CTTĐT - Xác định công tác dân vận là một nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân, trong những năm qua, cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và lực lượng vũ trang huyện Trấn Yên đã thường xuyên kiện toàn bộ máy, phát huy vai trò của cán bộ tuyến cơ sở, người có uy tín, nỗ lực đổi mới các phương thức tuyên truyền, vận động, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, từ đó đã góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Lãnh đạo xã Kiên Thành trực tiếp thu hoạch măng tre Bát Độ cho các đại biểu huyện bạn thăm quan
Trong một buổi sinh hoạt với người dân tổ dân phố số 7, thị trấn Cổ Phúc, đồng chí Trần Đông - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện Trấn Yên đã hỏi về sự quyết tâm xây dựng tổ dân phố số 7 đạt tổ dân phố văn minh vào cuối năm 2023 hay không. Những người dân có mặt đều đồng thanh hô to hai tiếng “quyết tâm”, thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm xây dựng thành công tổ dân phố số 7, thị trấn Cổ Phúc đạt tổ dân phố văn minh. Theo đó, 9 tiêu chí xây dựng tổ dân phố văn minh như: Quản lý đô thị, nhà ở dân cư, giao thông, môi trường, an ninh trật tự (ANTT), văn hóa thể thao - thông tin truyền thông, việc làm – thu nhập bình quân – hộ nghèo; y tế giáo dục; hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền; phát triển chính quyền điện tử… đã được đề xuất và đưa ra các phương án thực hiện. Nhân dân trong tổ tích cực bàn bạc, thống nhất, công khai, minh bạch trong triển khai thực hiện các tiêu chí để vừa hoàn thành mục tiêu, vừa nhận được sự đồng thuận cao nhất từ người dân.
Bà Nguyễn Thị Thủy - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận tổ dân phố 7 thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên chia sẻ: "Khâu khó khăn nhất của tổ để đạt chuẩn văn minh đó là còn một hộ nghèo duy nhất là hộ ông Cù Văn Phú. Ấy vậy mà nhờ làm dân vận tốt, ông Phú được sự giúp đỡ, khuyên góp ủng hộ của gia đình và bà con trong tổ đã tình nguyện dỡ bỏ mái lợp proximang, tường rào, cây cối và xây dựng nhà ở mới kiên cố, sạch đẹp để ủng hộ cho thi công tuyến đường vào hồ Đầm Vối. Người dân trong tổ đã chủ động, tích cực đóng góp 146 triệu làm đường bê tông, Nhà nước hỗ trợ xi măng hoàn thành đoạn đường bê tông dài 390m, rộng 3,5m đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân tự nhiều năm nay. Tổ cũng vận động 7 hộ dân hiến 200m2 đất, vận động 8 hộ dân tự giác giải phóng hàng lang tạo điều kiện cho Dự án thi công nâng cấp đường Đầm Vối đảm bảo tiến độ và đi vào sử dụng hiệu quả. Có được kết quả đó là nhờ sự nêu gương mẫu mực của Đảng viên và sự sẵn lòng noi theo của quần chúng nhân dân".
Hộ ông Cù Văn Phú tự nguyện giải phóng mặt bằng phục vụ công trình mở rộng đường Đầm Vối
Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị, Đảng bộ xã huyện Trấn Yên thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận theo hướng linh hoạt phù hợp gắn với việc làm theo Bác. Triển khai có hiệu quả về các chính sách dân tộc, Nghị quyết, Đề án của Trung ương, tỉnh theo quan điểm “Dân là gốc”; tăng cường đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân để lắng nghe ý kiến, kịp thời giải quyết kiến nghị chính đáng của Nhân dân. Đồng chí Trần Đông - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện Trấn Yên cho biết: Thông qua Kế hoạch tổ chức “Ngày Chính quyền cùng dân và doanh nghiệp” hằng tháng, UBND huyện huy động tất cả các phòng, ban, cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện quản lý trực tiếp tham gia các hoạt động trong Chương trình “Ngày Chính quyền cùng dân và doanh nghiệp” như: làm việc tháo gỡ khó khăn với xã trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; khó khăn trong thi công giải phóng mặt bằng; khó khăn trong thu ngân sách…Đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, vận động tuyên truyền nhân dân cài đặt và sử dụng ứng dụng YênBái-S để thuận tiện trong giao dịch, cập nhật tin tức trong cuộc sống hằng ngày. Đồng thời, cũng qua các Chương trình “Ngày Chính quyền cùng dân và doanh nghiệp”, người trực tiếp đứng đầu các phòng, nan, cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện cũng nắm bắt được tình hình trong nhân dân, tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ sở, kịp thời đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn trong khâu triển khai thực hiện. Có như vậy, công tác điều hành và triển khai thực hiện nhiệm vụ của UBND huyện mới trôi chảy.
Có thể thấy “Dân vận khéo” là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong việc “xây dựng đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ở huyện Trấn Yên nên thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình văn hoá, đồng thời chung tay đóng góp, xây dựng các công trình đã được hệ thống dân vận từ huyện tới cơ sở phát huy hiệu quả, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân.
Từ đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ XXII đến nay, toàn huyện đã tổ chức được 520 buổi ngày cuối tuần cùng dân với gần 42.500 lượt cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang, người dân tham gia như: Trồng mới, chăm sóc, vệ sinh trên 450 km đường hoa, xây dựng 220 km đường điện chiếu sáng nông thôn, chỉnh trang 208 nhà văn hóa thôn, đào đắp, sửa chữa trên 70 km kênh mương, rãnh thoát nước, đắp lề đường; hỗ trợ hàng nghìn công lao động giúp hộ nghèo làm nhà, sửa chữa nhà ở, hướng dẫn thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác; giúp nhân dân duy trì và tiếp tục nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu… Chị Vũ Thị Tươi, thôn 10, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên phấn khởi cho biết: "Tôi thấy trên địa bàn của thôn tôi đang sống, môi trường cảnh quan rất đẹp, nhiều nhà đã không còn vứt rác ở ngoài đường nữa, hệ thống nước thải đã được xử lý vì có rãnh thoát nước ở hai bên đường, chúng tôi cảm thấy rất hài lòng".
Công tác dân vận của huyện vẫn luôn được coi trọng và thực hiện hiệu quả tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiêu biểu trong đó phải kể đến công tác dân vận tại xã Hồng Ca, địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 88%, trong đó hơn 30% là đồng bào dân tộc Mông. Đây cũng là xã có tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện cao nhất huyện Trấn Yên, trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu, chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, không cam chịu đói nghèo, bằng nội lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đặc biệt là công tác dân vận nên đến nay xã Hồng Ca, đã chuyển mình, trở thành điểm sáng trong giảm nghèo của toàn tỉnh. Giảm nghèo hiệu quả thì an sinh xã hội sẽ ổn định. Hồng Ca đã duy trì 11/13 thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 86,8%; Tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh truyền hình đạt 99,8%; có 158 lao động được tạo việc làm mới; số lượt khách du lịch đến thăm xã với 600 lượt, doanh thu 420 triệu đồng.
Đồng chí Phạm Xuân Toàn - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên cho biết: “Có được những kết quả đáng mừng như ngày hôm nay chính là nhờ một phần rất lớn vào công tác dân vận. Công tác này luôn được xã gắn với việc làm theo Bác, thông qua việc giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, đẩy mạnh hoạt động ủy thác để người dân có vốn sản xuất, kinh doanh; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Tuyên truyền bà con không tin, không nghe luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, không theo đạo trái pháp luật; tích cực giữ gìn an ninh trật tự, thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; kiên quyết xử lý các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân”.
Lãnh đạo Ban Dân vận Huyện ủy Trấn Yên cùng người dân thả ốc nhồi giống tại ao nuôi
Hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy Trấn Yên cũng đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ đạo Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể huyện làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, ngăn ngừa các trường hợp có dấu hiệu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, trọng điểm tại xã Hồng Ca, xã Kiên Thành nơi có đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Theo đó, đã thành lập 2 câu lạc bộ tiền hôn nhân tại 04 thôn đồng bào người Mông xã Hồng Ca với 60 thành viên (từ 15-24 tuổi); xây dựng 5 cụm pa nô truyền thông, tổ chức 9 buổi truyền thông bằng hình thức sân khấu hóa và 16 buổi tuyên truyền lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật gắn với nội dung phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ 3 trở lên và xuất nhập cảnh trái phép, đồng thời kết hợp khám, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thu hút được 3.350 người tham gia, cấp phát 2.500 tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ 3 trở lên và lợi ích của việc tham gia Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện, công tác an sinh xã hội; cấp phát thuốc miễn phí cho trên 1.020 người dân.
Ngoài ra, Trấn Yên còn chú trọng phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong thực hiện các phong trào thi đua, trở thành cầu nối giữa Đảng với Nhân dân. Xây dựng đội ngũ làm công tác dân vận, đảm bảo tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong các cấp ủy, tổ chức đảng, MTTQ và các đoàn thể; phân công cán bộ phụ trách, theo dõi làm tốt công tác tham mưu về công tác dân vận. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai đúng theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, nhất là trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng Đảng bộ, chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh, không có điểm nóng, vụ việc phức tạp xảy ra.
Đến nay, toàn huyện có tổng số 400 mô hình dân vận khéo đăng ký năm 2023: trong đó tiếp tục duy trì 250 mô hình, xây dựng mới 150 mô hình. Theo đó, lĩnh vực kinh tế có 123 mô hình; lĩnh vực văn hóa - xã hội có 133 mô hình; lĩnh vực quốc phòng - an ninh có 65 mô hình và 79 mô hình dân vận khéo trong xây dựng hệ thống chính trị. Tiêu biểu như: Mô hình sản xuất, chế biến quế hữu cơ theo chuỗi giá trị sản phẩm cùa HTX Quế Hồi Việt Nam; mô hình khéo trong tổ chức các hoạt động chương trình "Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp"; mô hình triển khai sử dụng ứng dụng nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử” tỉnh Yên Bái; mô hình Chi bộ tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng thôn hạnh phúc…
Đồng chí Nguyễn Cảnh Hiếu - Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Trấn Yên khẳng định: Từ việc khắc ghi lời Bác dạy “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” vận dụng vào trong công tác dân vận tại huyện Trấn Yên đã góp phần giúp người dân chủ động, nâng cao nhận thức, đổi mới phương thức sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng thôn bản, xóm làng ngày một phát triển, hướng tới hoàn thành thắng lợi mục tiêu xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn huyện Nông thôn mới nâng cao vào năm 2024. Đồng thời, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra./.
2015 lượt xem
CTV: Nguyễn Thư - Trung Tâm TT&VH Trấn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định công tác dân vận là một nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân, trong những năm qua, cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và lực lượng vũ trang huyện Trấn Yên đã thường xuyên kiện toàn bộ máy, phát huy vai trò của cán bộ tuyến cơ sở, người có uy tín, nỗ lực đổi mới các phương thức tuyên truyền, vận động, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, từ đó đã góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.Trong một buổi sinh hoạt với người dân tổ dân phố số 7, thị trấn Cổ Phúc, đồng chí Trần Đông - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện Trấn Yên đã hỏi về sự quyết tâm xây dựng tổ dân phố số 7 đạt tổ dân phố văn minh vào cuối năm 2023 hay không. Những người dân có mặt đều đồng thanh hô to hai tiếng “quyết tâm”, thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm xây dựng thành công tổ dân phố số 7, thị trấn Cổ Phúc đạt tổ dân phố văn minh. Theo đó, 9 tiêu chí xây dựng tổ dân phố văn minh như: Quản lý đô thị, nhà ở dân cư, giao thông, môi trường, an ninh trật tự (ANTT), văn hóa thể thao - thông tin truyền thông, việc làm – thu nhập bình quân – hộ nghèo; y tế giáo dục; hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền; phát triển chính quyền điện tử… đã được đề xuất và đưa ra các phương án thực hiện. Nhân dân trong tổ tích cực bàn bạc, thống nhất, công khai, minh bạch trong triển khai thực hiện các tiêu chí để vừa hoàn thành mục tiêu, vừa nhận được sự đồng thuận cao nhất từ người dân.
Bà Nguyễn Thị Thủy - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận tổ dân phố 7 thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên chia sẻ: "Khâu khó khăn nhất của tổ để đạt chuẩn văn minh đó là còn một hộ nghèo duy nhất là hộ ông Cù Văn Phú. Ấy vậy mà nhờ làm dân vận tốt, ông Phú được sự giúp đỡ, khuyên góp ủng hộ của gia đình và bà con trong tổ đã tình nguyện dỡ bỏ mái lợp proximang, tường rào, cây cối và xây dựng nhà ở mới kiên cố, sạch đẹp để ủng hộ cho thi công tuyến đường vào hồ Đầm Vối. Người dân trong tổ đã chủ động, tích cực đóng góp 146 triệu làm đường bê tông, Nhà nước hỗ trợ xi măng hoàn thành đoạn đường bê tông dài 390m, rộng 3,5m đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân tự nhiều năm nay. Tổ cũng vận động 7 hộ dân hiến 200m2 đất, vận động 8 hộ dân tự giác giải phóng hàng lang tạo điều kiện cho Dự án thi công nâng cấp đường Đầm Vối đảm bảo tiến độ và đi vào sử dụng hiệu quả. Có được kết quả đó là nhờ sự nêu gương mẫu mực của Đảng viên và sự sẵn lòng noi theo của quần chúng nhân dân".
Hộ ông Cù Văn Phú tự nguyện giải phóng mặt bằng phục vụ công trình mở rộng đường Đầm Vối
Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị, Đảng bộ xã huyện Trấn Yên thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận theo hướng linh hoạt phù hợp gắn với việc làm theo Bác. Triển khai có hiệu quả về các chính sách dân tộc, Nghị quyết, Đề án của Trung ương, tỉnh theo quan điểm “Dân là gốc”; tăng cường đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân để lắng nghe ý kiến, kịp thời giải quyết kiến nghị chính đáng của Nhân dân. Đồng chí Trần Đông - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện Trấn Yên cho biết: Thông qua Kế hoạch tổ chức “Ngày Chính quyền cùng dân và doanh nghiệp” hằng tháng, UBND huyện huy động tất cả các phòng, ban, cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện quản lý trực tiếp tham gia các hoạt động trong Chương trình “Ngày Chính quyền cùng dân và doanh nghiệp” như: làm việc tháo gỡ khó khăn với xã trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; khó khăn trong thi công giải phóng mặt bằng; khó khăn trong thu ngân sách…Đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, vận động tuyên truyền nhân dân cài đặt và sử dụng ứng dụng YênBái-S để thuận tiện trong giao dịch, cập nhật tin tức trong cuộc sống hằng ngày. Đồng thời, cũng qua các Chương trình “Ngày Chính quyền cùng dân và doanh nghiệp”, người trực tiếp đứng đầu các phòng, nan, cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện cũng nắm bắt được tình hình trong nhân dân, tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ sở, kịp thời đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn trong khâu triển khai thực hiện. Có như vậy, công tác điều hành và triển khai thực hiện nhiệm vụ của UBND huyện mới trôi chảy.
Có thể thấy “Dân vận khéo” là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong việc “xây dựng đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ở huyện Trấn Yên nên thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình văn hoá, đồng thời chung tay đóng góp, xây dựng các công trình đã được hệ thống dân vận từ huyện tới cơ sở phát huy hiệu quả, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân.
Từ đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ XXII đến nay, toàn huyện đã tổ chức được 520 buổi ngày cuối tuần cùng dân với gần 42.500 lượt cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang, người dân tham gia như: Trồng mới, chăm sóc, vệ sinh trên 450 km đường hoa, xây dựng 220 km đường điện chiếu sáng nông thôn, chỉnh trang 208 nhà văn hóa thôn, đào đắp, sửa chữa trên 70 km kênh mương, rãnh thoát nước, đắp lề đường; hỗ trợ hàng nghìn công lao động giúp hộ nghèo làm nhà, sửa chữa nhà ở, hướng dẫn thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác; giúp nhân dân duy trì và tiếp tục nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu… Chị Vũ Thị Tươi, thôn 10, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên phấn khởi cho biết: "Tôi thấy trên địa bàn của thôn tôi đang sống, môi trường cảnh quan rất đẹp, nhiều nhà đã không còn vứt rác ở ngoài đường nữa, hệ thống nước thải đã được xử lý vì có rãnh thoát nước ở hai bên đường, chúng tôi cảm thấy rất hài lòng".
Công tác dân vận của huyện vẫn luôn được coi trọng và thực hiện hiệu quả tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiêu biểu trong đó phải kể đến công tác dân vận tại xã Hồng Ca, địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 88%, trong đó hơn 30% là đồng bào dân tộc Mông. Đây cũng là xã có tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện cao nhất huyện Trấn Yên, trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu, chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, không cam chịu đói nghèo, bằng nội lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đặc biệt là công tác dân vận nên đến nay xã Hồng Ca, đã chuyển mình, trở thành điểm sáng trong giảm nghèo của toàn tỉnh. Giảm nghèo hiệu quả thì an sinh xã hội sẽ ổn định. Hồng Ca đã duy trì 11/13 thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 86,8%; Tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh truyền hình đạt 99,8%; có 158 lao động được tạo việc làm mới; số lượt khách du lịch đến thăm xã với 600 lượt, doanh thu 420 triệu đồng.
Đồng chí Phạm Xuân Toàn - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên cho biết: “Có được những kết quả đáng mừng như ngày hôm nay chính là nhờ một phần rất lớn vào công tác dân vận. Công tác này luôn được xã gắn với việc làm theo Bác, thông qua việc giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, đẩy mạnh hoạt động ủy thác để người dân có vốn sản xuất, kinh doanh; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Tuyên truyền bà con không tin, không nghe luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, không theo đạo trái pháp luật; tích cực giữ gìn an ninh trật tự, thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; kiên quyết xử lý các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân”.
Lãnh đạo Ban Dân vận Huyện ủy Trấn Yên cùng người dân thả ốc nhồi giống tại ao nuôi
Hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy Trấn Yên cũng đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ đạo Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể huyện làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, ngăn ngừa các trường hợp có dấu hiệu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, trọng điểm tại xã Hồng Ca, xã Kiên Thành nơi có đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Theo đó, đã thành lập 2 câu lạc bộ tiền hôn nhân tại 04 thôn đồng bào người Mông xã Hồng Ca với 60 thành viên (từ 15-24 tuổi); xây dựng 5 cụm pa nô truyền thông, tổ chức 9 buổi truyền thông bằng hình thức sân khấu hóa và 16 buổi tuyên truyền lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật gắn với nội dung phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ 3 trở lên và xuất nhập cảnh trái phép, đồng thời kết hợp khám, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thu hút được 3.350 người tham gia, cấp phát 2.500 tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ 3 trở lên và lợi ích của việc tham gia Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện, công tác an sinh xã hội; cấp phát thuốc miễn phí cho trên 1.020 người dân.
Ngoài ra, Trấn Yên còn chú trọng phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong thực hiện các phong trào thi đua, trở thành cầu nối giữa Đảng với Nhân dân. Xây dựng đội ngũ làm công tác dân vận, đảm bảo tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong các cấp ủy, tổ chức đảng, MTTQ và các đoàn thể; phân công cán bộ phụ trách, theo dõi làm tốt công tác tham mưu về công tác dân vận. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai đúng theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, nhất là trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng Đảng bộ, chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh, không có điểm nóng, vụ việc phức tạp xảy ra.
Đến nay, toàn huyện có tổng số 400 mô hình dân vận khéo đăng ký năm 2023: trong đó tiếp tục duy trì 250 mô hình, xây dựng mới 150 mô hình. Theo đó, lĩnh vực kinh tế có 123 mô hình; lĩnh vực văn hóa - xã hội có 133 mô hình; lĩnh vực quốc phòng - an ninh có 65 mô hình và 79 mô hình dân vận khéo trong xây dựng hệ thống chính trị. Tiêu biểu như: Mô hình sản xuất, chế biến quế hữu cơ theo chuỗi giá trị sản phẩm cùa HTX Quế Hồi Việt Nam; mô hình khéo trong tổ chức các hoạt động chương trình "Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp"; mô hình triển khai sử dụng ứng dụng nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử” tỉnh Yên Bái; mô hình Chi bộ tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng thôn hạnh phúc…
Đồng chí Nguyễn Cảnh Hiếu - Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Trấn Yên khẳng định: Từ việc khắc ghi lời Bác dạy “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” vận dụng vào trong công tác dân vận tại huyện Trấn Yên đã góp phần giúp người dân chủ động, nâng cao nhận thức, đổi mới phương thức sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng thôn bản, xóm làng ngày một phát triển, hướng tới hoàn thành thắng lợi mục tiêu xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn huyện Nông thôn mới nâng cao vào năm 2024. Đồng thời, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra./.