CTTĐT - Nhằm góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của địa phương, ngay từ năm học 2013 - 2014, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng mô hình "Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong các trường học" triển khai đến 100% các trường trên địa bàn, trong đó tập trung chỉ đạo các trường là đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc thù của địa phương như: thành lập các câu lạc bộ múa xòe cổ, câu lạc bộ Kháp Thái, học chữ Thái cổ, tổ chức trò chơi dân gian ném còn, đẩy gậy....
Một tiết hoạt động lên lớp của các thầy cô giáo
Nghĩa Lộ là địa phương có trên 80% dân số là đồng bào dân tộc Thái. Để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, từ năm 2012, UBND thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ xây dựng Chương trình đưa bản sắc văn hóa vào trường học, trong đó có điệu múa xòe của dân tộc Thái. Là trường đầu tiên trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đưa múa xòe vào chương trình giảng dạy từ năm 2012, thầy và trò Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ đã tạo được nét sinh hoạt văn hóa múa xòe hằng tuần trong các hoạt động tập thể của trường. Trong giờ ra chơi với hơn 700 em học sinh cùng 22 giáo viên chủ nhiệm của Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ tay trong tay thể hiện các động tác của 6 điệu xòe cổ. Các em không chỉ đứng theo hàng hay di chuyển vòng tròn để trình diễn các điệu xòe cổ mà mỗi một khối lớp có một đội hình xòe riêng, khi đổi bài hát có sự di chuyển tạo hình khối có ý nghĩa theo chủ đề như chủ đề “Đất nước”, hay chủ đề “Bác Hồ- Người cho em tất cả”...
Em Cầm Thị Ánh, lớp 5a, Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ cho biết: Khi được biểu diễn trong vòng xòe, em cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc khi được biểu diễn 6 điệu xòe cổ của quê hương mình, qua đó em muốn góp phần nhỏ bé của mình để quảng bá 6 điệu xòe cổ của mình ra các địa phương khác.
Còn với cô giáo Chu Thị Tú Liên - Phó Hiệu trưởng Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ, cho biết: Để các giáo viên bộ môn giáo dục thể chất có thể hướng dẫn học sinh luyện tập điệu múa truyền thống của dân tộc Thái theo phương châm đúng, đẹp, Ban Giám hiệu Nhà trường đã phải tự tìm tòi, sưu tầm các bản nhạc, học các điệu múa xòe để về dạy cho các em. Ngoài ra, Nhà trường còn mời những nghệ nhân am hiểu sâu sắc về văn hóa dân tộc Thái, về những điệu múa xòe cổ, về truyền dạy tại trường.
Sau 7 năm triển khai thực hiện mô hình, đến nay toàn ngành Giáo dục thị xã có 22 đội múa xòe cổ trong đó có 07 đội bậc mầm non, 08 đội bậc tiểu học và 07 đội bậc THCS hoạt động đều đặn, thường xuyên phục vụ các hoạt động lớn của nhà trường, của ngành và thị xã. Từ năm 2015 đến nay 22 đội xòe của các nhà trường đã tham gia 112 hoạt động, trong đó có 02 hội thi múa xòe, 06 hoạt động lớn của thị xã, 11 hoạt động cấp phòng và 93 hoạt động cấp trường. Có 01 Câu lạc bộ xòe cổ là trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ thường xuyên tham gia giao lưu, biểu diễn tại các mô hình du lịch cộng đồng của xã. Điều đó tạo điều kiện cho học sinh được giao tiếp với người nước ngoài để tăng thêm vốn ngoại ngữ cho cá nhân học sinh, giúp các em mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trước đám đông. 100% các trường đều chỉ đạo các lớp thực hiện trang trí nhóm lớp theo hướng bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương, tiêu biểu như trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ, trường Mầm non Hoa Sen... Việc giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương với các phong trào học tập của các nhà trường, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức cho học sinh thi đua tìm hiểu, xây dựng các đề án nghiên cứu khoa học kỹ thuật như: Năm học 2016- 2017 có dự án "Bảo tồn Lễ Tằng Cẩu trong việc phát triển văn hóa du lịch Mường Lò" của trường TH&THCS Võ Thị Sáu, dự án "Một số đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làn điệu Khắp Thái" của trường TH&THCS Lê Hồng Phong đã đạt giải khuyến khích cấp tỉnh. Năm học 2017-2018 có dự án "Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nghề truyền thống thêu, dệt thổ cẩm Dân tộc Thái xã Nghĩa An - Thị xã Nghĩa Lộ" của trường TH&THCS Lê Hồng Phong; Năm học 2018- 2019 có dự án "Nâng cao giá trị, hiệu quả của di sản văn hóa phi vật thể - Xòe cổ Mường Lò trong các trường học thuộc khu vực đồng bào dân tộc Thái sinh sống" (đạt giải nhì cấp tỉnh, tham gia cấp quốc gia) của trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ.
Bà Lò Thị Tuyết Dung - Trưởng Phòng GD&ĐT thị xã cho biết: Việc triển khai thực hiện mô hình "Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong các trường học", các đơn vị trường đã chủ động xây dựng kế hoạch đồng thời đưa ra các giải pháp, lộ trình thực hiện cụ thể. Về cơ bản các nhà trường đều có những thuận lợi nhất định như hầu hết các trường đều có số lượng học sinh người dân tộc Thái chiếm số đông, khi thành lập các câu lạc bộ múa xòe, Khắp Thái hay học chữ Thái cổ cơ bản đã có lực lượng nòng cốt. Đội ngũ giáo viên năng động, nhiệt tình, trách nhiệm khi đóng vai trò là người hướng dẫn, khuyến khích học sinh tham gia giữ gìn các giá trị văn hóa địa phương.
Chính từ việc thực hiện giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương gắn với các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học trong các nhà trường, năm học 2018 - 2019 ngành Giáo dục thị xã có 166 học sinh lớp 8, 9 tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp thị xã. Trong đó có 71 học sinh đạt giải, 40 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh... Ngoài các thành tích về học tập, học sinh của thị xã còn tích cực tham gia và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong các hội thi, các hoạt động ngoài giờ như: Hội thi giáo dục kỹ năng sống, giải bóng đá Thiếu niên truyền thống ngành giáo dục, thi tin học trẻ, Nghi thức đội giỏi, liên hoan thiếu nhi nghèo vượt khó... đạt được nhiều thành tích cao.
Trong thời gian tới, để tiếp tục duy trì, thực hiện hiệu quả hơn việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong các trường học gắn với công tác khuyến học khuyến tài, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, Ngành GD&ĐT thị xã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trường, các tổ chức Đoàn, Đội tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ, gắn với các hoạt động ngoài giờ lên lớp và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đặc biệt gắn với việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngày càng đi vào chiều sâu. Tổ chức kết nạp đoàn viên, đội viên tại khu Di tích lịch sử văn hóa Căng - Đồn Nghĩa Lộ, khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước để giáo dục truyền thống cho học sinh. Hàng năm tổ chức giao lưu giữa các câu lạc bộ bảo tồn giá trị văn hóa của địa phương, thi trình diễn trang phục dân tộc, thi hát dân ca, múa xòe cổ....Đồng thời phối hợp với các nghệ nhân dân gian trên địa bàn tổ chức truyền dạy dân ca, dân vũ, chữ Thái cổ, tìm hiểu những nét sinh hoạt văn hóa dân gian như Hạn Khuống, Tết Xíp Xí, Lễ Tằng Cẩu... cho học sinh các trường, khuyến khích, duy trì việc giáo viên và học sinh mặc trang phục dân tộc trong các giờ chào cờ, các hoạt động chung của nhà trường và của ngành, đặc biệt là các trường thuộc 03 xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi và Nghĩa Phúc. Tiếp tục chỉ đạo các nhà trường tổ chức trang trí nhóm lớp theo hướng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương để thực hiện mô hình "Trường học du lịch" trong các năm tiếp theo.
1828 lượt xem
CTV: Bảo Anh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của địa phương, ngay từ năm học 2013 - 2014, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng mô hình "Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong các trường học" triển khai đến 100% các trường trên địa bàn, trong đó tập trung chỉ đạo các trường là đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc thù của địa phương như: thành lập các câu lạc bộ múa xòe cổ, câu lạc bộ Kháp Thái, học chữ Thái cổ, tổ chức trò chơi dân gian ném còn, đẩy gậy....Nghĩa Lộ là địa phương có trên 80% dân số là đồng bào dân tộc Thái. Để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, từ năm 2012, UBND thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ xây dựng Chương trình đưa bản sắc văn hóa vào trường học, trong đó có điệu múa xòe của dân tộc Thái. Là trường đầu tiên trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đưa múa xòe vào chương trình giảng dạy từ năm 2012, thầy và trò Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ đã tạo được nét sinh hoạt văn hóa múa xòe hằng tuần trong các hoạt động tập thể của trường. Trong giờ ra chơi với hơn 700 em học sinh cùng 22 giáo viên chủ nhiệm của Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ tay trong tay thể hiện các động tác của 6 điệu xòe cổ. Các em không chỉ đứng theo hàng hay di chuyển vòng tròn để trình diễn các điệu xòe cổ mà mỗi một khối lớp có một đội hình xòe riêng, khi đổi bài hát có sự di chuyển tạo hình khối có ý nghĩa theo chủ đề như chủ đề “Đất nước”, hay chủ đề “Bác Hồ- Người cho em tất cả”...
Em Cầm Thị Ánh, lớp 5a, Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ cho biết: Khi được biểu diễn trong vòng xòe, em cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc khi được biểu diễn 6 điệu xòe cổ của quê hương mình, qua đó em muốn góp phần nhỏ bé của mình để quảng bá 6 điệu xòe cổ của mình ra các địa phương khác.
Còn với cô giáo Chu Thị Tú Liên - Phó Hiệu trưởng Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ, cho biết: Để các giáo viên bộ môn giáo dục thể chất có thể hướng dẫn học sinh luyện tập điệu múa truyền thống của dân tộc Thái theo phương châm đúng, đẹp, Ban Giám hiệu Nhà trường đã phải tự tìm tòi, sưu tầm các bản nhạc, học các điệu múa xòe để về dạy cho các em. Ngoài ra, Nhà trường còn mời những nghệ nhân am hiểu sâu sắc về văn hóa dân tộc Thái, về những điệu múa xòe cổ, về truyền dạy tại trường.
Sau 7 năm triển khai thực hiện mô hình, đến nay toàn ngành Giáo dục thị xã có 22 đội múa xòe cổ trong đó có 07 đội bậc mầm non, 08 đội bậc tiểu học và 07 đội bậc THCS hoạt động đều đặn, thường xuyên phục vụ các hoạt động lớn của nhà trường, của ngành và thị xã. Từ năm 2015 đến nay 22 đội xòe của các nhà trường đã tham gia 112 hoạt động, trong đó có 02 hội thi múa xòe, 06 hoạt động lớn của thị xã, 11 hoạt động cấp phòng và 93 hoạt động cấp trường. Có 01 Câu lạc bộ xòe cổ là trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ thường xuyên tham gia giao lưu, biểu diễn tại các mô hình du lịch cộng đồng của xã. Điều đó tạo điều kiện cho học sinh được giao tiếp với người nước ngoài để tăng thêm vốn ngoại ngữ cho cá nhân học sinh, giúp các em mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trước đám đông. 100% các trường đều chỉ đạo các lớp thực hiện trang trí nhóm lớp theo hướng bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương, tiêu biểu như trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ, trường Mầm non Hoa Sen... Việc giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương với các phong trào học tập của các nhà trường, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức cho học sinh thi đua tìm hiểu, xây dựng các đề án nghiên cứu khoa học kỹ thuật như: Năm học 2016- 2017 có dự án "Bảo tồn Lễ Tằng Cẩu trong việc phát triển văn hóa du lịch Mường Lò" của trường TH&THCS Võ Thị Sáu, dự án "Một số đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làn điệu Khắp Thái" của trường TH&THCS Lê Hồng Phong đã đạt giải khuyến khích cấp tỉnh. Năm học 2017-2018 có dự án "Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nghề truyền thống thêu, dệt thổ cẩm Dân tộc Thái xã Nghĩa An - Thị xã Nghĩa Lộ" của trường TH&THCS Lê Hồng Phong; Năm học 2018- 2019 có dự án "Nâng cao giá trị, hiệu quả của di sản văn hóa phi vật thể - Xòe cổ Mường Lò trong các trường học thuộc khu vực đồng bào dân tộc Thái sinh sống" (đạt giải nhì cấp tỉnh, tham gia cấp quốc gia) của trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ.
Bà Lò Thị Tuyết Dung - Trưởng Phòng GD&ĐT thị xã cho biết: Việc triển khai thực hiện mô hình "Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong các trường học", các đơn vị trường đã chủ động xây dựng kế hoạch đồng thời đưa ra các giải pháp, lộ trình thực hiện cụ thể. Về cơ bản các nhà trường đều có những thuận lợi nhất định như hầu hết các trường đều có số lượng học sinh người dân tộc Thái chiếm số đông, khi thành lập các câu lạc bộ múa xòe, Khắp Thái hay học chữ Thái cổ cơ bản đã có lực lượng nòng cốt. Đội ngũ giáo viên năng động, nhiệt tình, trách nhiệm khi đóng vai trò là người hướng dẫn, khuyến khích học sinh tham gia giữ gìn các giá trị văn hóa địa phương.
Chính từ việc thực hiện giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương gắn với các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học trong các nhà trường, năm học 2018 - 2019 ngành Giáo dục thị xã có 166 học sinh lớp 8, 9 tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp thị xã. Trong đó có 71 học sinh đạt giải, 40 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh... Ngoài các thành tích về học tập, học sinh của thị xã còn tích cực tham gia và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong các hội thi, các hoạt động ngoài giờ như: Hội thi giáo dục kỹ năng sống, giải bóng đá Thiếu niên truyền thống ngành giáo dục, thi tin học trẻ, Nghi thức đội giỏi, liên hoan thiếu nhi nghèo vượt khó... đạt được nhiều thành tích cao.
Trong thời gian tới, để tiếp tục duy trì, thực hiện hiệu quả hơn việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong các trường học gắn với công tác khuyến học khuyến tài, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, Ngành GD&ĐT thị xã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trường, các tổ chức Đoàn, Đội tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ, gắn với các hoạt động ngoài giờ lên lớp và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đặc biệt gắn với việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngày càng đi vào chiều sâu. Tổ chức kết nạp đoàn viên, đội viên tại khu Di tích lịch sử văn hóa Căng - Đồn Nghĩa Lộ, khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước để giáo dục truyền thống cho học sinh. Hàng năm tổ chức giao lưu giữa các câu lạc bộ bảo tồn giá trị văn hóa của địa phương, thi trình diễn trang phục dân tộc, thi hát dân ca, múa xòe cổ....Đồng thời phối hợp với các nghệ nhân dân gian trên địa bàn tổ chức truyền dạy dân ca, dân vũ, chữ Thái cổ, tìm hiểu những nét sinh hoạt văn hóa dân gian như Hạn Khuống, Tết Xíp Xí, Lễ Tằng Cẩu... cho học sinh các trường, khuyến khích, duy trì việc giáo viên và học sinh mặc trang phục dân tộc trong các giờ chào cờ, các hoạt động chung của nhà trường và của ngành, đặc biệt là các trường thuộc 03 xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi và Nghĩa Phúc. Tiếp tục chỉ đạo các nhà trường tổ chức trang trí nhóm lớp theo hướng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương để thực hiện mô hình "Trường học du lịch" trong các năm tiếp theo.