tố hình thành giá dịch vụ, thuận tiện khi triển khai các hoạt động hợp tác, xã hội hóa và khám chữa bệnh theo yêu cầu.
3958 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 6/1, trong phiên thảo luận tại Hội trường, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận đã tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).Nội dung ý kiến như sau:
Trước hết, tôi cơ bản thống nhất với dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) do Chính phủ trình Quốc hội. Tôi nhận thấy cơ quan soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các chuyên gia để hoàn chỉnh dự án luật, đảm bảo đủ điều kiện xem xét, thông qua tại kỳ họp này. Tôi xin tham gia thêm một số nội dung sau:
Thứ nhất, về chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh: Tôi thể hiện sự đồng tình rất cao việc ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước đầu tư cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Qua giám sát cho thấy, hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế tại các khu vực này đã bị hỏng hóc, xuống cấp, lạc hậu, thiếu đồng bộ, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, trong khi đó nguồn lực đầu tư của các địa phương rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư để nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hoặc mua sắm mới cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này. Do vậy, tôi đề nghị sau khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua, Chính phủ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cân đối, bố trí nguồn lực để từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các khu vực này; có cơ chế, chính sách hợp lý trong việc tuyển dụng, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên của các cơ sở y tế để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.
Thứ hai, về Giấy phép hành nghề: Trong dự thảo Luật quy định: Giấy phép hành nghề có thời hạn là 5 năm, hết thời hạn 5 năm thì phải gia hạn. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ sự cần thiết phải quy định cấp giấy phép hành nghề có thời hạn. Hiện nay, cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế. Mặt khác, tại Điều 22 của dự án Luật này cũng yêu cầu cán bộ y tế có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi ngành, nghề. Do vậy, tôi cho rằng việc đánh giá lại năng lực và cấp lại chứng chỉ hành nghề là không cần thiết, tăng thêm thủ tục hành chính, gây tốn kém, phiền hà, khó khăn cho cán bộ y tế các cấp, đặc biệt là đối với cán bộ y tế đang công tác tại các địa bàn vùng núi cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thứ ba, về quy định tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Sau khi nghiên cứu, tôi thống nhất lựa chọn phương án 2: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên được quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không vượt quá giá tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, trừ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hình thành từ hoạt động hợp tác theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 6 và khoản 7 Điều 110”. Tôi cho rằng quy định như vậy sẽ huy động được nhiều nguồn lực tham gia vào hoạt động hợp tác công tư, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo động lực cho phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân như: phát triển kỹ thuật cao, các dịch vụ theo yêu cầu…
Thứ tư, về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: Sau khi nghiên cứu, tôi thống nhất lựa chọn phương án 2, tôi cho rằng với phương án này, yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được phản ánh đầy đủ hơn, tạo quyền tự chủ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhiều hơn trong việc định giá dịch vụ và điều chỉnh kịp thời giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi có sự thay đổi về yếu tố hình thành giá dịch vụ, thuận tiện khi triển khai các hoạt động hợp tác, xã hội hóa và khám chữa bệnh theo yêu cầu.